7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Lập Thạch là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc giáp huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang với dãy núi Tam Đảo kéo dài che chắn và dòng sông Phó Đáy bồi đắp. Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dƣơng cùng tỉnh. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tƣờng, phía Tây giáp huyện Sông Lô (được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Lập Thạch cũ kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2008) có dòng Sông Lô lịch sử bao bọc và tiếp giáp với thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Huyện Lập Thạch sau điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Sông Lô theo Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 huyện Lập Thạch có tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trên 12 vạn ngƣời, là vùng quê chiêm trũng, đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn. Hiện có 20 đơn vị hành chính phụ thuộc là 18 xã.
Do điều kiện địa lý, Lập Thạch luôn phải chịu ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ: lũ lụt, hạn hán, không chủ động đƣợc về tƣới tiêu. Mặt khác, nhiều năm trƣớc đây, giao thông Lập Thạch bị cách trở bởi dãy núi Tam Đảo và hai con sông là sông Lô và sông Phó Đáy nên rất khó trong việc giao lƣu hàng hóa và phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, kinh tế Lập Thạch đã đạt đƣợc những thành tựu hết sức quan trọng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 11,2% năm 2012 và 18,3% vào năm 2013. Cơ cấu kinh tế của huyện bƣớc đầu chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến nay tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp - xây dựng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dịch vụ của huyện đạt khoảng 77,9%, tỷ trọng nông nghiệp còn 22,1% giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Năm 2013: tổng sản lƣợng lƣơng thực của huyện đạt 40.483,3 tấn, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 24 triệu đồng/ năm, tăng 3 triệu đồng so với năm 2012. Hệ thống dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng nhất là hệ thống giao thông, trƣờng học, trụ sở trạm y tế…bộ mặt của khu vực trung tâm huyện lỵ và nông thôn trong huyện có nhiều đổi mới.
Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội của huyện cũng có nhiều tiến bộ, giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Các đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời có công thƣờng xuyên đƣợc quan tâm chăm lo. An sinh xã hội không ngừng đƣợc cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 8,32 % giảm 3,11 % so với năm trƣớc.
Trong năm 2014 và những năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010-2015 huyện đã và đang phấn đấu và hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH mà Đại hội đã đề ra: Nhịp độ tăng tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 16% trở lên, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 33 triệu đồng/ năm, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 16,3%. Về giáo dục có 100% trƣờng mầm non và tiểu học, 80% trƣờng THCS đạt Chuẩn quốc gia. Giữ vững kết quả và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, giữ gìn trật tự an ninh xã hội để xây dựng huyện Lập Thạch ngày một văn minh giàu đẹp.