5. Kết cấu luận văn
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt đƣợc, công tác xuất khẩu than của Coaliex còn tồn tại một số hạn chế:
Giá than xuất khẩu của Công ty chủ yếu là giá FOB vì vậy chƣa tận dụng đƣợc lợi thế về chi phí vận chuyển. Hơn nữa, thuế phí môi trƣờng, thuế xuất khẩu ở nƣớc ta cao hơn so với các nƣớc trên thế giới nhƣ Indonesia (thuế xuất khẩu 0%), Nga (5%), Trung Quốc (10%)…vì thế giá than xuất khẩu cao hơn so với một số nƣớc. Các đối tác nƣớc ngoài đƣa ra giá thấp hơn giá thành, điều này gây khó khăn trong công tác xuất khẩu than.
Việc khai thác than tại các mỏ than lộ thiên ngày càng khó khăn, sản lƣợng giảm. Trong đó các mỏ lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn do khai thác đã quá nhiều năm, moong than đã âm 300m so với mặt nƣớc biển do đó việc khai thác sâu gặp nhiều khó khăn về máy móc, thiết bị. Công nghệ khai thác đƣợc áp dụng là hệ thống cơ giới hóa toàn bộ, sử dụng bãi thải trong và bãi thải ngoài. Thiết bị công nghệ chủ yếu đƣợc sử dụng tại các mỏ lộ thiên là các loại khoan xoay cầu có đƣờng kính mũi khoan 100-250 mm; máy xúc với dung tích gầu xúc 4-5 m3 và 8-12 m3; vận tải than bằng ô tô hoặc liên hợp ô tô – băng tải; máy xúc thủy lực, gầu ngƣợc có dung tích gầu xúc đến 4 m3 để áp dụng với các mỏ sâu. Đối với một số mỏ lộ thiên nhƣ Núi Béo, Hà Tu đến năm 2017 sẽ ngừng việc khai thác lộ thiên chuyển sang khai thác hầm lò. Các mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai sẽ phải kết hợp giữa khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Chính vì thế việc đổi mới công nghệ máy móc cần đƣợc chú trọng nhƣ các loại máy xúc thủy lực công suất lớn…
Bảng 1.7: Tình hình trữ lƣợng một số mỏ than lộ thiên ST
T Tên mỏ Số năm khai thác Công suất(tr.tấn) Trữ lƣợng đang khai thác còn lại(tr.tấn) 1 Than Núi Béo 25 >5 60(>10 tr tấn lộ thiên) 2 Than Cọc Sáu >100 2 20 3 Than Cao Sơn 39 2-3 >120 4 Than Đèo Nai >50 2.5 50 5 Than Hà Tu >100 3 <10
Nguồn: Báo cáo TVSI
Việc khai thác than lộ thiên đã gây ảnh hƣởng nhiều tới môi trƣờng, việc xây dựng các bãi thải còn hạn chế. Lƣợng đất đá thải ngày càng lớn, dự kiến năm
2013 – 2020, khối lƣợng đất đá thải tại các mỏ than ở thành phố Cẩm Phả là 1,9 tỷ m3. Lƣợng thải càng lớn, nỗi lo của ngƣời dân càng nhiều, nhất là vào mùa mƣa lũ.
Chất lƣợng than xuất khẩu cần đƣợc nâng cao hơn nữa, đặc biệt là độ ẩm của than còn cao, do quá trình vận chuyển ảnh hƣởng ngấm nƣớc mƣa làm giảm chất lƣợng than.
Công ty chỉ tập trung vào những khách hàng truyền thống lâu năm mà chƣa chú trọng vào công tác thâm nhập thị trƣờng, tìm kiếm thị trƣờng mới.
Hạn chế về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho công tác phân tích và dự báo chƣa đƣợc đào tạo và quan tâm đúng mức. Chính vì thế chƣa đánh giá đƣợc hết tác động, ảnh hƣởng của các thông tin đến sự thay đổi cầu về sản lƣợng than xuất khẩu của Công ty.
