Công tác phối hợp với cha mẹ trẻ:

Một phần của tài liệu skkn công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non liên thủy, thuộc huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 38)

III. một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổ

6. công tác phối hợp với cha mẹ trẻ:

Đầu năm học muốn có kết qủa tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc

giáo dục trẻ, nhà trường triển khai họp phụ huynh giữa các lớp, để bàn và thống nhất với cha mẹ trẻ về nội dung của lớp. Thống nhất các hình thức và biện pháp phối hợp cụ thể giữa hội cha mẹ và lớp trong từng giai đoạn và cả năm học. Lập hồ sơ liên kết chăm sóc - giáo dục trẻ giữa gia đình và lớp.

Lập kế hoạch theo dõi, trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ của trẻ.

- Ví dụ: Vào đầu năm học, cô giáo thông báo với phụ huynh của lớp về

nội quy như sau:+ Động viên con đi học đêu, đưa đón con đúng giờ quy định của nhà trường. Ghi rỏ tên con vào các đồ dùng riêng, ba lô, dày dép, mũ...quan tâm và dạy dổ con những nề nếp, thói quen văn minh, lịch sự:

Chào hỏi, biết cám ơn, xin lỗi, biết vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường. Đóng góp các khoản kinh phí theo quy định.

- Tổ chức họp với cha mẹ của lớp theo định kỳ, Trong buổi họp giáo

viên thông báo kĩ hơn về nội dung hoạt động của lớp, trao đổi với cha mẹ

về kinh nghiệm chăm, sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa hoc về

nuôi dạy trẻ, giải đáp những thức mắc cho cha mẹ trẻ khi cần thiết

- Trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ, cô

thông báo nhanh về tình hình của trẻ trong ngày, hỏi han về tình hình của

trẻ ở nhà, nghe cha mẹ trao đổi những điều cần chú ý của mổi trẻ. Tôi nhắc

giáo viên cần lưu ý thêm: Trong từng lớp giáo viên chủ động xây dựng mối

quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, cung cấp các câu chuyện, bài thơ, trò chơi, chữ cái, chữ số có trong chương

- Đặc biệt trong tháng 5: tổ chức tuyên truyền sâu rộng hơn về nội dung:

“Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”, được tiến hành thường xuyên và liên tục ở

mọi lúc mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng, giáo viên, gia đình, nhà

trường và toàn xã hội, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có hiệu quả, cần chú ý

các biện pháp sau:

+ Tổ chức tốt các tiết học và các hoạt động của trẻ ở trường mầm non

+ Phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục của gia đình với giáo dục của trường

mầm non, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo.

+ Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa giáo dục của trường mầm non

với giáo dục của trường phổ thông cơ sỡ.

+ Vấn đề kiểm tra đầu vào chuyển trẻ mãu giáo lớn vào lớp một: Đây là vấn đề cần phải làm của giáo viên, để trẻ có đủ điều kiện như: Trẻ phát âm đúng 29 chữ cái và 10 chữ số, trẻ biết nhận biết, đếm đúng, tạo các nhóm đối tượng trong phạm vi 10, phân biệt được khối cầu, khối trụ, khối vuông

và khối chử nhật, biểt hát múa, đọc thơ, kể chuyện, xếp hàng ra vào lớp,

giáo viên kiểm tra trẻ, giáo viên tiểu học giám sát và ghi kết quả của trẻ vào phiếu, nếu trẻ không học thuộc các nội dung trẻn, thì giáo viên mầm non

phải bồi dưỡng trong hè, để giáo viên tiểu học nghiệm thu, lúc đó cháu mới có điều kiện vào học trường tiểu học

Một phần của tài liệu skkn công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non liên thủy, thuộc huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)