Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty Coalimex

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu than tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin giai đoạn 2009 - 2013: Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu luận văn

3.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty Coalimex

3.3.1.Một số giải pháp từ phía công ty

Trên cơ sở những phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới cùng với thực trạng hoạt động hiện nay của công ty, có thể thấy rằng công ty đang rất cần có những biện pháp cụ thể để biến những mục tiêu và phƣơng hƣớng đó thành hiện thực. Vì vây, về phía công ty, xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hợp đồng xuất khẩu than. Trong đó bao gồm các khâu:

 Chuẩn bị hàng xuất khẩu: chất lƣợng, số lƣợng…đảm bảo.

 Kiểm tra chất lƣợng than trƣớc khi xuất khẩu

 Làm thủ tục hải quan

 Giao hàng

 Thanh toán

- Có giải pháp marketing phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu than.

Về sản phẩm: Sản phẩm than Anthracite mà công ty xuất khẩu là loại than có chất lƣợng cao và nhu cầu nhập khẩu loại than này trên thế giới là lớn. Nhƣng loại than này lại chiếm tỷ trọng thấp so với các loại than khác. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,9 – 3,3 triệu tấn than này chiếm khoảng 30% thị phần trên thị trƣờng thế giới. Có thể nói đây là một tỷ lệ rất lớn. Để giữ vững và tăng thị phần xuất khẩu, công ty nên áp dụng tiêu chuẩn hóa sản phẩm than xuất khẩu để đảm bảo than xuất khẩu đạt chất lƣợng khách hàng mong muốn.

Về giá cả: Giá cả là công cụ để công ty thực hiện mục tiêu lợi nhuận song nó cũng là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng. Vì vây, công ty phải có chính sách giá hợp lý, vừa đảm bảo mục tiêu của mình vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Tránh việc xây dựng giá đối đầu với đối thủ cạnh tranh vì cạnh tranh về giá sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.

Phân phối: Ở mỗi thị trƣờng có đặc điểm kinh doanh khác nhau, Công ty nên tạo ra những kênh phân phối thích hợp với đặc điểm ứng với từng thị trƣờng.

Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm: Công ty có thể kết hợp với các đơn vị sản xuất than để quảng cáo chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc tiêu thụ trên các thị trƣờng của công ty. Quảng cáo trên mạng, qua hội chợ triển lãm…

- Không ngừng tìm kiếm thị trƣờng mới, cần có những biện pháp để tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài, đáp ứng đƣợc thông tin về chính sách xuất khẩu, tính cạnh tranh trên thị trƣờng, luật pháp của các quốc gia có quan hệ buôn bán, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình tài chính của khách hàng…Trên cơ sở những thông tin này công ty tiến hành lựa chọn thị trƣờng để kinh doanh.

- Bên cạnh đó, công ty cũng phải có những chƣơng trình đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi nhằm nâng cao trình độ trong việc tiến hành hoạt động xuất khẩu để có thể làm ăn có hiệu quả với khách hàng nƣớc ngoài.

- Hiện nay, Công ty có xu hƣớng kinh doanh đa ngành: Xuất nhập khẩu than, nhập khẩu thiết bị vật tƣ, bất động sản, xuất khẩu lao động…điều này ảnh hƣởng tới hoạt động chính của Công ty là xuất khẩu than. Việc lấy lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu than để đầu tƣ vào các lĩnh vực khác trong khi các mỏ than đang thiếu vốn đầu tƣ làm cho hoạt động khai thác than ngày càng khó khăn. Do đó, Công ty nên hạn chế việc kinh doanh đa ngành mà thay vào đó là chú trọng ƣu tiên vào lĩnh vực trọng điểm là xuất nhập khẩu than, nhập khẩu thiết bị vật tƣ phục vụ ngành than.

- Đối với việc khai thác than cần nghiên cứu đƣa công nghệ thiết bị máy móc phù hợp với việc khai thác, đối với các mỏ lộ thiên sâu cần có các thiết bị chuyên dụng nhƣ máy xúc thủy lực, gầu xúc với dung tích lớn, các thiết bị chống hầm lò đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động…Hơn nữa, cần chú trọng vào việc khai giảm thiểu tác động tới môi trƣờng, quy hoạch lại các bãi thải…

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tƣ vào các dự án khai thác, vận chuyển, chế biến theo hình thức BOT hoặc BT…

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu than tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin giai đoạn 2009 - 2013: Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)