Trong mấy năm qua do hậu quả của khủng hoảng kinh tế nên doanh thu và lợi nhuận tuy có tăng nhƣng chƣa đều, thậm chí có năm còn giảm sút. Thêm vào đó, chi phí cho công tác nghiên cứu – mở rộng thị trƣờng còn khiêm tốn nên chƣa khai thác hết tiềm năng thị trƣờng. Phƣơng pháp phân tích dự báo cầu đƣợc sử dụng nhƣng còn ở mức giản đơn, các công cụ toán học hiện đại còn ít đƣợc áp dụng.
Coalimex là một thành viên của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, đây là một thuận lợi cũng là thách thức đối với công ty. Bởi là thành viên của tập đoàn, công ty sẽ bị quản lý và phải tuân theo các quy định riêng của tập đoàn, điều này mang tính gò bó và hạn chế phần nào tính tự do trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Thủ tục hành chính và hải quan ở nƣớc ta còn rƣờm rà, vì vậy thƣờng xuyên gây ra chậm trễ nhƣ: giao hàng không đúng thời hạn, thiếu giấy tờ…Điều này làm ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín của Công ty trong mắt bạn hàng quốc tế.
b. Nguyên nhân
Theo Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QD-TTg ngày 9/1/2012, thì nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển các mỏ than rất lớn. Riêng nhu cầu vốn đầu tƣ cho than hiện nay là 20.000 – 25.000 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, điều kiện khai thác than của Việt Nam hiện nay thuộc loại khó khăn,
các loại thuế phí thì cao. Thuế và phí cao là một tong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành Than nói chung và của Coalimex nói riêng.
Hơn nữa trong tháng 7 năm 2013, Nhà nƣớc áp dụng mức thuế suất đối với than xuất khẩu từ 10% lên 13% đã làm cho việc xuất khẩu than đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Điều lạ là việc áp dụng mức thuế 13% chỉ trong hai tháng 7 và tháng 8, đến tháng 9 năm 2013 Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 124/2013, qua đó các mặt hàng than đá, than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tƣơng tự sản xuất từ than đá sẽ chịu thuế xuất khẩu là 10%, thay vì mức 13% nhƣ trƣớc đó. Việc thay đổi chính sách một cách nhanh chóng nhƣ vậy sẽ làm giảm đi hình ảnh môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, việc Nhà nƣớc đƣa ra những chính sách phù hợp hay không phù hợp cũng có những tác động không nhỏ tới hoạt động của ngành Than.
Phần than khai thác lộ thiên đã khai thác hết nên điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn, chi phí tăng do đó giá than cũng tăng theo.
Hạn chế về tài chính cũng là một trong những nguyên nhân tác động tới hoạt động xuất khẩu.
Môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt: trong xu thế hội nhập hiện nay, việc mở cửa thị trƣờng vừa tạo cơ hội mà cũng không ít thách thức đối với các doanh nghiệp trong nƣớc. Coalimex luôn phải chịu sự cạnh tranh từ các tập đoàn, công ty xuất khẩu than từ các thị trƣờng khác (Nga và Trung Quốc là hai thị trƣờng cạnh tranh nhiều nhất), các, đối thủ luôn tìm cách giảm giá thành than xuất khẩu nhằm gây sức ép cho Công ty.
Sự biến động của nền kinh tế, biến động về giá cả gây khó khăn trong công tác phân tích và dự báo của Công ty. Sự bất ổn định của môi trƣờng kinh tế vĩ mô và ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới gây khó khăn trong việc tăng sản lƣợng và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.
Hạn chế về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trình độ quản lý chuyên môn chƣa đƣợc nâng cao. Hơn nữa, đối với website của Công ty không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên nên nhiều khi cán bộ nhân viên cũng nhƣ những ngƣời muốn tìm hiểu thêm về Công ty cũng gặp khó khăn.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN –
VINACOMIN