Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí:

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá lạch bạng, khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 65)

- Lớp số 4: Cát hạt thô màu xám đen, xám ghi Trạng thái chặt vừa đến chặt Chiều dày từ (8.5 : 15.0)m.

a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí:

Do đặc trưng của dự án nên khi đi vào hoạt động, nguồn phát sinh ô nhiễm không khí không nhiều. Các nguồn này có tính chất phân tán và qui mô nhỏ. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm:

- Khí CO2, CH4, H2S sinh ra từ quá trình phân hủy các phế phẩm của thực phẩm tươi sống.

- Khí thải phát sinh ra do phân hủy nước thải tại các hố ga, khu vực tập trung rác của Dự án.

- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải

a1. Khí thải từ hoạt động giao thông:

Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ” cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0,03 lit/km, cho các loại ôtô chạy xăng là 0,15 lit/km, các loại ôtô chạy bằng dầu là 0,3 lit/km.

Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông bao gồm: COx, NOx, SOx, CxHy, Aldehyd... Hệ số ô nhiễm do các xe chạy xăng tạo ra được trình bày trong bảng sau

Bảng 3.18: Hệ số ô nhiễm của xe chạy xăng

TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/1.000L xăng) 1 CO 291 2 CxHy 33,2 3 NOx 11,3 4 SO2 0,9 5 Aldehyd 0,4

(Nguồn số liệu: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993)

Dựa trên việc khảo sát khu vực Dự án ta có thể sơ bộ tính được lượng phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án khoảng 100 lượt xe ô tô/ngày và 1000 lượt xe gắn máy/ngày.

Tính toán áp dụng với quãng đường 3km, thì lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 540lít xăng/ngày, tải lượng chất ô nhiễm phát sinh trong ngày được tính toán như sau:

Bảng 3.19: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông

TT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Tải lượng ô nhiễm (mg/s)

Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải

(mg/m/s) 1 CO 157,14 1818,75 0,60625 2 CxHy 17,928 207,5 0,06917 3 NOx 6,102 70,625 0,02354 4 SO2 0,486 5,625 0,00188 5 Aldehyd 0,216 2,5 0,00083

Nồng độ các chất ô nhiễm trung bình ở một điểm bất kỳ trong không khí do nguồn phát thải liên tục có thể xác định theo công thức (*) Từ đó tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại các khoảng cách 30m, 60m, 150m xuôi theo chiều gió. Cụ thể nồng độ các chất SO2, NOx, CO, CxHy, Andehyd trong không khí tại các khoảng cách 30m, 60m, 150m xuôi theo chiều gió

Bảng 3.20: Nồng độ các chất ô nhiễm tại các khoảng cách khác nhau

Thông số ô nhiễm E mg/m/s Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m³) QCVN 05: 2013/BTNMT (mg/m3) 30m 60m 150m CO 0,60625 0,07 0,03 0,01 30 CxHy 0,06917 0,01 0,00 0,00 - NOx 0,02354 0 0 0 0,2 SO2 0,00188 0 0 0 0,35 Aldehyd 0,00083 0 0 0 - Nhận xét:

Theo bảng tính toán ở trên cho thấy ở khoảng cách 30m, 60m, 150m thì nồng độ các chất ô nhiễm như SO2, NOx, CO đều dưới tiêu chuẩn cho phép (áp dụng mức trung bình 1h), ảnh hưởng của các chất ô nhiễm này theo các hướng gió trong khu vực Dự án là rất nhỏ và không đáng kể.

a2. Mùi tanh, hôi:

Trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động, ô nhiễm mùi có thể phát sinh do quá trình lên men và phân hủy chất hữu cơ có trong: rác thải, mùi tanh của thủy sản (cá, tôm, cua, mực,...), thối rữa (tại khu vực cống rãnh, bể tự hoại,...) tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Ô nhiễm mùi còn có thể phát sinh từ khu vực vệ sinh, từ hệ thống hố ga trong khu vực Dự án.

Khu vực kinh doanh các mặt hàng tươi sống, thực phẩm,...là nơi phát sinh rác thải. Nếu rác thải không thu gom và xử lý sẽ phát sinh mùi hôi.

a3. Bụi phát sinh ra từ hoạt động mua bán, tập kết, vận chuyển hàng hoá ra vào chợ:

Quá trình tập kết vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực chợ cũng phát sinh lượng bụi. Tuy nhiên quá trình này chủ yếu diễn ra vào ban đêm hoặc sáng sớm nên ảnh hưởng của bụi tới con người được hạn chế.

Bụi phát sinh trong quá trình Dự án đi vào vận hành bao gồm bụi vô cơ do phương tiện giao thông. Thường bụi có kích thước rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng công trình chợ hải sản đầu mối tại cảng cá nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho thuyền nghề cá lạch bạng, khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 65)