2.2.1.1. Phân tích khái quát về tài sản nhằm:
- Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản công ty hiện tại.
4
0
Bảng 2.6: Phân tích tình hình tài sản của công ty năm 2010 so với năm 2009
ĐVT: 1000 đ
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 25,437,321 41.61 20,191,954 19.93 -5,245,367 -21.68
1.Tiền và các khoản tương đương tiền 2,414,088 9.49 1,403,754 6.95 -1,010,334 -2.54
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1,000,000 3.93 3,200,000 15.58 2,200,000 11.92
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 7,533,570 29.62 2,401,149 11.89 -5,132,421 -17.72
4. Hàng tồn kho 11,484,892 45.15 11,531,442 57.11 46,550 11.96
5.Tài sản ngắn hạn khác 3,004,771 11.81 1,655,609 8.20 -1,349,162 -3.61
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 35,689,835 58.39 81,105,296 80.07 45,415,461 21.68
1. Các khoản phải thu dài hạn 5,243,840 14.69 0 0.00 -5,243,840 -14.69
2. Tài sản cố định 3,732,945 10.46 55,126,505 67.97 51,393,560 57.51
3. Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0 0.00
4. Đầu tư tài chính dài hạn 26,713,050 74.85 25,375,440 31.29 -1,337,610 -43.56
5. Tài sản dài hạn khác 0 0.00 603,351 0.74 603,351 0.74
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 61,127,156 100.00 101,297,250 100.00 40,170,095 0.00
Nhận xét:
Tổng giá trị tài sản năm 2010 tăng lên 40,170,095 nghìn đồng điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh, quy mô về vốn tăng lên. Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn giảm 5,245,367,000 đồng; tỷ trọng giảm 21.68% so với năm 2009 là do:
• Vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong năm 2010 giảm 1,010,334,000 đồng, tỷ trọng giảm 2.54% so với năm 2009 cho thấy doanh nghiệp giảm lượng tiền mặt thanh toán cho khách hàng.
• Đầu tư tài chính ngắn hạn doanh nghiệp năm 2010 tăng 2,200,000,000
đồng, tăng 11.92% so với năm 2009.
• Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 5,132,421,000 đồng, tỷ trọng giảm 17.72% chứng tỏ doanh nghiệp tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, làm giảm lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán.
• Hàng tồn kho tăng 46,550,000 đồng, tỷ trọng tăng 11.96% cho thấy công
ty có chiến lược giữ hàng chờ sang đầu năm 2011 tung ra thị trường. Vì thời điểm đầu năm rất hút hàng, hầu như các đối thủ của công ty không còn hàng nữa. Đây là kinh nghiệm rút ra từ các năm trước. Và thực tế sang đầu năm 2011 xảy ra đúng như vậy. Điều này chứng tỏ chiến lược tồn kho của công ty hiệu quả.
• Tài sản ngắn hạn khác giảm 1,349,162,000 đồng, tỷ trọng giảm 3.61% so
với năm 2009. Do ký quỹ thanh toán L/C với Ngân hàng để thanh toán với đối tác ở nước ngoài giảm. Cho thấy công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá rất lớn nhưng cân đối lượng vốn ứ đọng ở một tỷ trọng nhỏ và quan hệ tốt với Ngân hàng.
- Tài sản dài hạn tăng 45,415,461,000 đồng, tỷ trọng tăng 21.68% so với năm 2009, trong đó:
• Các khoản phải thu dài hạn giảm 5,243,840,000 đồng.
• Tài sản cố định tăng 51,393,560,000 đồng, tỷ trọng tăng 57.51% so với
năm 2009. Điều này chứng tỏ qui mô kinh doanh tăng. Công ty chưa đầu tư bất động sản dài hạn.
• Đầu tư tài chính dài hạn giảm 1,337,610,000 đồng, do công ty trích lập
thêm dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn với số tiền 1,337,610,000 đồng. Tỷ trọng giảm 43.56%. Công ty đầu tư cổ phiếu của các công ty sau: Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng TMCP Việt Á, Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt, Tổng Công ty TM Sài Gòn.
• Tài sản dài hạn khác của công ty tăng 603,351,000 đồng, tỷ trọng tăng
0.74%.
2.2.1.2. Phân tích khái quát về nguồn vốn
Phân tích khái quát về nguồn vốn nhằm:
- Đánh giá tính hợp lý và hợp pháp nguồn vốn của công ty. - Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của công ty
4
3
Bảng 2.7: Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty năm 2010 ĐVT: 1,000 đồng
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
A. Nợ phải trả 48,637,141 79.57 84,100,141 83.02 35,463,000 3.46
I. Nợ ngắn hạn 48,621,201 99.97 83,987,072 99.87 35,365,871 -0.10
II. Nợ dài hạn 15,940 0.03 113,069 0.13 97,129 0.10
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 12,490,015 20.43 17,197,109 16.98 4,707,094 -3.46
I. Vốn chủ sở hữu 12,204,527 97.71 17,071,070 99.27 4,866,543 1.55
II. Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác 285,488 2.29 126,039 0.73 -159,449 -1.55
Tổng nguồn vốn 61,127,156 100.00 101,297,250 100.00 40,170,094 0.00
Nhận xét: Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2010 tăng 40,170,094 nghìn đồng tăng 65.72% so với năm 2009 chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt hơn nguyên nhân là do:
• Do nợ phải trả tăng 35,463,000 nghìn đồng, tỷ trọng tăng 3.46%. Đây là
biểu hiện chứng tỏ khả năng chiếm dụng vốn của công ty so với công ty khác tốt và chủ yếu tăng do nợ ngắn hạn tăng 35,365,871 nghìn đồng do phải trả người bán hàng hoá và người mua trả tiền trước nhưng tỷ trọng giảm 0.10% so với năm 2009; nợ dài hạn thì tăng 97,129 nghìn đồng tỷ trọng tăng 0.10%.
• Do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4,707,094 nghìn đồng và nhưng tỉ suất
đầu tư giảm 3.46% đây là biểu hiện tính tự chủ về tài chính của công ty chưa được nâng cao hơn, nhưng công ty hoàn toàn chủ động trong hoạt động của mình, các họat động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Nguồn vốn chủ sở hữu biến động do các yếu tố sau:
+ Do vốn chủ sở hữu tăng lên 4,866,543 nghìn đồng, tăng 39.87%.
+ Do nguồn vốn kinh phí và quỹ khác giảm 159,449 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 55.85%.
• Nợ phải trả tăng trong khi tổng nguồn vốn tăng và vốn chủ sở hữu tăng
lên là biểu hiện không tốt lắm về tình hình tài chính của công ty. Nguồn vốn của công ty tăng gần gấp đôi nhưng chủ yếu là do vay nợ, chiếm dụng vốn nên chưa chủ động trong nguồn vốn tốt.
4
5
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và trên chi phí của công ty
ĐVT: 1,000 đ
Chênh lệch
2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1. Tổng doanh thu 24,796,015 40,919,573 95,463,742 16,123,558 65.02 54,544,169 133.30 DTBH & CCDV 22,883,769 40,128,352 93,949,516 17,244,583 75.36 53,821,164 134.12 DT hoạt động TC 1,803,951 535,815 1,277,343 -1,268,136 -70.30 741,528 138.39 Thu nhập khác 108,295 255,406 236,883 147,111 135.84 -18,523 -7.25 2. Chi phí HĐSXKD 22,522,871 38,959,774 90,305,351 16,436,903 72.98 51,345,577 131.79 GVHB 14,231,082 28,526,561 73,615,889 14,295,479 100.45 45,089,328 158.06 CPBH 5,230,476 6,118,855 8,536,337 888,379 16.98 2,417,482 39.51 CPQLDN 1,905,807 2,544,193 4,947,160 638,386 33.50 2,402,967 94.45 CPTC 1,117,645 1,768,575 3,019,632 650,930 58.24 1,251,057 70.74 CP khác 37,861 1,590 186,333 -36,271 -95.80 184,743 11619.06 3.Tổng tài sản bq 15,172,531 37,527,245 81,212,207 22,354,714 147.34 43,684,962 116.41 4. Vốn chủ sở hữu bq 12,312,526 12,131,779 14,637,799 -180,747 -1.47 2,506,020 20.66 5. Lợi nhuận sau thuế 1,984,261 1,664,731 4,866,544 -319,530 -16.10 3,201,813 192.33
6. Tỷ suất LN/ DT(6)=(5)/(1) 8.00 4.07 5.10 -3.93 -49.13 1.03 25.31
7. Tỷ suất LN/ CP(7)=(5)/(2) 8.81 4.27 5.39 -4.54 -51.53 1.12 26.23
