Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá lạch bạng, khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 67)

- Lớp số 4: Cát hạt thô màu xám đen, xám ghi Trạng thái chặt vừa đến chặt Chiều dày từ (8.5 : 15.0)m.

b. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:

Nguồn phát sinh nước thải khi Dự án đi vào hoạt động bao gồm: nước thải sinh hoạt của khách đến trao đổi hàng hóa và các hộ dân kinh doanh tại chợ; nước thải phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của chợ và nước mưa chảy tràn.

Các nguồn nước thải lần lượt được trình bày dưới đây:

b1. Nước thải phát sinh từ khách đến mua hàng hóa:

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt (vệ sinh, tắm, rửa…) của khách đến trao đổi hàng hóa và các hộ dân kinh doanh tại khu vực chợ. Khi dự án đi vào hoạt động với số lượng người tại khu vực chợ một ngày dự kiến là 1.000 người

(Nguồn: Theo báo cáo thuyết minh dự án đầu tư) định mức cấp cho 1 người bình quân khoảng 30 lit/người thì lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt là 30 m³/ngày. Lưu lượng nước thải ra bằng 80% lưu lượng nước cấp, vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt là

24m³/ngày.

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO ta có thể tính được tải lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt (nếu không xử lý) như sau:

Bảng 3.21: Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt.

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

BOD5 45 - 54 COD 72 - 103 TSS 70 - 145 NO3- (Nitrat) 6 - 12 PO43- (Photphat) 0,6 - 4,5 Amoniac 3,6 - 7,2

(Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993)

Từ tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải ta có thể tính được nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải giai đoạn xây dựng, được thể hiện tại bảng sau đây:

Bảng 3.22: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải

Chất ô nhiễm (g/ng.đêm)Tải lượng Nồng độ (mg/lit)

QCVN 14: 2008/BTNMT 2008/BTNMT (Cột B) BOD5 8,55 – 10,26 474 – 568 60 COD 13,68 – 19,57 758 – 1.084 - TSS 13,30 – 27,55 737 – 1.526 120 NO3- (Nitrat) 1,14 – 2,28 63 – 126 60 PO43- (Photphat) 0,11 – 0,86 6 – 47 12 Amoniac 0,68 – 1,37 38 – 76 12 Ghi chú:

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét:

Như vậy nước thải sinh hoạt của Dự án nếu không được xử lý sẽ có nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7,9 ÷ 9,4 lần; TSS vượt quá tiêu chuẩn cho 6,2

÷12,7 lần; Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép 1,05 ÷ 2,1 lần; Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 3,94 lần; Amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép 3,2 ÷ 6,3 lần. Với đặc tính nước thải như trên, thì đây là nguồn gây tác động xấu tới môi trường.

- Nước thải loại này chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

- Theo tính toán thì lưu lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 24m3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải này được thể hiện trong bảng 3.22. So sánh với QCVN 14:2008 (mức B) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, làm giảm hàm lượng oxy có trong nước, giảm khả năng tự làm sạch của nước. Ngoài ra chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái của nguồn tiếp nhận.

b2. Nước thải từ hoạt động kinh doanh tại khu vực chợ:

Như đã trình bày ở Chương 1, nhu cầu nước cấp trong quá trình dự án đi vào hoạt động là 18 m3/ngày thì lượng nước thải ra là 16,2 m3/ngày (nước thải ra bằng khoảng 90% nước cấp). Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu như: hàm lượng BOD5,

hàm lượng TDS, hàm lượng NH4+ - N, Tổng Coliform,.... Thành phần các chất này nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước của khu vực.

b3. Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn trong khu vực Dự án phụ thuộc vào lượng mưa trong năm, khi mưa xuống sẽ kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây, các chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãi... từ các sân bãi, đường đi, trên các mái nhà... gây ô nhiễm môi trường.

Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa, thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.

Theo tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn trên toàn khu vực Dự án ở phần trên là 45,71 (m3/h), bao gồm nước mưa từ mái nhà, đường giao thông, bãi cỏ. Nước mưa chảy tràn qua đường giao thông, mặt bằng khu vực, đất trống cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Ngoài ra còn gây ngập úng cục bộ, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của chợ.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá lạch bạng, khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 67)