xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
Trong thời gian thực tập tìm hiểu quá trình kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, bằng các cách thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thu thập được. Đồng thời các kết quả điều tra, phỏng vấn được đem ra so sánh, từ đó em nhận thấy hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty có những điểm mạnh cần được phát huy và cũng còn khá nhiều hạn chế cần phải có những phương hướng để hoàn thiện.
Năm 2010 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về tài chính – giá cả; đầu năm một số mặt hàng thiết yếu và nguyên nhiên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất, cước phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng tăng cao, thêm vào đó tình hình lạm phát kéo dài và điện lưới cung cấp cho sản xuất kinh doanh bị thiếu, bị cắt nhiều ngày trong quý II và III/2010. Thêm nữa, đến giữa năm một số nền kinh tế lớn trên thế giới rơi vào suy thoái khủng hoảng, sức mua trên thị trường giảm theo đã gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty gặp khá nhiều thách thức, tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam và USD trong nhiều tháng không có lợi cho nhập khẩu các sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng sản phẩm,… của các Công ty xuất nhập khẩu khác, đặc biệt là GC. Tình hình biến động tỷ giá USD/VND biến thiên khó lường càng gây ra cho Công ty những khó khăn nhất định. Song với tinh thần vượt khó, lãnh đạo Công ty đã kịp thời đề ra nhiều giải pháp thích hợp và đã động viên toàn thể cán bộ công nhân viên cùng chia sẻ khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, phát huy tối đa các nguồn lực để thực hiện hoàn thành có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà đại hội đồng cổ đông Công ty đã đề ra.
* Những thành công của Công ty trước sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu:
Nhìn chung, hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của Công ty ký kết với các đối tác trong nước và nước ngoài đều được thực hiện. Các chỉ tiêu tài chính đặt ra đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng, quy mô nhập khẩu lớn hơn.
Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, là bạn hàng của cả trong và ngoài nước. Vì vậy nguồn cung ứng cho hoạt động kinh doanh của Công ty được thực hiện liên tục, tình trạng khan hiếm hầu như không có.
Do tác động của tỷ giá cho nên chi phí kinh doanh của Công ty tăng cao, do đó Công ty đã lấy chất lượng sản phẩm để bù đắp cho chi phí. Bên cạnh việc tìm các nguồn hàng có chất lượng cao, phù hợp với những tiêu chuẩn yêu cầu đó, Công ty đã đầu tư cho nhân viên đi công tác nước ngoài để tìm những nguồn hàng có giá tốt. Tăng cường khả năng cạnh tranh về giá, tìm các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phù hợp.
* Những hạn chế:
Bên cạnh những thành công đã đạt được là những tồn tại mà Công ty cần phải điều chỉnh trong thời gian tới.
Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, thu thập và xử lí thông tin còn kém và thụ động. Do năng lực của đội ngũ nhân viên chuyên thu thập và xử lí thông tin thị trường còn hạn chế. Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu thị trường và phòng tránh những rủi ro của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc phản ứng trước những thay đổi về chính sách tiền tệ của Nhà nước của Công ty vẫn còn khá chậm, chưa đáp ứng được với quy mô của Công ty.
Do trước kia là Công ty nhà nước nên công tác quản lí còn mang tính bao cấp cho nên giảm sự phát huy sáng tạo của các nhân viên.
Công ty chưa có cách xác định quy mô lô hàng sao cho có hiệu quả tránh được sự lãng phí khi thiếu hàng bán hoặc nhập quá nhiều gây ứ đọng vốn.
Là một Công ty phải nhập nhiều hàng hóa phục vụ cho kinh doanh hàng nhập khẩu, do đó Công ty vẫn gặp một số hạn chế trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu mà nguyên nhân chính là vấn đề tỷ giá. Đối với những hợp đồng đã
được ký kết, bất kỳ sự biến động bất thường nào của tỷ giá cũng ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện hợp đồng và chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán khi mà tỷ giá biến động khó dự đoán như hiện nay.
Với những bất cập nêu trên, trong thời gian tới Công ty phải đưa ra được những điều chỉnh hợp lí và có những phương pháp quản lí phù hợp giúp Công ty có thể giảm được chi phí trong hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận, tiền lương của cán bộ công nhân viên.
3.2. Dự báo triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn trong thời gian tới