5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Một số kiến nghị về chính sách vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thúc
đẩy xuất khẩu mặt hàng than.
a. Kiến nghị với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản
- Phân chia thị trƣờng cụ thể cho công ty, quy định mức giá sàn hàng năm để công ty có thể chủ động trong các giao dịch chào bán than.
- Không chào bán cho bất kì một công ty thƣơng mại nào đƣa than vào các thị trƣờng mà công ty đƣợc phép giao dịch nhằm tránh sự cạnh tranh không cần thiết.
- Đối với các lô hàng nên cho phép công ty trực tiếp phí ủy thác.
- Hiện nay thiết bị máy móc tại các mỏ than vẫn còn lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, dẫn đến chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Sản xuất than là một ngành đòi hỏi cơ giới hóa cao do đặc thù công việc rất nặng nhọc và độc hại. Do vậy, Tập đoàn Than cần đầu tƣ nghiên cứu, cải tiến, đổi mới trang thiết bị máy móc trong khai thác, vận chuyển, sàng lọc và bốc dỡ để có thể tiến tới cơ giới hóa toàn bộ quy trình sản xuất và tiêu
thụ than xuất khẩu phổ biến cho các đơn vị thành viên. Đầu tƣ xây dựng, cải thiện hệ thống vận tải bằng đƣờng sắt, băng tải.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, thăm dò trữ lƣợng các mỏ than để xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng.
b. Kiến nghị với Nhà nước
Doanh nghiệp là một thực thể trong nền kinh tế, nó hoạt động trong một môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp luật nhất định của mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố này. Chẳng hạn, đối với môi trƣờng pháp luật nếu không nhất quán và ổn định sẽ tác động trực tiếp và có hại cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Đó là các nhân tố kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.
Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu than, một số kiến nghị đối với chính sách vĩ mô của nhà nƣớc:
- Hệ thống văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc”. Khuyến khích xuất khẩu nhƣng lại không khuyến khích sản xuất.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu: Về lâu dài, các quy định xuất khẩu hiện hành phải đƣợc bổ sung, sửa đổi tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật và tổ chức thực thi hoạt động kiểm soát xuất khẩu của các nƣớc. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, ngƣời dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của kiểm soát xuất khẩu.
- Ở nƣớc ta, thủ tục xuất khẩu vẫn còn rƣờm rà, phức tạp, gây lãng phí thời gian, công sức cho doanh nghiệp xuất khẩu khi tiến hành các thủ tục xuất khẩu. Vì thế, trong công cuộc cải cách hành chính, doanh nghiệp cần cần đặc biệt chú trọng đến công tác cải cách quản lý các hoạt động xuất khẩu, từng bƣớc bãi bỏ các thủ tục không cần thiết để tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức cho các doanh nghiệp.
- Thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu. Đây là chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung.
- Hiện nay đối với than xuất khẩu cộng các loại chi phí chiếm khoảng 30% gồm thuế tài nguyên 7%, phí môi trƣờng nộp ngân sách 1%, phí môi trƣờng tại doanh nghiệp 2% và thuế VAT không đƣợc khấu trừ 10%. Việc gánh các loại thuế phí cao ảnh hƣởng tới hoạt động đầu tƣ phát triển, cải thiện điều kiện làm việc, hơn nữa đây cũng là lí do giá thành tiếp tục tăng. Do vậy, Nhà nƣớc cần điều chỉnh các chính sách thuế, phí đối với tài nguyên khoáng sản và than một cách hợp lí, ổn định thay vì điều chỉnh tăng liên tục trong thời gian qua.
- Nhà nƣớc nền xem xét đầu tƣ cho ngành than nhƣ vay vốn từ nguồn tín dụng của Nhà nƣớc, ODA...