Xây dựng mô hình can thiệp

Một phần của tài liệu hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm hivaids tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (Trang 116 - 123)

- Đời sống của gia đình NCT

4.2.1.Xây dựng mô hình can thiệp

12 Tê, buồn đau nhức chân, tay 218 162 74,3 56 25,

4.2.1.Xây dựng mô hình can thiệp

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, các hoạt động CSSK cho người cao tuổi ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, nhà nước cũng như các tổ chức chính trị xã hội. Điều này được thể hiện qua việc nhiều văn bản chính sách đã được ban hành và thực hiện nhằm đảm bảo cho NCT được chăm sóc toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần.

Hiện nay, có rất nhiều mô hình CSSK người cao tuổi được áp dụng ở nhiều nơi, tuy nhiên, những mô hình này đều mang tính đặc thù, phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương và mới chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng NCT nhất định như người cao tuổi nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa hoặc nhóm người cao tuổi có điều kiện kinh tế.

Mô hình CSSK cho NCT dựa vào cộng đồng là một hướng tiếp cận tương đối phổ biến và được nhiều tác giả nghiên cứu. Mặc dù vẫn c n nhiều mặt hạn chế nhưng nhìn chung mô hình vẫn được đánh giá là có hiệu quả, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện và trình độ của NCT ở khu vực nông thôn; đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong công tác CSSK người cao tuổi (huy động người cao tuổi, gia đình họ hàng, chính quyền, chuyên môn và các ban, ngành đoàn thể cùng tham gia). Mặt khác, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, những nước có nền kinh tế kém phát triển và trung bình thì hệ thống chăm sóc sức khỏe cần hướng tới giải quyết những vấn đề thực tiễn và CSSK dựa vào cộng đồng được coi là phương án tối ưu do đảm bảo được tính tiếp cận của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với người dân.

Vì vậy, để đảm bảo cho mọi NCT đều được CSSK, chúng tôi tiến hành thử nghiệm mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng”. Để mô hình có tính bền vững, khả thi và có thể áp dụng rộng

rãi, nguyên tắc để xây dựng mô hình là NCT và người thân trong gia đình phải là đối tượng chính trong các hoạt động triển khai can thiệp. Các nội dung can thiệp cần đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với các yếu tố văn hoá cũng như hoàn cảnh thực tế của NCT tại địa phương, dễ triển khai và có thể áp dụng rộng rãi tại địa phương. Việc tổ chức triển khai phải được sự ủng hộ của cấp uỷ đảng, chính quyền, dựa vào cộng đồng và lấy Hội NCT làm n ng cốt, các nội dung can thiệp được thực hiện với chi phí thấp và ít tốn kém.

Các hoạt động can thiệp được tiến hành tại 2 xã Uy Nỗ và Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với các nội dung:

Nội dung 1: tiến hành nâng cao năng lực quản lý, khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Để nâng cao năng lực quản lý, KCB, trước hết chúng tôi xây dựng tổ dịch vụ quản lý, khám chữa bệnh cho NCT trên địa bàn xã bao gồm toàn bộ nhân lực của TYT xã và y tế các thôn có NCT đăng ký tham gia đề tài nghiên cứu. Trưởng trạm y tế cũng là tổ trưởng tổ dịch vụ có trách nhiệm tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể và điều hành công việc hàng ngày. Trong hoạt động quản lý sức khỏe NCT, chúng tôi tiến hành quản lý, theo dõi sức khỏe NCT bằng cách lập sổ theo dõi sức khỏe cho NCT. Sổ được lập từ khi NCT bắt đầu đăng ký sử dụng dịch vụ. NCT được theo dõi và thăm khám sức khoẻ định kỳ 3 tháng/lần. Những trường hợp NCT mắc bệnh mãn tính sẽ được quản lý, theo dõi, chăm sóc thường xuyên. Khi có vấn đề về sức khoẻ, NCT có thể đến TYT xã để được tư vấn, khám chữa bệnh. Trường hợp NCT bị bệnh quá nặng vượt quá khả năng và phạm vi cứu chữa ở tuyến xã hoặc không thuộc phạm vi quy định điều trị tại tuyến cơ sở sẽ được xử trí ban đầu rồi làm thủ tục để gia đình chuyển người cao tuổi đến cơ sở điều trị (bệnh viện) đúng chuyên khoa và đúng tuyến. Trường hợp bệnh rất nặng tổ dịch vụ có thể cử NVYT đi hộ tống cùng gia đình. Trong các trường hợp cần hỏi và tư vấn về các vấn đề có liên quan đến sức khỏe, NCT hoặc các thành viên trong

gia đình có thể hỏi trực tiếp tổ dịch vụ tại TYT hoặc gọi điện thoại sẽ được tổ dịch vụ giải đáp, hướng dẫn tận tình, chu đáo. Trong quá trình quản lý, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho NCT, người cao tuổi được các bác sỹ và NVYT trong tổ dịch vụ tư vấn về sức khoẻ, các biện pháp dự ph ng bệnh tật, cách dùng thuốc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho NCT tại cộng đồng được tiến hành với phương châm "phòng bệnh là chính" đã áp dụng một số biện pháp KCB và chăm sóc cơ bản theo quy định CSSKBĐ nêu trong Tuyên ngôn Alma - Ata và Hướng dẫn CSSKBĐ của Bộ Y tế. Tiến hành phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh thông thường cho NCT. Các biện pháp dự ph ng, chăm sóc và điều trị cho NCT như dùng thuốc (tây, thuốc nam), không dùng thuốc, kết hợp đông - tây y, vật lý trị liệu, luyện tập phục hồi chức năng... đã hạn chế tối đa sự tốn kém không cần thiết cho NCT và gia đình, đem lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng người cao tuổi. Qua thực tế cho thấy, mỗi cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn đều đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác CSSK cho người cao tuổi tại địa phương, cảm thông, chia sẻ với NCT để cùng chủ động thực hiện.