8. Tỷ suất LN/TS(8)=(5)/(3) 13.08 4.44 5.99 -8.64 -66.08 1.56 35.08
9. Tỷ suất LN/ VCSH (9) =
(5) / (4) 16.12 13.72 33.25 -2.39 -14.85 19.52 142.28
24,796 40,919 95,463 22,522 38,959 90,305 1,984 1,664 4,866 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu CP HĐSXKD Tổng TS bq VCSH bq LNST 0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ suất LN/DT Tỷ suất LN/CP Tỷ suất LN/TS Tỷ suất LN/VCSH
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và trên chi phí của công ty
Nhận xét:
• Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Qua bảng 2.8 ta thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh năm 2010 và năm 2009 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm vì bị ảnh hưởng của chính sách, một phần khủng hoảng kinh tế và biến động của tỷ giá hối đoái, lợi nhuận sau thuế giảm hơn năm 2008 là 319,530 nghìn đồng tương ứng giảm 16.1%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 giảm 3.93% so với năm 2008, nhưng sang năm
2010 tỷ suất này tăng lên 5.1% cao hơn 1.03% so với năm 2009. Chứng tỏ là năm 2010 cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty thì có 5.1 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tăng lại năm 2010 nhưng so với năm 2008 thì vẫn còn thấp cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm và công ty nên coi lại các khoản chi phí mà mình đã bỏ ra và nên có kế hoạch, chính sách để làm giảm chi phí để mức lợi nhuận được tăng lên. Trong đó biến động của tỷ giá hối đoái đã tác động làm tăng chi phí nhập hàng đẩy giá vốn hàng bán tăng cao.
• Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cũng giảm năm 2009 và tăng trở lại năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn năm 2008. Do chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng qua các năm và năm 2010 chi phí tăng lên rõ rệt nhất là do giá nhập khẩu hàng hoá tăng lên vì chịu sự tác động của giá xăng dầu và tỷ giá hối đoái tăng làm giá vốn hàng bán tăng lên nên chi phí năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 51,345,577 nghìn đồng tương ứng tăng 131.79%. Năm 2010 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 5.39 đồng lợi nhuận sau thuế và giảm hơn so với năm 2008 cho thấy công ty làm ăn hiệu quả chưa cao.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Trong bảng 2.8 ta thấy bình quân cứ 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 5.99 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010 và 4.44 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm năm 2009 và tăng trở lại năm 2010 do lợi nhuận giảm năm 2009. Và cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả.
• Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2008 là 16.12%, năm 2009 là 13.72 và năm 2010 là 33.25% .Cho thấy bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 33.25 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010 và tăng so với năm 2008 và năm 2009. Cho thấy công ty phát huy hiệu quả vốn chủ sở hữu trong những năm gần đây.
Qua bảng 2.8 ta thấy các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đều có xu hướng tăng vào năm 2010 cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và cho thấy dấu hiệu tài chính đang dần tốt lên. Nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 do những năm nay là thời kỳ lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tất cả các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều, đặc biệt công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên bị ảnh hưởng lớn nhất là sự biến động của tỷ giá hối đoái.
