- Lớp số 4: Cát hạt thô màu xám đen, xám ghi Trạng thái chặt vừa đến chặt Chiều dày từ (8.5 : 15.0)m.
c. Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Chất thải rắn của Dự án phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau bao gồm chất thải rắn từ các hoạt động kinh doanh trong chợ, từ quá trình sinh hoạt của người dân, chất thải rắn từ hệ thống thu gom nước mưa.
c1. Chất thải rắn từ quá trình kinh doanh tại khu chợ:
Chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ khu vực mua bán trao đổi hải sản tươi sống như: Tôm, cua, cá,….. Khối lượng chất thải này phát sinh trong ngày theo khảo sát tại một số chợ kinh doanh buôn bán hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì khoảng
15kg/ngày. Rác thải loại này chứa nhiều chất hữu cơ nếu không được thu gom và xử lý sẽ bốc mùi hôi thối đặc biệt là vào những nắng nóng, gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực Dự án.
c2. Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân kinh doanh và khách hàng tại chợ:
Theo ước tính hệ số thải rác trên đầu người của khu phố thương mại này là khoảng 0,5 kg/người.ngày, với qui mô tập trung dân số ở mức 1.000 dân thì hàng ngày lượng rác thải ra là khoảng 500 kg/ngày.
Thành phần chủ yếu của rác thải loại này là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm 65% phần còn lại là giấy các loại, nylon nhựa cao su các loại bao bì, giấy các loại, chai thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, đồ hộp…, rác thải vô cơ và hữu cơ khó phân hủy. Như vậy khối lượng chất thải rắn phát sinh khá lớn, chủ dự án nếu không thu gom sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
3.1.3.2. Tác động không liên quan đến chất thải
- Khu vực Dự án có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, tuy nhiên khu vực có mật độ tham gia giao thông khá cao, nên có thể sẽ gây nên tình trạng quá tải, ách tắt giao thông vào giờ cao điểm và làm gia tăng tai nạn giao thông.
- Hoạt động của Dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng cho xã Hải Bình nói riêng và huyện Tĩnh Gia nói chung:
+ Tăng tốc độ đô thị hóa và phát triển quy mô hoạt động của ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân.
+ Tình hình an ninh trật tự khu vực bị biến động
- Vì các lợi ích mà Dự án có khả năng đem lại là khá lớn và các ảnh hưởng đến môi trường không lớn, có thể khắc phục được bằng các biện pháp xử lý và bảo vệ môi trường nên việc triển khai thực hiện Dự án là hoàn toàn phù hợp.
3.1.4. Tác động do các rủi ro, sự cố
3.1.4.1. Giai đoạn thi công dự án
a. Rủi ro, sự cố do mưa bão thiên tai:
- Sự cố do mưa bão, thiên tai...ảnh hưởng tới khu vực Dự án như: cố sạt lở, ngập lụt và nguy cơ mất an toàn của dự án khi có mưa, lũ trong thời gian thi công, tràn đổ đất, thoát nước chậm,.... Tuy nhiên khi có sự cố về thiên tai, mưa bão công trình sẽ tạm thời ngừng thi công tại khu vực dự án. Chủ dự án phối hợp với đơn vị thi công cần nghiêm túc có kế hoạch để ứng phó.
- Ngập úng cục bộ: Úng ngập cục bộ xuất hiện do diện tích bề mặt thoát nước bị thu hẹp hoặc bị cản trở. Trong khuôn khổ dự án, úng ngập cục bộ xảy ra khi sản bị thu hẹp hoặc bị cản trở. Trong khuôn khổ dự án, úng ngập cục bộ xảy ra khi sản phẩm xói gây bồi lắng tại vùng đất trũng.
b. Rủi ro, sự cố con người và giao thông:
- Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông trong quá trình thi công, vận chuyển.
- Sự cố cháy nổ sinh ra từ các sự cố máy móc, điện, các phương tiện thi công, khu vực lán trại của công nhân.
- Sự cố về trật tự an ninh trật tự trong quá trình thi công. - Ách tắc giao thông và mất an toàn giao thông:
+ Tắc nghẽn giao thông và mất an toàn giao thông sẽ xuất hiện khi: Lấn chiếm các đường liên xã liên thôn và các đường địa phương sẽ được sử dụng để chuyển chở vật liệu từ khu vực Dự án ra ngoài và ngược lại;
+ Lầy hóa mặt đường do tràn đổ bùn đất thi công.
3.1.4.2. Giai đoạn vận hành dự án a. Sự cố cháy chợ:
Một trong những sự cố nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở chợ đó là nguy cơ hỏa họan. Trong nhiều năm trở lại đây đã xảy ra rất nhiều vụ cháy chợ lớn nhỏ gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới tính mạng của con người. Có thể kể đến các vụ cháy như cháy chợ Đồng Xuân năm 1994, cháy chợ Quy Nhơn năm 2006, cháy chợ Hà
Đông năm 2005 và gần đây nhất là vụ cháy chợ Nhật Tảo - TP Hồ Chí Minh năm 2009,....gây thiệt hại lớn cho người và của.
- Mỗi một vụ cháy chợ do những nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính dẫn tới cháy chợ là do sự vi phạm an toàn PCCC như hệ thống đường điện dây điện mắc không đúng quy định, quá tải điện dẫn tới cháy chập, và do ý thức của hộ kinh doanh và khách hàng ra vào chợ không cao không tuân thủ quy định PCCC.
