Những tồn tại

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Những tồn tại

Xuất phát điểm về kinh tế của Tuyên Quang thấp, khả năng tích lũy từ nội bộ yếu. Sản xuất công nghiệp của Tuyên Quang phần lớn có quy mô nhỏ, khả năng tích tụ thấp.

Đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ chậm, đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển hạn chế, công nghệ phổ biến ở mức trung bình, thấp, tỷ lệ tự động hoá thấp, ứng dụng công nghệ cao còn ít; mức tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng lớn; năng suất, chất lƣợng thấp; sức cạnh tranh hạn chế; Sản xuất gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị gia tăng thấp.

Việc thu hút đầu tƣ và cơ cấu đầu tƣ còn hạn chế, ít dự án sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, dự án đầu tƣ vào các cụm, khu công nghiệp của tỉnh chƣa nhiều. Chƣa thu hút đƣợc những dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, quy mô lớn để tạo sự phát triển đột phá. Tiến độ thực hiện một số dự án chậm, có dự án do không lựa chọn kỹ nhà đầu tƣ nên không khả thi.

Kết cấu hạ tầng yếu kém không đồng bộ, không có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, gây trở ngại cho việc phát huy nội lực và thu hút ngoại lực, đặc biệt là đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài.

Các giải pháp tạo vốn cho đầu tƣ phát triển công nghiệp trong thời gian qua còn mang nặng tính truyền thống, chƣa đa dạng và phong phú nên chƣa tạo đƣợc sự đột phá rõ nét.

Việc phân bố vốn tuy có phù hợp với định hƣớng và quy hoạch nhƣng nhiều doanh nghiệp còn thiếu sự hỗ trợ và hƣớng dẫn, chƣa thực sự gặp thuận lợi trrong triển khai sản xuất kinh doanh và đầu tƣ.

Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất công nghiệp gây ra vẫn đang là vấn đề nổi cộm; vẫn còn doanh nghiệp công nghiệp hoạt động sản xuất trong khu vực đô thị, xen kẽ trong các khu dân cƣ tập trung khó đảm bảo yêu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)