Các thị trường xuất khẩu than chính của Coalimex

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu than tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin giai đoạn 2009 - 2013: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu luận văn

2.3.3. Các thị trường xuất khẩu than chính của Coalimex

Trong thời kỳ đổi mới thị trƣờng xuất khẩu than chỉ có ở Liên Xô, các nƣớc Đông Âu và Cu Ba. Nhƣng sau hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ cùng với giai đoạn đất nƣớc ta tiến hành công cuộc đổi mới, Coalimex đã , mở rộng sang các thị trƣờng khác: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bungary, Ấn Độ, Séc, Philipin, Thụy Điển. Thị trƣờng xuất khẩu than ngày càng mở rộng, đặc biệt từ năm 2000 có thêm những thị trƣờng mới đầy tiềm năng nhƣ: Malaysia, Trung Quốc, Pháp. Nhờ mở rộng hợp tác quốc tế cùng với việc giữ chữ tín làm đầu trong mối quan hệ với bạn hàng nên hiện nay thị trƣờng xuất khẩu than của Coalimex đã đƣợc mở rộng. Đến năm 2006, công ty lại có thêm những bạn hàng mới nhƣ Ấn Độ, Indonesia, Lào. Nếu nhƣ trƣớc đây, than Antraxit Việt Nam dƣới cái tên “Hongay Antraxit” rất nổi tiếng ở Châu Âu và Nhật Bản dùng để sƣởi ấm thì ngày nay Antraxit Việt Nam còn đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp của hơn 30 nƣớc trên thế giới: luyện thép, luyện Niken, titan, xi măng….Các bạn hàng chính lớn nhất của Coalimex trong thời gian qua gồm có: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trƣờng này luôn ổn định.

Bảng 1.3: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu than của Coalimex giai đoạn 2008-2013

Đơn vị: tấn

Năm Trung Quốc Hàn Quốc Bungari Thị trƣờng khác Tổng sản lƣợng 2008 2.696.006 1.033.469 314.534 449.334 4.493.343 2009 3.218.420 1.661.120 311.460 5.191.000 2010 1.769.152 1.552.521 288.841 3.610.515 2011 1.777.381 1.024.253 210.876 3.012.510 2012 1.268.228 743.444 174.928 2.186.600 2013 883.280 477.840 86.880 1.448.000 Nguồn: Coalimex Thị trƣờng Trung Quốc

Hiện nay thị trƣờng Trung Quốc là thị trƣờng lớn nhất của Công ty COALIMEX cũng nhƣ của toàn ngành Than. Than Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cung cấp cho các nhà máy điện ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây khoảng 70%. Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà máy Xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, cho nhà máy thép Baosteel ở Thƣợng Hải…

Do đón bắt đƣợc nhu cầu lớn của thị trƣờng Trung Quốc, Công ty đã chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng cũng nhƣ nhà sử dụng cuối cùng từ rất sớm. Đến nay COALIMEX đã có những khách hàng lớn, mua than rất ổn định ở Trung Quốc.

Trong giai đoạn 2008-2013, sản lƣợng than xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% tổng sản lƣợng than xuất khẩu.

Thị trƣờng Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nhà nhập khẩu than anthracite lớn nhất thế giới. Hiện nay thị trƣờng Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn than của Việt Nam các loại: than cục, cám Vàng Danh, Uông Bí, than cám Hòn Gai. Than Việt Nam đƣợc sử dụng cho rất nhiều ngành công nghiệp cũng nhƣ nhu cầu dân dụng ở Hàn Quốc.

Thông qua một Công ty thƣơng mại của Thụy Điển, Than Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào thị trƣờng này từ trƣớc năm 1983. Tuy nhiên, đến sau năm 1984, Hàn quốc mới thực sự trở thành thị trƣờng tiềm năng tiêu thụ than Việt nam. Đơn vị tiên phong trong việc đƣa than Việt nam vào thị trƣờng Hàn Quốc. Đó là Hãng Đại Hàn Coal, mà trực tiếp là Sam Sung.

Với phƣơng án đàm phán mềm dẻo, kiên trì nên năm 1984, lần đầu tiên Công ty đã ký đƣợc hợp đồng xuất khẩu trực tiếp than Hòn gai số 8 vào Hàn Quốc với số lƣợng 270.000 tấn. Tuy nhiên năm 1986,1987 than Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm đáng kể cả về số lƣợng và giá cả. Đến năm 1990 tổng giá trị than xuất khẩu vào thị trƣờng Hàn Quốc chỉ bằng 50% so với năm 1984 do có sự cạnh tranh quyết liệt của các nƣớc xuất khẩu than khách là Trung Quốc, Nga, Nam Phi, Indonesia, Úc v.v.