- Trong chợ thường có nhiều kiốt nhỏ, mỗi một kiốt sử dụng nhiều các thiết bị điện như bóng đèn, kèm theo quạt, ti vi. Việc tập trung nhiều loại thiết bị điện hoạt động cùng lúc vào giờ cao điểm có thể gây ra sự cố chập điện. Hơn nữa các kiốt thường là một dãy dài liên tục, không có tường rào bao quanh, chợ lại nằm sát khu vực dân cư, vì vậy có thể xảy ra nguy cơ cháy lan giữa chợ và nhà dân.
- Do diện tích các kiốt thường nhỏ hẹp, hệ thống điện thường được giăng mắc len lỏi trong các quầy hàng nếu xảy ra sự cố cháy chập điện thì rất dễ xảy ra hỏa hoạn.
- Theo thói quen và phong tục tập quán các hộ kinh doanh vẫn thắp hương, đốt vàng mã ngay tại quầy, sạp vào những ngày tuần, ngày rằm hàng tháng, và có khi cả những ngày bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới hỏa hoạn.
- Các kiốt đều nhỏ, hẹp, nhưng lượng hàng hóa chứa trong đó lớn gấp nhiều lần so với quy định. Nhất là các dãy kiốt chuyên kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như vải, quần áo, hàng tạp hoá… lại liền kề với nhau, chỉ cần một bất cẩn nhỏ sẽ xảy ra cháy.
- Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ trong chợ.
- Bên cạnh những nguyên nhân trên, một nguyên nhân khác cũng có thể gây nên cháy chợ là do ý thức của các hộ kinh doanh. Một trong những vi phạm phổ biến về an toàn PCCC là các hộ kinh doanh tận dụng tối đa khoảng không gian sẵn có để trưng bày hàng hoá. Vào các dịp lễ tết hàng hóa đưa vào chợ khá nhiều. Các khoảng trống trong chợ được tận dụng tối đa, các cầu thang thoát hiểm thì bị dùng làm nơi vận chuyển và chứa hàng hóa. Vì vậy, nếu xảy ra hoản hoạn rất khó khăn cho lực lượng PCCC trong việc dập tắt các đám cháy.
b. Sự cố phát tán bệnh dịch:
Khu vực chứa rác trong Dự án nếu không được vệ sinh và thu gom hàng ngày thì cũng là nguồn phát sinh bệnh dịch vì trong rác thải có chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao loại chất thải này phân huỷ rất nhanh gây ra các mùi khó chịu. Đây còn là nơi tập trung ruồi, chuột và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Nguy cơ phát tán bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm khi Dự án đi vào hoạt động là rất lớn. Chính vì vậy chủ dự án có các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới con người được nêu ở chương 4.
c. Sự cố mất điện:
Đối với khu vực đông lạnh, sự cố môi trường có thể xảy ra khi bị mất điện. Khi đó, toàn bộ hệ thống làm lạnh dừng hoạt động gây ảnh hưởng đến quá trình ướp đông của thủy sản và ảnh hưởng đến chất lượng của hải sản.
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
3.2.1. Đánh giá chung về mức độ phù hợp của các phương pháp đánh giá
- Nhìn chung các dự báo, đánh giá các tác động (tiêu cực) chính đến môi trường tự nhiên (và một phần đến KT – XH) là chi tiết và có độ tin cậy cao vì các lý do sau:
- Các phương pháp dự báo tác động môi trường được thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế. Các phương pháp dự báo này tương tự như các phương pháp do các đơn vị tư vấn, chuyên gia thực hiện cho báo cáo ĐTM các dự án lớn khác.
- Các phương pháp dự báo bằng bảng kiểm tra, liệt kê, đánh giá nhanh, kiến thức chuyên gia, và hệ thống định lượng tác động có tính khách quan, đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
- Các phương pháp mô hình sử dụng tính toán phát thải được thực hiện một cách quy mô và đầy đủ, các kết quả mô phỏng khá thuyết phục.
- Số liệu đo đạc, khảo sát do Chủ dự án (qua đơn vị Tư vấn môi trường và các đơn vị phối hợp) là đầy đủ các thành phần môi trường có thể bị tác động do dự án (không khí, độ ồn, rung, chất lượng nước).
- Các chuyên gia, cán bộ chính trong nghiên cứu ĐTM này có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, thủy văn, xây dựng, đã thực hiện ĐTM cho nhiều loại hình dự án khác lớn (đường bộ, cảng...), trong đó có nhiều dự án theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế.
3.2.2. Các tác động đã được dự báo và đánh giá có độ tin cậy cao
- Tác động đến kinh tế xã hội, đời sống khu dân cư trong quá trình chuẩn bị mặt bằng.
- Tác động do chất thải xây dựng, độ ồn, độ rung, chất thải sinh hoạt, các vấn đề về an ninh khu vực, kinh tế xã hội, an toàn giao thông trong quá trình thi công Dự án đã tính toán và dự báo được mức độ và các đối tượng bị ảnh hưởng.
- Tác động do hoạt động thu gom chất thải đã được đánh giá ở mức chi tiết cao. - Tác động của quá trình thi công dự án ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp và các khu vực dân cư xung quanh dự án được dự báo và đánh giá phù hợp.
- Tác động đến con người, tài nguyên sinh vật, các yếu tố môi trường vật lý đã được dự báo và đánh giá phù hợp.
Chương 4