Phân tích hiện trạngTTDN

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch chiến lược giáo dục của trung tâm dạy nghề huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 48 - 117)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1. Phân tích hiện trạngTTDN

1.5.1.1. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài

Phân tích môi trƣờng bên trong: Xác định điểm mạnh và điểm yếu (1) Về đội ngũ: Ban Giám đốc, giáo viên dạy nghề , học viên… (2) Về cơ sở vật chất: Bất động sản, CSVC, thiết bị….

(3) Về tài chính: TTDN là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

Các nguồn tài chính gồm: Thu học phí theo Quyết định của UBND tỉnh, ngân sách nhà nƣớc, tỷ lệ % từ liên kết đào tạo, bồi dƣỡng nghề…

Nhƣ vậy việc đảm bảo số lƣợng lớp học, đa dạng các loại hình đào tạo, tăng cƣờng phát triển liên kết đào tạo với các trƣờng Cao đẳng, TCCN… là rất cần thiết, đảm bảo tăng nguồn thu cho Trung tâm.

(4) Về lĩnh vực chủ chốt: Thực hiện các chƣơng trình giáo dục, đào tạo theo quy định, trong đó xác định nhiệm vụ thực hiện các chƣơng trình dạy BTVH, dạy nghề, liên kết đào tạo theo trình tự chủ yếu nhƣ sau:

- Chƣơng trình dạy nghề ngắn hạn: nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho lao động nông thôn trong độ tuổi có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề.

- Chƣơng trình bổ túc văn hóa, đảm bảo tạo cơ hội học tập cho tất cả học sinh, ngƣời dân trong độ tuổi có nhu cầu.

- Chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng, tập huấn nghề đáp ứng nhu cầu ngƣời học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ:

+ Chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng tin học ứng dụng, CNTT đáp ứng nhu cầu thƣờng xuyên của ngƣời dân, công nhân viên chức, học sinh…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chƣơng trình liên kết đào tạo, đa dạng hóa hoạt động: Trung tâm liên kết với các trƣờng Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đào tại các nghề hệ Trung cấp chuyên nghiệp.

(5) Về thương hiệu: Khác với các trƣờng THPT, TCCN, TTDN có nhiệm vụ chính trị đặc biệt trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn. Thực hiện các chƣơng trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo cơ hội học tập và việc làm cho lao động nông thôn, hộ gia đình chính sách, dân tộc miền núi… mở các lớp dạy nghề ngắn hạn lƣu động tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân.

- Phân tích môi trƣờng bên ngoài: Xác định cơ hội và nguy cơ

(1) Quy định của Pháp luật, chính sách của nhà nƣớc, của ngành, của địa phƣơng về thực hiện nhiệm vụ của TTDN.

(2) Điều kiện kinh tế của ngƣời dân trong và ngoài địa bàn . (3) Đặc trƣng văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cƣ khu vực. (4) Trình độ phát triển khoa học công nghệ.

(5) Các cơ sở khác trong khu vực có hoạt động chủ chốt nhƣ TTDN.

1.5.1.2. Phân tích các liên đới của TTDN

Các liên đới của TTDN gồm: Giáo viên, học viên, nhân viên và cán bộ quản lý. Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, hội cha mẹ học sinh, Sở lao động – TBXH, Huyện ủy, chính quyền địa phƣơng, cộng đồng và các cơ sở dạy nghề cạnh tranh.

1.5.2. Xác định tương lai của TTDN

1.5.2.1. Phát triển tầm nhìn

Tuyên ngôn tầm nhìn là hình thức cô đọng nhất để phản ánh nhận thức cần đƣợc chia sẻ một cách ngắn gọn, tuyên ngôn tầm nhìn trả lời câu hỏi: “Thành công trong tương lai của TTDN sẽ như thế nào?”.

Tuyên ngôn tầm nhìn là một phát triển về trạng thái tƣơng lai mà một TTDN mong muốn đạt đƣợc, mô tả những điều kiện sẽ tốt hơn những gì mà Trung tâm đang có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuyên ngôn tầm nhìn của TTDN có thể hướng tới trở thành trung tâm hàng đầu trong khu vực về việc thực hiện các chức năng dạy nghề, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương.

1.5.2.2. Phát triển sứ mạng

Sứ mạng của tổ chức thể hiện mục đích hoặc lý do tại sao, một tổ chức tồn tại, tuyên ngôn sứ mạng là một phát triển đơn giản khích lệ và có tác động mạnh đƣợc truyền đạt đến các bên liên đới bên trong và bên ngoài tổ chức để cho họ biết tổ chức quan tâm đến cái gì.

Vì thế có thể đưa ra nội dung tuyên ngôn sứ mạng của TTDN là môi trường đảm bảo mang lại cơ hội học tập và chất lượng giáo dục - dạy nghề cho mọi tầng lớp nhân dân trong khu vực.

1.5.3. Xác lập các tầng bậc các mục tiêu chiến lược

(1) Mục tiêu chung

Xây dựng TTDN có cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu học tập; có đội ngũ giáo viên chất lượng cao; chương trình đào tạo linh hoạt và đa dạng đáp ứng nhu cầu người dân trong khu vực…

(2) Hệ thống mục tiêu và các chỉ số

- Xây dựng CSVC, thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy nghề, văn hóa và bồi dƣỡng nâng cao…

- Phát triển đội ngũ giáo viên có chất lƣợng, năng động, sáng tạo… - Phát triển chƣơng trình đào tạo, linh hoạt, đa dạng, phong phú… - Nâng cao chất lƣợng dạy và học…

1.5.4. Các chiến lược trọng tâm

- Xây dựng CSVC, thiết bị, công nghệ đáp ứng dạy nghề, văn hóa.

- Nâng cao chất lƣợng dạy - học của các loại hình đào tạo. đổi mới phƣơng pháp dạy học…

- Phát triển chƣơng trình đào tạo linh hoạt, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngƣời học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chƣơng trình dạy nghề Sơ cấp, tập huấn bồi dƣỡng kỹ năng nghề + Chƣơng trình bổ túc văn hóa

+ Liên kết đào tạo

- Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo theo nhu cầu thị trƣờng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tổng quan xây dựng kế hoạch nói chung và kế hoạch chiến lƣợc giáo dục nói riêng đã đƣợc nêu trong chƣơng 1 qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, từ đó làm rõ khái niệm cơ bản của đề tài nhƣ xây dựng kế hoạch, xây dựng kế hoạch chiến lƣợc, xây dƣng kế hoạch chiến lƣợc giáo dục.

Các bƣớc xây dựng kế hoạch chiến lƣợc giáo dục của TTDN gồm 4 bƣớc với các chỉ số cụ thể sau:

(1) Phân tích hiện trạng TTDN.

Phân tích môi trường bên ngoài. Phân tích các liên đới của TTDN.

(2) Xác định tƣơng lai của TTDN.

Phát triển tầm nhìn. Phát triển sứ mạng. (3) Xác lập tầng bậc các mục tiêu chiến lƣợc. Mục tiêu chung. Hệ thống các mục tiêu và các chỉ số. (4) Các chiến lƣợc trọng tâm.

Xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học..

Nâng cao chất lượng dạy - học của các loại hình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học…

Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, văn hóa.

Phát triển chương trình đào tạo linh hoạt, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu người học nghề.

Mở rộng quy mô đào tạo…

Nhƣ vậy ở chƣơng 1 cũng xác lập đƣợc quy trình xây dựng kế hoạch chiến lƣợc giáo dục với 4 bƣớc cơ bản. Đây chính là cơ sở khoa học của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC, GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN LẬP THẠCH,

TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Lập Thạch là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc giáp huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang với dãy núi Tam Đảo kéo dài che chắn và dòng sông Phó Đáy bồi đắp. Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dƣơng cùng tỉnh. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tƣờng, phía Tây giáp huyện Sông Lô (được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Lập Thạch cũ kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2008) có dòng Sông Lô lịch sử bao bọc và tiếp giáp với thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

Huyện Lập Thạch sau điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Sông Lô theo Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 huyện Lập Thạch có tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trên 12 vạn ngƣời, là vùng quê chiêm trũng, đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn. Hiện có 20 đơn vị hành chính phụ thuộc là 18 xã.

Do điều kiện địa lý, Lập Thạch luôn phải chịu ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ: lũ lụt, hạn hán, không chủ động đƣợc về tƣới tiêu. Mặt khác, nhiều năm trƣớc đây, giao thông Lập Thạch bị cách trở bởi dãy núi Tam Đảo và hai con sông là sông Lô và sông Phó Đáy nên rất khó trong việc giao lƣu hàng hóa và phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, kinh tế Lập Thạch đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức quan trọng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 11,2% năm 2012 và 18,3% vào năm 2013. Cơ cấu kinh tế của huyện bƣớc đầu chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến nay tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp - xây dựng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dịch vụ của huyện đạt khoảng 77,9%, tỷ trọng nông nghiệp còn 22,1% giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Năm 2013: tổng sản lƣợng lƣơng thực của huyện đạt 40.483,3 tấn, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 24 triệu đồng/ năm, tăng 3 triệu đồng so với năm 2012. Hệ thống dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng nhất là hệ thống giao thông, trƣờng học, trụ sở trạm y tế…bộ mặt của khu vực trung tâm huyện lỵ và nông thôn trong huyện có nhiều đổi mới.

Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội của huyện cũng có nhiều tiến bộ, giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Các đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời có công thƣờng xuyên đƣợc quan tâm chăm lo. An sinh xã hội không ngừng đƣợc cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 8,32 % giảm 3,11 % so với năm trƣớc.

Trong năm 2014 và những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010-2015 huyện đã và đang phấn đấu và hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH mà Đại hội đã đề ra: Nhịp độ tăng tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 16% trở lên, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 33 triệu đồng/ năm, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 16,3%. Về giáo dục có 100% trƣờng mầm non và tiểu học, 80% trƣờng THCS đạt Chuẩn quốc gia. Giữ vững kết quả và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, giữ gìn trật tự an ninh xã hội để xây dựng huyện Lập Thạch ngày một văn minh giàu đẹp.

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục của huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt đƣợc một số kết quả khá toàn diện. Cơ sở vật chất của các nhà trƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng ngày một khang trang, hiện đại. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đƣợc quan tâm. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng ổn định cả về số lƣợng và chất lƣợng. Quy mô trƣờng lớp phù hợp và ổn định, chất lƣợng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt, học lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khá giỏi thay đổi theo hƣớng tích cực, chất lƣợng giáo dục đại trà cũng nhƣ chất lƣợng mũi nhọn học sinh giỏi ngày một tăng.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục của huyện đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan. Hệ thống trƣờng lớp đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lƣợng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về chất lƣợng giảng dạy. Trình độ giáo viên đƣợc nâng lên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất đƣợc nâng cấp nhất là ở trung tâm các xã trƣờng THPT. Kinh phí dành cho ngân sách sự nghiệp giáo dục tăng, chế độ chính sách ƣu đãi đối với giáo viên miền núi, chính sách học sinh nội trú và nội trú dân nuôi đƣợc thực hiện đã góp phần động viên đội ngũ giáo viên và học sinh.

Hệ thống trƣờng lớp tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển: Năm học 2013- 2014 mạng lƣới trƣờng lớp tiếp tục đƣợc ổn định theo cơ cấu hợp lý giữa các bậc học. Toàn huyện có 76 trƣờng, trong đó có: 23 trƣờng Mầm non, 25 trƣờng Tiểu học, 21 trƣờng THCS, 05 trƣờng THPT, 01 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm dạy nghề.

Hiện tại tất cả các trƣờng đều nối mạng Internet và 100% trƣờng trung học cơ sở có mạng Lan.

Với nhận thức đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lƣợng giáo dục, những năm gần đây phòng giáo dục và đào tạo luôn chú trọng, quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên để có đƣợc một đội ngũ đủ về số lƣợng, mạnh về chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu bộ môn từ đó đáp ứng nhu cầu dạy và học của sự nghiệp giáo dục huyện.

Công tác đào tạo nghề đƣợc quan tâm; đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực và một số thành phần kinh tế cùng tham gia, toàn huyện có duy nhất 1 trung tâm dạy nghề.

Hàng năm, các tổ chức đoàn thể phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo dạy nghề, bồi dƣỡng, tập huấn nghề cho lao động gồm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các nghề Cơ khí, Gò hàn, May, Điện, kỹ thuật sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng.

Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng, nhất là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đời sống đã đem lại hiệu quả thiết thực. Công nghệ thông tin đƣợc triển khai ứng dụng trong công tác quản lý nhà nƣớc đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu.

Mạng lƣới cơ sở giáo dục huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, ngày một hoàn thiện.

Bảng 2.1. Thực trạng mạng lƣới cơ sở giáo dục của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc STT Loại hình trƣờng Số lƣợng Đội ngũ CBQL GV NV 1 Mầm non 23 69 416 46 2 Tiểu học 25 66 480 90 3 THCS 21 47 473 87 4 THPT 05 18 230 28 5 TTGDTX 01 03 16 5 6 TT dạy nghề 01 02 07 03 Cộng 76 205 1.622 259

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch, 2014)

2.1.3. Giới thiệu về Trung tâm dạy nghề huyện Lập Thạch

Trung tâm dạy nghề huyện Lập Thạch đƣợc thành lập năm 2003, trực thuộc Sở lao động – TB&XH Vĩnh Phúc. Với chức năng là đào tạo nghề hệ sơ cấp, liên kết đào tạo hệ Bổ túc văn hóa và Trung cấp nghề, tƣ vấn giới thiệu và giải quyết việc làm cho học viên sau tốt nghiệp.

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc Ngành và Nhà nƣớc giao cho, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nhiều năm liên tục trung tâm đƣợc UBND tỉnh, Sở lao động – TB&XH Vĩnh Phúc ghi nhận tập thể lao động tiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiến xuất sắc, đặc biệt Trung tâm đạt cấp độ cao nhất trong chuẩn kiểm định

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch chiến lược giáo dục của trung tâm dạy nghề huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 48 - 117)