0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Ảnh hưởng của bệnh đối với toàn thân:

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN (ULAKH) TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN K TỪ 6-2000 ĐẾN 6-2008 (Trang 53 -54 )

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.4 Ảnh hưởng của bệnh đối với toàn thân:

Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ (%) ảnh hưởng toàn thân với các nghiên cứu

Tác giả Thiểu máu Sút cân Sốt

Trần Chánh Khương (2003) [17] 50,5 Không rõ 50 Nguyễn T Mai Hương (2002)[13] 55,26 31,38 50

Armitage JO (1998) [23] 55,7 43,9 70,2

Sandlund JT (2000) [64] 58,3 41,8 62,4

Murphy SB (1989)[51] 35,7 28,6 53,2

Phạm Thị Việt Hương (2008) 60,5 48,8 70,9 Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy trong ULAKH trẻ em, ảnh hưởng toàn thân rõ rệt với tỷ lệ thiếu máu cao, sốt, gày sút cân. Nghiên cứu của Murphy SB có tỷ lệ sút cân thấp hơn hẳn có lẽ do mẫu nghiên cứu lớn (338 BN). Trong ULAKH người lớn, triệu chứng thiếu máu thường đi đôi với giai đoạn bệnh nặng và đến bệnh viện muộn. Ở trẻ em tỷ lệ thiếu máu cao do trẻ ăn kém, hệ thống tạo huyết còn non nớt dễ bị ức chế do bệnh. Thiếu máu là triệu chứng không những ảnh hưởng sức khoẻ BN mà còn gây khó khăn cho điều trị. Thường trẻ cần phải hồi sức trước điều trị bằng dùng thuốc kích thích tuỷ xương sinh HC và/hoặc truyền máu. Nhìn vào bảng 3.6, ở giai đoạn III+IV, các ảnh hưởng toàn thân càng phổ biến và nghiêm trọng với thiếu máu chiếm 78%, gầy sút cân 57,6%, sốt 79,7%. Sốt là lý do đến viện hay gặp thứ hai, sau tự phát hiện u hạch và sốt thường là triệu chứng gợi ý cho thầy thuốc nghĩ đến bệnh đã chuyển giai đoạn thâm nhiễm tuỷ (IV). Nhìn vào biểu đồ 3.6, thấy BN có sốt thì có giai đoạn bệnh lan tràn với tỷ lệ cao hơn: 19 BN giai đoạn III, 28 BN giai đoạn IV so với 8 và 4 bệnh nhân tương ứng không

có sốt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (p<0,05). Nhìn vào biểu đồ 3.7, ở giai đoạn III và IV, số BN có thiếu máu gặp nhiều hơn hẳn giai đoạn I, II và nhiều hơn số BN không thiếu máu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, khi có sốt, thiếu máu cần nghĩ đến chọc hút tuỷ xương làm tuỷ đồ để chẩn đoán trẻ đã bị thâm nhiễm tuỷ chưa (giai đoạn IV) bất kể trẻ được đưa đến bệnh viện sớm hay muộn.

4.2.5 Tỷ lệ giai đoạn bệnh: Bảng 4.2 So sánh tỷ lệ (%) giai đoạn bệnh với một số nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN (ULAKH) TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN K TỪ 6-2000 ĐẾN 6-2008 (Trang 53 -54 )

×