ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Đánh giá tác động

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá lạch bạng, khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 47)

- Lớp số 4: Cát hạt thô màu xám đen, xám ghi Trạng thái chặt vừa đến chặt Chiều dày từ (8.5 : 15.0)m.

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Đánh giá tác động

3.1. Đánh giá tác động

3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án

Như đã trình bảy ở chương 1 thì toàn bộ diện tích khu đất thực hiện dự án nằm trong quy hoạch khu cảng cá Lạch Bạng và đã được san nền và hoàn thành hệ thống cấp thoát nước. Do đó khi Công ty TNHH đầu tư thương mại Tuấn Dũng thuê đất để đầu tư xây dựng thì về công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại khu vực thực hiện dự án không bị ảnh hưởng, vì vậy đối với giai đoạn chuẩn bị dự án không phát sinh các chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực thực hiện dự án.

3.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng

Nguồn gây tác động của dự án tới môi trường xung quanh bao gồm nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải. Trong qua trình xây dựng, các nguồn gây tác động của dự án thể hiện trong bảng:

Bảng 3.1. Tổng hợp nguồn tác động trong giai đoạn thi công dự án

TT Hoạt động gây nguồn tác động Yếu tố tác động Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

1 Đào, đắp đất (san nền) trong quá trình làm hố móng. Đất đá loại, bụi, nước bị phèn hóa.

2 Hoạt động của phương tiện thiết bị thi công Bụi, khí độc (CO, SO2, NO2 và VOC), nước và chất thải rắn thi công

3 Vận chuyển trong thi công Bụi, khí độc (CO, SO2, NO2 và VOC). 4 Hoạt động tại công trường thi công. Bụi, nước thải và chất thải rắn thi công. 5 Sinh hoạt của công nhân. Nước thải và chất thải rắn.

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

1 Sử dụng các đường giao thông An toàn giao thông. 2 Đào đắp đất phục vụ thi công Bồi lắng. Ồn và rung. 3 Hoạt động của phương tiện thiết bị

thi công Ồn, rung.

4 Vận chuyển trong thi công Ồn, rung.

5 Hoạt động tại công trường thi công. Ồn, rung. Sự cố môi trường.

6 Tập trung công nhân. Lan truyền bệnh tật, phát sinh mâu thuẫn

3.1.2.1. Tác động liên quan đến chất thải * Tác động do bụi và khí thải:

Đối tượng chịu tác động thứ nhất do bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động thi công dự án và xây dựng các hạng mục công trình của dự án là công nhân tham gia thi công trên công trường và khu vực dân cư, khu vực kinh doanh nằm gần khu vực dự án. Mức độ tác động sẽ mang tính tạm thời, trong thời gian thi công.

Đối tượng chịu tác động tiếp theo do bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công dự án là người dân sống xung quanh khu vực thi công dọc tuyến đường vận chuyển, khu vực kinh doanh của cảng cá. Các khu vực có mức ô nhiễm môi trường không khí lớn là hai bên tuyến đường vận chuyển (phạm vi <50m) và có thể làm phát sinh các bệnh về đường hô hấp.

a. Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp (bốc xúc):

- Khi các phương tiện cơ giới phục thi công, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng và các thiết bị có trọng lượng, kích thước lớn hoạt động sẽ gây ra bụi, tiếng ồn và độ rung.

- Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất, mức độ phát tán bụi phụ thuộc vào khối lượng đào đắp và vận chuyến nguyên vật liệu, thiết bị thi công... Ngoài ra còn đất đá thải trong quá trình vận chuyển cũng làm tăng lượng bụi trong không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Phạm vi và vùng ảnh hưởng cũng chịu sự tác động của hướng gió và tốc độ gió.

- Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình thi công phụ thuộc vào tổng khối lượng đào đắp của hạng mục công trình là 2.439,0 m3.

+ Lượng bụi phát sinh tính toán theo công thức sau:

Mbụi BX = Thể tích đất bốc xúc x ρ x K

Trong đó:

+ Thể tích đất đào đắp: 4.065,0 m3;

+ ρ: Là khối lượng riêng của đất đào đắp, ρ= 1,44 tấn/m3 và (theo Định mức: Căn cứ định mức dự toán xây dựng công trình số 24-2007 (phần Xây dựng) công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng);

+ K: Hệ số phát sinh bụi, K = 0,17 kg/tấn đất (Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh của WHO và hướng dẫn đánh giá tác động môi trường quặng bauxit của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

→ Mbụi BX= 2.439,0 x 1,44 x 0,17 = 597,07 (kg bụi)

+ Tổng thời gian thi công đào đắp thực tế trên công trường là 15 ngày (thời gian đào đắp dự kiến là 01 tháng) do đó lượng bụi sinh ra trong 1 ngày được tính như sau:

Mbụi ngày = Mbụi BX/số ngày thi công

= 597,07/15 = 39,80 (kg bụi/ngày) = 39,80/8 = 4,98 kg/h.

Do nguồn phát thải bụi phát tán trên một diện tích rộng nên có thể áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để xác định nồng độ chất ô nhiễm trong khoảng thời gian khác nhau tại khu vực thi công.

Giả sử khối không khí tại khu vực bốc xúc, san gạt được hình dung là một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và H (m). Hình hộp không khí có một cạnh đáy song song với hướng gió. Giả thiết rằng luồng gió thổi vào hộp là

không gian chứa bụi và không khí tại khu vực thi công tại thời điểm chưa có các hoạt động khác là sạch thì nồng độ bụi trung bình tại một thời điểm sẽ được tính theo công thức sau (Nguồn: Môi trường không khí - NXB KHKT - Hà Nội 1997- Chủ biên: Phạm Ngọc Đăng):

C = Es x L (1 - e-ut/L)/(u x H)

Trong đó:

- u: Tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với một cạnh của hộp, u = 1,5m/s; - H: Chiều cao xáo trộn (m), H = 5m;

- L, W: Chiều dài, chiều rộng của hộp khí: L = 100m, W = 8 m (dựa vào diện tích lớn nhất công trường đang thi công);

- Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích, mg/m2.s; Es = Mbụi/ngày/(L ×W) = Tải lượng (kg/h) x 1.000.000/( L x W x 3.600) = 4,98 x 1.000.000/(100 x 8 x 3.600) = 1,73 (mg/m2.s)

- t : Thời gian tính toán (h).

Nồng độ bụi phát thải tại khu vực thi công theo thời gian được tính ở bảng dưới với giả thiết thời tiết khô ráo.

Bảng 3.2: Nồng độ bụi tại các thời điểm khác nhau trên công trường trong quá trình đào đắp

Nồng độ, mg/m3 QCVN 05: 2013/BTNMT

(mg/m3)

0,25h (15 p) 0,5h (30p) 1h 2h

0,086 0,172 0,343 0,681 0,30

Nhận xét:

Qua giá trị nồng độ bụi tính tại các thời điểm cho thấy, khi hoạt động đào đắp (bốc xúc) thi công đào đắp diễn ra thì nồng độ bụi khu vực thi công tăng lên theo thời gian. Nếu hoạt động bốc xúc diễn ra liên tục lớn hơn 1h cộng với điều kiện thời tiết khô hanh thì nồng độ bụi ở khu vực bắt đầu vượt QCVN 05: 2013/BTNMT.

b. Bụi do hoạt động vận chuyển:

- Hoạt động vận chuyển dự án với khối lượng được tổng hợp theo bảng 1.3 như sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá lạch bạng, khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 47)