Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng

Một phần của tài liệu hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm hivaids tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (Trang 31 - 34)

Khái niệm cộng đồng được hiểu là các quần thể dân cư sinh sống trong cùng một địa bàn hoặc có khoảng cách địa lý không quá xa so với nơi ở của NCT. Cộng đồng thường phát triển tương đối đa dạng bao gồm các ban, ngành,

đoàn thể ở cấp cơ sở, các hiệp hội, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện địa phương, các nhóm, câu lạc bộ…[42].

Mô hình chăm sóc và phát huy vai tr NCT tại cộng đồng bao gồm khá nhiều hoạt động phong phú, nổi bật là hai hoạt động Nhà dưỡng lão do cộng đồng hoặc tổ chức xã hội thành lập và hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ.

- Nhà dưỡng lão mang tính “Cộng đồng”: có nhiều điểm chung so với các trung tâm, nhà dưỡng lão do các ban ngành, đoàn thể, hội Trung ương quản lý, các nhà dưỡng lão tại cơ sở được thành lập dựa trên nguyên tắc qui mô nhỏ, huy động tinh thần tham gia tình nguyện trong công tác chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi. Mái ấm tình thương ở Đà Nẵng và Nhà dưỡng lão Bình An ở thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều ngôi chùa ở Huế là những ví dụ điển hình cho các hoạt động này.

- Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ bao gồm các hoạt động: sinh hoạt thông tin thời sự; sinh hoạt văn hóa văn nghệ; hoạt động thể dục thể thao - chăm sóc sức khỏe... Với quan điểm của Đảng và Nhà nước chăm sóc sức khoẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội, nên đây là mô hình mang tính chất rộng và thiết thực, phù hợp với tất cả các đối tượng từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi và miền ngược đều có thể áp dụng được.

Theo Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, trong số 9,9 triệu NCT cả nước có 8,3% NCT sống cô đơn, 13,06% sống chỉ có hai vợ chồng già. Trước những khó khăn đó, mô hình thí điểm “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào các tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng” được thực hiện tại một số xã của các tỉnh: Thái Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, H a Bình, Đồng Nai. Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là một trong những xã trung du miền núi đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình này. Tại các xã thành lập Ban Chỉ đạo gồm 5 người và Tổ tình nguyện gồm 9 người. Ban Chỉ đạo và Tổ tình nguyện của xã đã phối hợp chặt chẽ với TYT xã, y tế thôn bản tiến hành khảo sát, thăm d về sức khỏe, điều kiện vật chất, lối sống của NCT trong xã từ đó

lập kế hoạch cụ thể cho việc tư vấn sức khỏe đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó với mô hình thí điểm tại các tỉnh này, chính quyền địa phương c n tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về CSSK cho NCT, phát tờ rơi, các tài liệu liên quan đến kiến thức CSSK cho NCT [71]. Tuy nhiên, hoạt động của mô hình chủ yếu dựa vào đội ngũ tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng, nếu không được tổ chức tốt, khơi dậy được sự nhiệt tình, tâm huyết của các tình nguyện viên, đặc biệt là các thầy thuốc trẻ thì tính bền vững và hiệu quả của mô hình sẽ không cao.

Trần Ngọc Tụ (2009) đã xây dựng và thử nghiệm mô hình “Quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng” tại các xã của huyện Từ Liêm, Hà Nội với 3 hoạt động chính: (i) Tổ chức quản lý sức khỏe, KCB cho NCT tại nhà và tại TYT xã; (ii) Tổ chức TT-GDSK cho NCT thông qua truyền thông gián tiếp trên hệ thống loa truyền thanh xã, cấp phát tờ rơi, tờ gấp cho NCT và gia đình NCT; (iii) Tổ chức luyện tập dưỡng sinh cho NCT. Các hoạt động của mô hình đã được lồng ghép vào nhiệm vụ CSSKBĐ của TYT xã. Mô hình không đơn thuần có KCB mà c n áp dụng nhiều biện pháp nhiều chiều như động viên tinh thần, tổ chức luyện tập thể dục dưỡng sinh và nâng cao kiến thức ph ng bệnh, giữ gìn sức khỏe cho người cao tuổi. Mô hình đã khéo léo đưa NCT từ đối tượng thụ động trở thành chủ thể tự chăm sóc mình [60].

Trần Văn Hưởng (2012) xây dựng mô hình CSSK NCT dựa vào y tế tuyến cơ sở gồm các hoạt động như (i) Nâng cao năng lực quản lý KCB cho NCT: xây dựng mạng lưới quản lý KCB cho NCT; tập huấn về công tác quản lý và ph ng bệnh NCT; tập huấn kỹ năng đo huyết áp cho NVYT thôn và cộng tác viên NCT; phối hợp đoàn thể xã hội tham gia CSSK cho NCT…(ii) Nâng cao năng lực điều hành dựa vào cộng đồng về KCB người cao tuổi: quản lý khám chữa bệnh định kỳ cho NCT tại xã; theo dõi, phát hiện bệnh huyết áp NCT tại ấp; truyền thông, tư vấn về ph ng bệnh và chữa bệnh cho NCT [35].

Có thể nói, mô hình CSSK NCT ở cộng đồng đã đáp ứng được nhu cầu của NCT nói chung và NCT ở khu vực nông thôn nói riêng về thông tin, kỹ năng rèn luyện, giữ gìn sức khỏe theo hướng dự ph ng tại cộng đồng, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện và trình độ của NCT ở khu vực nông thôn; đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong công tác CSSK NCT (huy động NCT, gia đình họ hàng, chính quyền, chuyên môn và các ban, ngành đoàn thể cùng tham gia).

Một phần của tài liệu hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm hivaids tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (Trang 31 - 34)