Tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

2008 - 2013

3.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang

3.2.1.1. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên

Nhờ có Quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chạy trên địa bàn của tỉnh dài khoảng 90 km, Tuyên Quang có thể giao lƣu với Hà Giang, xa hơn nữa với các tỉnh miền núi biên giới ở phía Bắc, và giao lƣu với một số tỉnh thuộc trung du và đồng bằng sông hồng ở phía nam. Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội với thành phố Tuyên Quang là 165km. Theo chiều Đông - Tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế vơí một số tỉnh thuộc vùng núi Bắc Bộ, trƣớc hết là với Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn,… Ngoài ra, thông qua đƣờng sông, chủ yếu là sông Lô, việc giao lƣu có thể diễn ra trong nội tỉnh và với các tỉnh khác ở mức độ nhất định.

Chi phí cho sản xuất nông nghiệp vào loại thấp, do đất tƣơng đối tốt và tƣới tiêu tự chảy, đặc biệt là các huyện phía Nam, cây trồng sinh trƣởng nhanh. Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả,…

cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp tỉnh phát triển ổn định và vững chắc.

Tuyên Quang có nhiều dãy núi đá vôi và đá trắng, cùng trên 200 điểm mỏ và 31 loại khoáng sản. Trong đó, đứng đầu về trữ lƣợng và chất lƣợng là quặng sắt, barít, cao lanh, thiếc, mangan, chì, kẽm, ăngtimon,… Đây là yếu tố thuận lợi cho thu hút đầu tƣ vào phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp vật liệu xây dựng với quy mô tƣơng đối lớn trong một thời gian dài.

Hiệu quả đầu tƣ cao, do đất đai còn rộng có thể xây dựng các khu, cụm khu công nghiệp với chi phí đền bù thấp, hoặc có thể phát triển công nghiệp chế biến lâm sản từ rừng nguyên liệu hiện có, tiết kiệm đƣợc chi phí cho phát triển vùng nguyên liệu.

3.2.1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư

Trong những năm qua, chính sách thu hút vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã mang lại những tiến bộ vƣợt bậc về kinh tế và đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp đƣợc thúc đẩy phát triển thông qua đầu tƣ mở rộng, tăng năng lực sản xuất, tập trung vào một số nhóm sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh, các ngành nghề có tính truyền thống, phát triển làng nghề, khai thác kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh, tăng cơ hội về mở rộng thị trƣờng.

* Ƣu đãi đầu tƣ về tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc

Đơn giá thuê đất, thuê mặt nƣớc của mỗi dự án đƣợc ổn định trong 5 năm và đƣợc tính theo giá đất do UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành theo mục đích sử dụng đất thuê của từng vị trí.

* Ƣu đãi về thuế

Nhà đầu tƣ có dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ đƣợc: Hƣởng thuế suất ƣu đãi đƣợc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế

thu nhập doanh nghiệp. Hƣởng ƣu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

* Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

Đối với dự án đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp và khu, điểm du lịch theo quy hoạch: Tỉnh đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đƣờng giao thông, hệ thống thoát nƣớc đến hàng rào của khu, cụm công nghiệp và khu, điểm du lịch và hỗ trợ đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông nội bộ, hệ thống thoát nƣớc thải chung trong hàng rào khu, cụm công nghiệp và khu du lịch.

Dự án đầu tƣ vào địa bàn ngoài khu, cụm công nghiệp, căn cứ vào quy mô, lĩnh vực ngành, nghề và địa bàn thực hiện từng dự án cụ thể, xem xét, quyết định mức hỗ trợ nhƣng tối đa không quá 50% kinh phí đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu gồm đƣờng giao thông, hệ thống thoát nƣớc thải ngoài hàng rào dự án.

* Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phƣơng

Nhà đầu tƣ sử dụng lao động tại địa phƣơng (ƣu tiên những hộ trong diện bị thu hồi đất thực hiện dự án) đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần để đào tạo nghề trong nƣớc, mức hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí đào tạo cho một lao động và mức tối đa 02 triệu đồng/ngƣời/khoá học.

3.2.1.3. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh

Phát huy vai trò của doanh nhân trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế cần có chính sách và giải pháp để phát triển đội ngũ doanh nhân. Trong đó, điều mà giới doanh nhân quan tâm hƣớng đến là phát triển môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh. Chính vì vậy, việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh thực sự đƣợc chính quyền địa phƣơng các cấp, các ngành quan tâm với một loạt các chính sách và giải pháp đƣợc đƣa ra, nhƣ:

* Giảm chi phí gia nhập thị trƣờng

Cải thiện việc cung cấp thông tin (hƣớng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tƣ, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ). Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài về giá

cả, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, trang bị công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Trợ giúp doanh nghiệp khảo sát và tham dự các triển lãm về công nghệ mới, tiếp cận thị trƣờng, trao đổi thông tin, tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm,...

* Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Thực hiện tốt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện đã đƣợc phê duyệt. Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất chƣa sử dụng nhằm minh bạch hóa tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, đảm bảo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hỗ trợ khảo sát địa điểm đầu tƣ,… Tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tƣ. Hàng năm, nghiên cứu xây dựng và ban hành khung giá đất sát với giá thực tế trên thị trƣờng.

* Giảm thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc

Ban hành Quy chế phối hợp trong việc thực hiện Luật Đầu tƣ, tạo cơ chế hài hoà về các thủ tục đầu tƣ - xây dựng - đất đai - thuế theo cơ chế liên thông nhằm rút ngắn tối đa thời gian và chi phí, nâng cao tính minh bạch, giảm chi phí chính thức cho nhà đầu tƣ. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử. Thực hiện tốt công tác hậu kiểm đối với các hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn, tạo điều kiện để giảm thời gian doanh nghiệp thực hiện các quy định của Nhà nƣớc.

* Tăng cƣờng tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính đƣợc công khai, thông tin cho doanh nghiệp qua các kênh thông tin nhƣ cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang web của các sở, ngành, địa phƣơng, qua các phƣơng tiện thông tin truyền thông đại chúng. Tăng cƣờng các cuộc đối thoại doanh nghiệp - chính quyền, thông qua đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thông qua website của tỉnh và thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.

* Nâng cao tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, chính quyền tỉnh

Định kỳ tổ chức gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp thông qua các hội nghị, hội thảo để lắng nghe ý kiến phản hồi của doanh nghiệp, qua đó xử lý kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Triển khai thực hiện chế độ khảo sát về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, qua đó kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các sở, ngành và địa phƣơng trong việc phục vụ nhân dân.

* Giảm các chi phí không chính thức

Thƣờng xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính bảo đảm thực chất, gọn nhẹ, hiệu quả. Trọng tâm tập trung vào những vấn đề liên quan đến thuế, tài chính; thành lập doanh nghiệp, giảm chi phí trong giải phóng mặt bằng, nguồn lao động và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức về thái độ, trình độ, nhận thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong hƣớng dẫn, xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân. Xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức có hành vi giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định, có hành vi kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây phiền hà, nhũng nhiễu, có thái độ cửa quyền, hống hách đối với nhân dân và doanh nghiệp.

* Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp, cán bộ khoa học công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực; chú trọng bồi dƣỡng kiến thức đối ngoại, công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Mở rộng về quy mô, đa dạng hoá về hình thức, nâng cao chất lƣợng đào tạo những nghề mà xã hội đang cần. Nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm hoặc hội chợ việc làm. Vận hành hiệu quả hệ thống thông tin thị trƣờng lao động.

* Nâng cao thiết chế pháp lý

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi của văn bản; đề xuất phƣơng án giải quyết, xử lý những văn bản có tính chất chồng chéo, mâu thuẫn, khó hiểu đối với các tổ chức và cá nhân. Từng bƣớc thực hiện xã hội hóa các dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn. Khuyến khích mở các văn phòng luật sƣ và tăng cƣờng dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của cán bộ công chức liên quan đến pháp luật.

* Phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ việc tiếp cận nguồn cung ứng tài chính phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật; việc tiếp cận thị trƣờng, mở rộng sản xuất kinh doanh; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cho doanh nghiệp,... Tƣ vấn, hƣớng dẫn doanh nghiệp và các tổ chức, công dân về những chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc; tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức và công dân hiểu, tiếp cận, thụ hƣởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ.

3.2.1.4. Sự phát triển công nghiệp trên địa bàn

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2012 đạt 19,63%/năm. Hoạt động công nghiệp trên địa bàn phát triển chứng tỏ các doanh nghiệp có dự án đầu tƣ trong quá khứ đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Điều này chứng tỏ những quyết định đầu tƣ trƣớc đúng.

a) Kết quả thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 1994) năm 2010 đạt 2.113,1 tỷ đồng; năm 2011 đạt 2.487,5 tỷ đồng bằng 118% so với năm 2010; năm 2012 đạt 2.945,4 tỷ đồng bằng 118,4% so với năm 2011, trong đó:

- Công nghiệp Trung ương

Năm 2010 đạt 574,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,9 % trong giá trị sản xuất công nghiệp; tăng cao hơn so với năm 2006 là 314,2 tỷ đồng. Năm 2011 đạt 857,8 tỷ đồng tăng cao hơn năm 2010 là 283 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.301,4 tỷ đồng tăng hơn năm 2011 là 443,6 tỷ đồng.

