5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và suy giảm sản xuất trong nƣớc làm cho thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc giảm mạnh, ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là đối với các sản phẩm có giá trị cao, đóng góp lớn cho giá trị SXCN toàn tỉnh nhƣ chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí …
Giá cả nguyên, nhiên vật liệu, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất tín dụng biến động mạnh và áp lực cạnh tranh gay gắt đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất (nhất là các ngành sử dụng nguyên liệu nhập từ nƣớc ngoài nhƣ cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày...).
Xuất phát điểm về quy mô, trình độ công nghệ, trình độ quản lý và trình độ của đội ngũ công nhân lao động còn ở mức thấp. Hệ thống cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhất là các sản phẩm xuất khẩu, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ phát triển công nghiệp.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với điểm xuất phát thấp do sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ƣu thế.
Địa kinh tế của tỉnh không thuận lợi nhƣ một số tỉnh trong khu vực, các tuyến quốc lộ qua tỉnh đang trong quá trình cải tạo nâng cấp nên việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Việc quy hoạch xây dựng vùng, điều chỉnh quy hoạch chung các huyện, thành phố, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp của tỉnh tiến hành chậm.
Thủ tục hành chính đã đƣợc đơn giản hóa ở cấp tỉnh, nhƣng với cấp huyện còn chậm đƣợc giải quyết, có trƣờng hợp đùn đẩy giữa các cơ quan chức năng, làm nản lòng nhà đầu tƣ. Cho đến thời điểm này, khi Khu công nghiệp Long Bình An đã hình thành đƣợc ba năm, nhƣng vẫn chƣa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý. Nếu một nhà đầu tƣ muốn vào khu công nghiệp thì sau khi có chủ trƣơng, doanh nghiệp phải tự "gõ cửa" từng sở, ban, ngành để lo các thủ tục từ xin cấp giấy phép, trình thẩm định dự án,... dẫn đến mất nhiều thời gian lo thủ tục hành chính, gây tâm lý ngại ngần cho các nhà đầu tƣ.
Nguồn kinh phí hỗ trợ cho phát triển cụm công nghiệp rất thấp (300 triệu đồng cho công tác quy hoạch, 3 tỷ đồng cho hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng)... việc đầu tƣ nhỏ giọt theo từng năm nên khó triển khai, tiến độ đầu tƣ kéo dài. Các huyện cũng chƣa chủ động trong vấn đề huy động vốn từ các nguồn khác cho việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau một thời gian hình thành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp trên địa bàn đƣợc đầu tƣ chƣa đồng bộ.
Công tác nghiên cứu về phát triển công nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; các thủ tục hành chính trong đầu tƣ, xây dựng còn hạn chế; chậm ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực hỗ trợ, khuyến khích phát triển các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, các sản phẩm có tính cạnh tranh, thu hút các dự án sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trƣờng.
Chậm xây dựng tiêu chí lựa chọn các nhà đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, hạn chế trong việc lựa chọn nhà đầu tƣ. Công tác đôn đốc, giám sát đầu tƣ sau khi cấp phép đầu tƣ còn lỏng .
Việc quản lý và khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất công nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, nhất là trong hoạt động khoáng sản, lâm sản.
Môi trƣờng đầu tƣ chƣa thật sự cởi mở, thông thoáng, việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ chƣa đạt hiệu quả cao. Việc giải phóng, đền bù những phần đất bị thu hồi là khâu khó khăn nhất trong triển khai các dự án đầu tƣ. Nguyên nhân là do thiếu sự phối hợp giữa cơ quan chức năng dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tƣ, thiệt hại đƣơng nhiên thuộc về doanh nghiệp làm cho các chủ đầu tƣ.
Năng lực của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp công nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, ngoại ngữ… trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; tỷ lệ lao động công nghiệp qua đào tạo còn thấp, thiếu công nhân có tay nghề cao.
Một số ngành công nghiệp nhƣ dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và cơ khí chủ yếu là thực hiện theo hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế chƣa cao.
Sự liên kết phát triển công nghiệp giữa Tuyên Quang với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trung du miền núi phía bắc nhìn chung mới đƣợc hình thành, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng lợi thế của vùng để phát triển chung.
Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chậm, không đồng bộ, thiếu mặt bằng sạch nên sức thu hút đầu tƣ chƣa mạnh.
Chƣơng 4
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TUYÊN QUANG