Không nản chí, với quyết tâm khai thác tối đa tiềm năng của thị trƣờng này, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống khi thuận lợi cũng nhƣ lúc khó khăn. Sau năm 1990 Than Việt Nam lại tiếp tục và ngày càng thâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào các ngành kinh tế cũng nhƣ đời sống sinh hoạt của Hàn Quốc.

Hơn 10 năm gần đây, Việt Nam cùn Trung Quốc và Nga luôn là ba nhà cung cấp than Antraxit hàng đầu cho Hàn Quốc.

Thị trƣờng Nhật Bản

Nhật Bản là thị trƣờng truyền thống nhập khẩu than Việt Nam trong nhiều năm nay. Những năm 1990 trở về trƣớc, lƣợng than nhập khẩu vào thị trƣờng Nhật bản khoảng trên 100.000 tấn và số lƣợng mỗi năm một tăng. Tại thị trƣờng Nhật Bản luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa than Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh việc Trung Quốc luôn giảm giá than xuất khẩu, thì tại Nhật Bản ngành công nghiệp cung cấp nhiên liệu thay thế than ngày một phát triển nên mảng thị trƣờng than phục vụ cho nhu cầu ngƣời dân tại Nhật giảm sút đáng kể.

Tuy nhiên ngành sắt thép và một số ngành công nghiệp khác của Nhật vẫn sử dụng than là nguyên liệu chính trong sản xuất. Coalimex lại chuyển hƣớng phục vụ chính sang các ngành thép, xi măng…của Nhật. Một mặt do chất lƣợng than Hòn Gai số 8 của Việt Nam phù hợp với yêu cầu luyện thép của Nhật và mặt khác Công ty còn có các khách hàng truyền thống là các hãng lớn có uy tín và đã thuyết phục thành công các nhà luyện thép Nhật Bản sử dụng than Việt Nam.

Đến năm 1996, thị trƣờng Nhật Bản đƣợc chuyển về Tổng Công ty là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản đảm nhận.

Thị trƣờng các nƣớc XHCN

các nƣớc XHCN nhƣ: Liên Xô, Công hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Rumani, cộng hòa Séc ... theo Nghị định thƣ của Chính phủ.

Từ năm 1996 mở rộng vào thị trƣờng Bungari bình quân mỗi năm tiêu thụ khoảng 500 nghìn tấn và cho đến nay Công ty vẫn duy trì đƣợc cung cấp than vào thị trƣờng này mặc dù việc duy trì đƣa than vào thị trƣờng này rất khó khăn vì giá cƣớc vận tải cao, cạnh tranh gay gắt với than của Nga và Ucraina thuận lợi rất nhiều về giá cƣớc vận tải.

Các thị trƣờng khác

Ngoài các thị trƣờng lớn của Công ty COALIMEX nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc thì các thị trƣờng khác nhƣ: Bungari, Cuba, Thái Lan, Đài Loan, Philippin, Ấn Độ … cũng hết sức quan trọng vì đây đều là các khách hàng truyền thống của Công ty từ rất lâu và sử dụng các loại than có chất lƣợng cao dùng cho công nghiệp xi măng, thép, hóa chất, luyện kim và nhiệt điện v.v.

Bằng uy tín, kinh nghiệm và chất lƣợng dịch vụ trong những năm qua COALIMEX luôn là đơn vị đi đầu trong việc tìm kiếm, khai phá các thị trƣờng mới cho than Việt Nam.

Bên cạnh sản phẩm Than Việt Nam thì cát trắng và đá vôi của Việt Nam cũng đã đƣợc Hàn Quốc, Đài Loan biết tới thông qua “cây cầu” COALIMEX. Và cũng từ đây công tác xuất khẩu của Công ty nói riêng và của toàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói chung đã đƣợc mở ra một hƣớng mới: sản phẩm xuất khẩu không chỉ giới hạn trong phạm vi than các loại mà còn mở rộng ra cho nhiều sản phẩm, khoáng sản khác tới nhiều nƣớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu than tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin giai đoạn 2009 - 2013: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)