- Công nghiệp quốc doanh địa phương

Năm 2010 đạt 348,6 tỷ đồng, chiếm 16,2% tỷ trọng đạt rất thấp trong cơ cấu công nghiệp. Năm 2011 đạt 314,8 tỷ đồng giảm so với năm 2010 là 33,8 tỷ đồng, năm 2012 đạt 265 tỷ đồng giảm so với năm 2011 là 49,8 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự đóng góp của công nghiệp quốc doanh địa phƣơng đang suy giảm.

- Khu vực ngoài quốc doanh

Năm 2010 đạt 1.189,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,9% trong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, tăng hơn so với năm 2006 là 823,1 tỷ đồng. Năm 2011 đạt 1.314,9 tỷ đồng tăng cao hơn năm 2010 là 125,2 tỷ đồng. Năm 2012 đạt 1.379 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2011 là 64.1 tỷ đồng.

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

ĐVT: tỷ đồng Giá trị SXCN 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 1.005,0 1.217,3 1.602,5 1.847,0 2.113,1 2.487,5 2945,4 + Nhà nƣớc 638,4 741,9 1.023,2 1.077,0 923,4 1.172,6 1566,4 - DN TW quản lý 260,6 291,5 622,9 636,4 574,8 857,8 1301,4 - DN ĐP quản lý 377,8 450,4 400,3 440,6 348,6 314,8 265 + Khu vực ngoài quốc doanh 366,6 475,4 579,3 770,0 1.189,7 1.314,9 1379

b) Kết quả thực hiện các chuyên ngành công nghiệp * Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thực phẩm tăng trƣởng khá nhanh, năm 2006 đạt 247,5 tỷ đồng, đến năm 2010 là 473,5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 22,8%/năm. Năm 2011 là 492,137 tỷ đồng, năm 2012 là 548,4 tỷ đồng. Sản phẩm chủ yếu gồm:

- Chè chế biến: Năm 2006 đạt 7.203 tấn; Năm 2010 đạt 11.235 tấn, sản lƣợng tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11,58%/năm. Năm 2011 đạt 12.586 tấn, năm 2012 đạt 11.263 tấn.

- Chế biến lâm sản: Năm 2006 giá trị sản xuất đạt 34,3 tỷ đồng. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 51,9 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2006. Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 65,9 tỷ đồng, năm 2012 đạt 60 tỷ đồng.

- Giấy đế: Năm 2006 đạt 1.332 tấn; năm 2010 đạt 6.216 tấn. Sản lƣợng tăng bình quân là 34,9%/năm. Năm 2011 đạt 6.014 tấn, năm 2012 đạt 7.346 tấn.

- Bột giấy: Năm 2011 sản lƣợng sản xuất đạt 4.927 tấn; Năm 2012 đạt 64.141 tấn, tăng 13 lần so với năm 2011.

- Đƣờng kính trắng: Năm 2006 đạt 17.679 tấn; năm 2010 đạt 19.117 tấn. Sản lƣợng tăng bình quân là 5,57%/năm. Năm 2011 đạt 25.344 tấn, năm 2012 đạt 38.963 tấn.

* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành vật liệu xây dựng năm 2006 đạt 309 tỷ đồng; năm 2010 đạt 626,29 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 18,6 %/năm. Năm 2011 đạt 1.033 tỷ đồng. Năm 2012 đạt 923,3 tỷ đồng. Sản phẩm chủ yếu gồm:

- Xi măng: Năm 2006 đạt 205.710 tấn, năm 2010 đạt 300.039 tấn, tăng 1,5 lần so với năm 2006. Năm 2011 đạt 671.418 tấn, năm 2012 đạt 853.763 tấn.

- Gạch tuynel: Năm 2006 đạt 104,6 triệu viên, năm 2010 đạt 201,11 triệu viên, tăng 1,9 lần so với năm 2006. Năm 2011 đạt 202,37 triệu viên, năm 2012 đạt 181 triệu viên.

- Đá xây dựng các loại: Có 57 dự án khai thác sản xuất đá xây dựng, năm 2006 đạt 1,008 triệu m3, năm 2010 đạt 2,281 triệu m3, tăng 2,3 lần so với năm 2006. Năm 2011 đạt 2,547 triệu m3, năm 2012 đạt 2,83 triệu m3.

Ngoài ra còn có các sản phẩm khác khá phát triển nhƣ: gạch nung, cát, sỏi, bê tông đúc sẵn,...

* Công nghiệp cơ khí luyện kim

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí luyện kim toàn tỉnh năm 2006 là 122,23 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 339,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân toàn ngành cơ khí luyện kim là 29,6%. Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí luyện kim đạt 336,827 tỷ đồng, năm 2012 đạt 362,8 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)