- Lớp số 4: Cát hạt thô màu xám đen, xám ghi Trạng thái chặt vừa đến chặt Chiều dày từ (8.5 : 15.0)m.
Bảng 3.3: Khối lượng nguyên vật liệu vận chuyển đến khu vực thi công dự án
TT Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng riêng (Tấn/mKhối lượng 3) Khối lượng (Tấn)
1 Cát các loại m3 4.263,35 1,40 5.968,69
2 Đá các loại m3 1.700,06 1,55 2.635,09
3 Sắt thép các loại Tấn 12,50 - 12,50
5 Xi măng Tấn 12.732,00 - 12.732,00
Tổng cộng 21.367,62
- Quãng đường trung bình để vận chuyển nguyên vật liệu là khoảng 06 km. - Sử dụng ô tô tải trọng 7 tấn, 6 bánh lốp sẵn có để vận chuyển.
- Tải lượng bụi do xe chạy trên đường đất được tính theo công thức sau (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995).
E0 =1,7*k*(s/12)*(S/48)*(W/2,7)0,7*(w/4)0,5*[(365-p)/365], (kg/xe.km)
Trong đó:
+ E0: Lượng phát thải bụi (kg bụi/xe.km);
+ K: Hệ số kể đến kích thước bụi, k = 0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron; + s: Hệ số kế đến loại mặt đường, đường đất s = 2,2;
+ S: Tốc độ trung bình của xe tải, trong công trường S = 10km/h; + W: Tải trọng xe, W = 7 tấn;
+ w: Số lốp xe, w = 6 lốp;
+ p: Số ngày mưa trung bình trong năm, 137 ngày mưa (tại khu vực Dự án).
→ E0 = 1,7x0,8x(2,2/12)x(10/48)x(7/2,7)0,7x(6/4)0,5x[(365-137)/365)]
≈ 0,08 (kg/lượt xe.km).
- Với tải trọng xe 7 tấn thì để vận chuyển được với quãng đường 6 km vận chuyển 21.367,62 tấn nguyên vật liệu thì cần: 21.367,62/7 = 3.053 chuyến xe.
- Tổng lượng bụi sinh ra trong giai đoạn này được tính theo công thức:
Mbụi = E0xNx2xL = 0,08 x 2 x (3.053 x 6) = 2.930,42 (kg)
Trong đó:
- N: là số chuyến xe tham gia vận chuyển, (N = 3.053 chuyến xe) - 2: Xe đi 2 lượt/ chuyến.
- L: Là độ dài quãng đường vận chuyển, (L = 6km)
Quá trình này diễn ra trong thời gian thi công (thời gian thực tế vận chuyển là 95 ngày), vậy tải lượng bụi theo ngày là khoảng Mbụi = 30,85 kg/ngày (số chuyến vận chuyển một ngày: 3.053/95 = 32 chuyến/ngày).
+ Các phương tiện vận chuyển đất đá sẽ phát sinh một lượng bụi ra xung quanh với nồng độ bụi giảm dần theo khoảng cách. Với giả thiết thời tiết khô ráo, gió thổi vuông góc với tuyến đường vận chuyển, ta có thể xem bụi phát tán theo mô hình nguồn thải là nguồn đường.
Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí do nguồn đường phát thải liên tục được xác định theo mô hình cải biên của Sutton như sau:
Trong đó:
- C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3); - E: Nguồn thải (mg/m.s);
- Z: Độ cao của điểm tính (m), chọn Z = 1,5m;
- σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi, σz = 0,53 x0,73;
- u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực, u = 1,5m/s;
- h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh, lấy h = 0,5m.
Với tải lượng bụi phát tán do vận chuyển E0 = 0,08 (kg/lượt xe.Km), mỗi ngày làm việc 8 giờ thì nguồn thải E có giá trị là:
E = (E0x1.000.000x Số chuyến/ngày x 2 lượt)/(8x3600x200) = (0,08x1.000.000 x 32 x 2)/(8 x 3600 x 200) = 0,893(mg/m.s)
Kết quả tính toán nồng độ bụi tại một số điểm theo trục x, z hai bên đường trong trường hợp gió thổi vuông góc với nguồn đường và vận tốc gió thay đổi như bảng sau:
Bảng 3.4: Nồng độ bụi theo các khoảng cách khác nhau từ quá trình vận chuyển trong quá trình thi công dự án
Nồng độ, (mg/m3) QCVN 05: 2013/BTNMT
(mg/m3)
5m 10m 20m 40m 80m 100m
0,375 0,288 0,191 0,119 0,073 0,062 0,30
Nhận xét:
Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công xây dựng dự án làm phát sinh bụi vào môi trường ở hai bên đường vận chuyển, ở khoảng cách càng xa thì nồng độ bụi càng giảm.
c. Khí thải do hoạt động của phương tiện bốc xúc:
- Định mức tiêu hao nhiên liệu các phương tiện thi công dự án chủ yếu do máy xúc hoạt động. Nhu cầu nhiên liệu tại bảng sau:
Bảng 3.5: Dự báo khối lượng dầu sử dụng để đào đắp thi công dự án (Với khối lượng đào đắp là: 2.439,0 m3)
TT Loại máy móc Định mức * (Ca/100 m3) Định mức tiêu hoa nhiên liệu (lit/ca) Số ca máy (ca) Lượng nhiên liệu tiêu thụ (lit) Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ (Tấn) 1 Máy đào 0,8 m3 0,294 64,80 7 465 0,67 2 Máy đầm 8T 0,35 34,00 9 290 Tổng cộng 16 755
Ghi chú:
+ Định mức: Căn cứ định mức dự toán xây dựng công trình số 24-2007 (phần Xây dựng) công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng;
+ Tỷ trọng của dầu là 0,89 kg/l; + Kết quả đã được làm tròn số.
- Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, năm 1993), động cơ diesel tiêu thụ 1,0 tấn nhiên liệu sẽ phát thải ra môi trường 4,3 kg bụi; 64 kg SO2; 55 kg NO2; 28 kg CO; 12 kg VOCs. Từ đó ta tính được tải lượng khí thải như sau: