Y tế viễn thông là khả năng ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong y học. Sử dụng phương tiện đó để truyền tải các thông tin y
học từ khoảng cách xa đến với các đối tượng, từng vùng miền khác nhau nhưng cho hiệu quả thông tin giống nhau [7], [88], [91].
Y tế viễn thông đã có lịch sử phát triển từ rất sớm. Tại Nhật Bản, DVYT từ xã qua radio đã được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX. Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựng được nhiều trung tâm tư vấn CSSK NCT từ xa với sự hỗ trợ của viễn thông và đạt được nhiều kết quả tốt trong CSSKBĐ [83]. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nước phát triển đã xây dựng mô hình tư vấn, CSSK, NCT từ xa và y tế viễn thông được đánh giá là một trong 3 mũi nhọn của ngành y tế ở thế kỷ XXI (dược phẩm, chẩn đoán hình ảnh và y tế viễn thông). Các trung tâm y tế viễn thông thường xuyên có người trực 24/24 giờ để nhận các thông báo, tư vấn, hướng dẫn CSSK cho cộng đồng nói chung và tư vấn, hướng dẫn CSSK cho NCT nói riêng.
Mô hình y tế viễn thông trong tư vấn, CSSK NCT là một mô hình hiện đại, qua đó góp phần giảm bớt số lượng trang thiết bị, nhân lực và các tổ chức y tế, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng xa trung tâm. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng dành những trang viết, khoảng thời gian quý báu trên truyền hình để đưa thông tin về y học như Truyền hình Hà Nội có mục Y học bốn phương, Sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay, O2 TV..., các trang web thảo luận trực tuyến về các kiến thức y học… đã cung cấp một lượng lớn kiến thức nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân. Mô hình sử dụng sự chỉ dẫn các chuyên gia trong nước cũng như nước ngoài từ xa để mổ những ca khó được truyền hình trực tiếp thông qua mạng điện tử. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng mô hình này c n gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về kỹ thuật cũng như sự nhận thức và khai thác công nghệ thông tin của cộng đồng.