4
9
Bảng 2.9: Vòng luân chuyển Tài sản, VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm 2008-2010
Năm Chênh lêch
2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần Nghìn
đồng 22,763,369 39,956,786 93,657,672 17,193,417 75.53 53,700,886 134.40 2. Tổng tài sản bq Nghìn đồng 15,172,531 37,527,245 81,212,207 22,354,714 147.34 43,684,962 116.41 3. Vốn cố định bq Nghìn đồng 8,392,352 21,513,453 58,397,567 13,121,101 156.35 36,884,114 171.45 4.Vốn lưu động bq Nghìn đồng 6,780,179 16,013,792 22,814,640 9,233,613 136.19 6,800,848 42.47
5. Lợi nhuận sau thuế Nghìn
đồng 1,984,261 1,664,731 4,866,544 -319,530 -16.10 3,201,813 192.33
6.Số vòng quay tài sản (6) = (1) / (2) vòng 1.50 1.06 1.15 -0.44 -29.03 0.09 8.31
7. Hiệu suất sử dụng VCĐ(7)=(1)/(3) 2.71 1.86 1.60 -0.86 -31.53 -0.25 -13.65
8.Hiệu quả sử dụng VCĐ(8)=(5)/(3) 0.24 0.07 0.08 -0.16 -67.27 0.01 7.69
9.Số vòng quay VLĐ (9)=(1)/(4) vòng 3.36 2.50 4.11 -0.86 -25.68 1.61 64.53
10.Số ngày của một vòng quay VLĐ(10)=360/(9) ngày 107.23 144.28 87.69 37.05 34.55 -56.59 -39.22
11.Hệ số đảm nhiệm VLĐ(11)=(4)/(1) lần 0.30 0.40 0.24 0.10 34.55 -0.16 -39.22
12.Hiệu quả sử dụng VLĐ(12)=(5)/(4) 0.29 0.10 0.21 -0.19 -64.48 0.11 105.19
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
+ Năm 2008 số vòng quay tài sản là 1.5 vòng lớn hơn 1 là có hiệu quả và cho thấy bình quân 1 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1.5 đồng doanh thu.
+ Năm 2009 số vòng quay tài sản là 1.06 vòng giảm hơn năm 2008 là 0.44 vòng tương đương giảm 29.03% và bình quân 1 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thu lại 1.06 đồng doanh thu. Vì năm nay là năm chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu nên doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhưng giảm không đáng kể.
+ Năm 2010 số vòng quay tài sản là 1.15 vòng cao hơn năm 2009 là 0.09 vòng tương ứng 8.31% nhưng vẫn thấp hơn năm 2008, cho thấy công ty làm ăn hiệu quả trở lại, bình quân một đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh năm 2010 thu lại 1.15 đồng doanh thu.
Nhìn chung tài sản đem vào sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả nhưng cần phát huy hơn nữa để số vòng luân chuyển càng cao vì càng cao càng nói lên khả năng đưa tài sản của công ty vào kinh doanh càng tốt.
Hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn cố định
+ Năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 2.71 tức là bình quân 1 đồng vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 2.71 đồng doanh thu và thu được 0.24 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 2009 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1.86 tức là bình quân 1 đồng vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 1.86 đồng doanh thu thấp hơn năm 2008 là 0.86 đồng do mức tăng vốn cố định cao hơn doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cũng giảm hơn năm 2008, tức là bình quân 1 đồng vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thì chỉ thu được 0.07 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 2010 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1.6 giảm hơn năm 2009 là 0.25 do tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng vốn cố định. Nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định cao hơn năm 2009 do lợi nhuận sau thuế tăng lên, bình quân 1 đồng vốn cố định bỏ ra thu được 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế.
Nhìn chung hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm qua các năm và giảm nhiều vào năm 2009, sang năm 2010 có xu hướng tăng trở lại do doanh thu và lợi nhuận năm 2010 tăng. Doanh nhiệp đã bắt đầu vượt lên cùng với sự tăng trưởng của ngành và nền kinh tế. Nhưng vẫn còn chịu tác động mạnh của biến động tỷ giá hối đoái.
Luân chuyển vốn lưu động
- Số vòng quay vốn lưu động: Qua bảng phân tích trên ta thấy số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm năm 2009 nhưng tăng trở lại sau đó. Điều này cho thấy hiệu quả thu lại cao hơn, bình quân 1 đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong năm 2008 thu được 3.36 đồng doanh thu và năm 2009 giảm còn 2.5 đồng nhưng năm 2010 lại tăng lên 4.11 đồng doanh thu.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng làm cho số ngày của một vòng quay giảm xuống là điều hiển nhiên. Số ngày của một kỳ luân chuyển giảm năm 2010 cho thấy tốc độ luân chyển vốn nhanh hơn.