Tiền sử và các yếu tố liên quan đến bệnh

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư bàng quang nông tại bệnh viện k (2006-2008) (Trang 67 - 69)

Bệnh UTBQ có thể gặp trong tất cả các ngành nghề, tỉ lệ bệnh nhân làm nghề nông gặp nhiều nhất chiếm 42,8%, Theo Vũ Văn Lại là 61,1%. Mặc dù ở n−ớc ta có đến 80% dân số làm nông nghiệp nh−ng với tỉ lệ trên cho thấy tỉ lệ này không đủ để kết luận nông dân có tỉ lệ mắc cao hơn các bệnh nhân làm việc ở các ngành nghề khác, nh−ng ít nhiều cũng có mối liên quan đến hoá chất nông nghiệp. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 1 bệnh nhân làm công nhân nhà máy chế tạo bút chì, 1 bệnh nhân làm khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Hải D−ơng.

Về tiền sử liên quan tới ung th− bàng quang, các nghiên cứu đều thấy rằng thuốc thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung th− bàng quang bởi vì những chất hoá học sinh ung th− (carcinogens) chứa trong thuốc lá thải tập trung qua n−ớc tiểu và gây tổn th−ơng niêm mạc bàng quang. Những tổn th−ơng này làm tăng nguy cơ gây đột biến gen sinh ung th−. Ng−ời hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung th− bàng quang cao gấp hai lần so với ng−ời không hút thuốc lá. Nguy cơ này tăng tỉ lệ thuận với số điếu hút trong một ngày và số năm hút thuốc. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 49 bệnh nhân trong đó có 33 bệnh nhân nam, số bệnh nhân nam nghiện huốc lá và có thời gian hút từ 5 năm trở lên là 21 BN chiếm 63,6%.

Các hoá chất trong nông nghiệp: Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp tăng sử dụng các hoá chất điều đó có thể là yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ bệnh, ảnh h−ởng tới sự gia tăng của bệnh ung th− bàng quang, tuy nhiên ch−a có bằng chứng rõ rệt, cần tiếp tục đ−ợc nghiên cứụ

Tiền sử bệnh, trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu tiền sử mắc bệnh viêm bàng quang msn tính, hay gia đình có ng−ời bị ung th− không rõ ràng.

Trong 49 BN đa số bệnh nhân có tiền sử u lần đầu 41/49BN chiếm 83,7%, BN đến viện tái phát lần 1 có 3 BN (6,1%), có 5 BN tái phát lần 2 trở lên (10,2%).

Những bệnh nhân u lần đầu có tiên l−ợng tốt hơn những bệnh nhân có u tái phát, đặc biệt là tái phát nhiều lần. Herr H.W.và cộng sự (2006) [54] cho rằng ung th− bàng quang nông có thể cắt nội soi đ−ợc nhiều lần, nh−ng tiền sử tái phát (số lần tái phát) làm tăng nguy cơ phát triển thành ung th− xâm lấn. Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân dù u lần đầu hay có tiền sử tái phát vẫn ở giai đoạn ung th− bàng quang nông vì vậy chúng tôi vẫn tiến hành điều trị bằng phẫu thuật nội soi và điều trị bổ trợ tại chỗ.

4.1.3. Lý do vào viện và thời gian phát hiện bệnh

Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đến viện vì đái máu, chiếm tỉ lệ 77,6%. Theo ghi nhậ của Đỗ Tr−ờng Thành [20] thì lý do đái máu là 91,2%.Trong nghiên cứu của Nguyễn Bửu Triều triệu chứng đái máu th−ờng gặp chiếm 96,78%. Vì vậy nếu gặp bệnh nhân có triệu chứng đái máu thì đừng vội kết luận viêm bàng quang, viêm đ−ờng tiết niệu…nếu ch−a loại trừ đ−ợc ung th− bàng quang, cần thăm khám lâm sàng và làm siêu âm, nội soi để chẩn đoán xác định tránh bỏ sót những bệnh nhân ở giai đoạn sớm.

Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện đa số trong vòng 3 tháng, sớm nhất là một tháng và muộn nhất là 18 tháng (bảng 3.4). Kết quả này cho thấy bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đến viện khi bệnh ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân th−ờng đ−ợc điều trị một vài đợt với chẩn đoán viêm bàng quang, viêm

đ−ờng tiết niệu có tr−ờng hợp bệnh nhân đến viện khi xuất hiện u tái phát, biểu hiện lâm sàng chủ yếu đái máu trở lại hoặc đi khám định kỳ sau điều trị phát hiện ra u tái phát.

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư bàng quang nông tại bệnh viện k (2006-2008) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)