7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục của huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt đƣợc một số kết quả khá toàn diện. Cơ sở vật chất của các nhà trƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng ngày một khang trang, hiện đại. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đƣợc quan tâm. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng ổn định cả về số lƣợng và chất lƣợng. Quy mô trƣờng lớp phù hợp và ổn định, chất lƣợng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt, học lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khá giỏi thay đổi theo hƣớng tích cực, chất lƣợng giáo dục đại trà cũng nhƣ chất lƣợng mũi nhọn học sinh giỏi ngày một tăng.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan. Hệ thống trƣờng lớp đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lƣợng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về chất lƣợng giảng dạy. Trình độ giáo viên đƣợc nâng lên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất đƣợc nâng cấp nhất là ở trung tâm các xã trƣờng THPT. Kinh phí dành cho ngân sách sự nghiệp giáo dục tăng, chế độ chính sách ƣu đãi đối với giáo viên miền núi, chính sách học sinh nội trú và nội trú dân nuôi đƣợc thực hiện đã góp phần động viên đội ngũ giáo viên và học sinh.
Hệ thống trƣờng lớp tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển: Năm học 2013- 2014 mạng lƣới trƣờng lớp tiếp tục đƣợc ổn định theo cơ cấu hợp lý giữa các bậc học. Toàn huyện có 76 trƣờng, trong đó có: 23 trƣờng Mầm non, 25 trƣờng Tiểu học, 21 trƣờng THCS, 05 trƣờng THPT, 01 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm dạy nghề.
Hiện tại tất cả các trƣờng đều nối mạng Internet và 100% trƣờng trung học cơ sở có mạng Lan.
Với nhận thức đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lƣợng giáo dục, những năm gần đây phòng giáo dục và đào tạo luôn chú trọng, quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên để có đƣợc một đội ngũ đủ về số lƣợng, mạnh về chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu bộ môn từ đó đáp ứng nhu cầu dạy và học của sự nghiệp giáo dục huyện.
Công tác đào tạo nghề đƣợc quan tâm; đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực và một số thành phần kinh tế cùng tham gia, toàn huyện có duy nhất 1 trung tâm dạy nghề.
Hàng năm, các tổ chức đoàn thể phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo dạy nghề, bồi dƣỡng, tập huấn nghề cho lao động gồm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các nghề Cơ khí, Gò hàn, May, Điện, kỹ thuật sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng.
Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng, nhất là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đời sống đã đem lại hiệu quả thiết thực. Công nghệ thông tin đƣợc triển khai ứng dụng trong công tác quản lý nhà nƣớc đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu.
Mạng lƣới cơ sở giáo dục huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, ngày một hoàn thiện.
Bảng 2.1. Thực trạng mạng lƣới cơ sở giáo dục của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc STT Loại hình trƣờng Số lƣợng Đội ngũ CBQL GV NV 1 Mầm non 23 69 416 46 2 Tiểu học 25 66 480 90 3 THCS 21 47 473 87 4 THPT 05 18 230 28 5 TTGDTX 01 03 16 5 6 TT dạy nghề 01 02 07 03 Cộng 76 205 1.622 259
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch, 2014)