Trong chăm sóc sức khỏe cho NCT, các NVYT đã động viên, an ủi, giúp đỡ khi NCT có vấn đề về sức khỏe, khuyến khích NCT sống vui, sống khỏe, là tấm gương để các thế hệ con cháu noi theo. Đồng thời tiến hành khám chữa bệnh, tư vấn và chăm sóc sức khoẻ thông thường. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành cho NCT về các vấn đề sức khoẻ, ph ng chống bệnh tật, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Theo dõi diễn biến sức khỏe, bệnh tật và sinh hoạt của NCT. Tham gia tổ chức, củng cố hoạt động chi hội NCT thôn/xóm và CLB sức khoẻ. Có thể nhận thấy, mặc dù có nhiều hoạt động của các chương trình y tế khác nhưng các NVYT đã thực hiện khá tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động được triển khai của mô hình.

Đối với gia đình và cộng đồng, mô hình đã tiến hành truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức và vận động gia đình, cộng đồng thực hiện các biện pháp ph ng bệnh, nếp sống vệ sinh khoa học. Động viên, khuyến khích, huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong CSSK cho người cao tuổi.

Hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ được tăng cường thêm cho trạm y tế xã. Do đó, quy chế điều hành và lề lối làm việc do trưởng trạm y tế xã (cũng là tổ trưởng tổ dịch vụ) quyết định, xây dựng kế hoạch, điều phối phân công công việc sao cho vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên của trạm lại vừa hoàn thành tốt hoạt động tăng cường CSSK cho người cao tuổi. Bình thường các nhân viên của tổ dịch vụ làm việc tại trạm y tế xã, y tế thôn, thực hiện các chương trình y tế tại địa phương. Khi người cao tuổi có nhu cầu được tư vấn về sức khỏe sẽ được tổ dịch vụ trả lời trực tiếp qua điện thoại hoặc tư vấn tại trạm y tế (tùy theo điều kiện và từng trường hợp cụ thể). Trường hợp NCT bị ốm, bị bệnh thông thường tổ dịch vụ đến để động viên NCT và gia đình đưa NCT đến TYT xã để các nhân viên y tế khám, điều trị tại trạm. Sau mỗi đợt điều trị, nhân viên y tế sẽ tiến hành thanh toán công khai, cụ thể với NCT, gia đình NCT về các khoản thuốc, phí kỹ thuật, thực hiện thủ thuật... theo quy định của TYT xã. Các hoạt động quản lý, tư vấn, CSSK tại nhà được coi là một nội dung sinh hoạt của TYT do trạm trưởng kiêm tổ trưởng tổ dịch vụ chủ trì. Quy định cứ sau mỗi quí (3 tháng), mỗi tổ dịch vụ phụ trách, quản lý, theo dõi NCT tại nhà tổ chức họp với nội dung: tổ dịch vụ báo cáo tình hình hoạt động chung trong từng quí và phương hướng hoạt động trong quí tới. Người cao tuổi và gia đình của NCT góp ý những mặt được và chưa được của tổ dịch vụ để từ đó đúc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm dưới sự chứng kiến của lãnh đạo chính quyền địa phương, trưởng thôn và đại diện của ph ng Y tế, TTYT huyện. Về tài chính, tiền thu phí hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT được thực hiện theo quy

định đối với trạm y tế xã. Những người cao tuổi có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh được cấp thuốc theo qui định; NCT thuộc diện chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, cô đơn, tàn tật, gặp hoạn nạn bất thường khi bị bệnh được miễn giảm, hỗ trợ tiền thuốc (tùy theo các mức độ và hoàn cảnh cụ thể).

Qua các hoạt động can thiệp được triển khai, mô hình đã xây dựng được 5 chỉ số ĐHDVCĐ (CBM) để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý, KCB cho NCT. Với 5 chỉ số cụ thể gồm tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng tốt, TYT có thể sử dụng để tự đánh giá, đơn giản, rõ ràng và giúp cho việc xác định tiến độ và kết quả công việc đã thực hiện. Với ưu điểm là rõ ràng, tính đo lường của các chỉ số sẽ tạo thuận lợi cho cán bộ TYT đồng thời căn cứ vào nguồn lực của địa phương để lập kế hoạch duy trì hoạt động và xây dựng các chỉ tiêu cho những năm tiếp theo.

Nội dung 2: song song với việc quản lý, khám chữa bệnh cho NCT, chúng tôi tiến hành truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ cho NCT. Hoạt động này được tiến hành tại gia đình NCT, tại TYT xã hoặc qua các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Tổ TT- GDSK là những cán bộ của xã kết hợp đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên là các NVYT thôn đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Tổ truyền thông có nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm, chuẩn bị tài liệu, nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sức khỏe theo yêu cầu và nguyện vọng của NCT, Hội người cao tuổi dưới sự chỉ đạo của trưởng TYT xã, ph ng Y tế, Trung tâm y tế huyện, kết hợp với Ban Thông tin - Văn hóa của xã để tuyên truyền trên đài truyền thành của xã, thôn. Nội dung truyền thông rất đa dạng và phong phú bao gồm Pháp lệnh người cao tuổi, Luật người cao tuổi, những chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của thành phố Hà Nội về chăm sóc sức khỏe NCT. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là ph ng, chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống hàng ngày cho người cao tuổi.

Đối với người cao tuổi: chúng tôi tiến hành tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, cung cấp các tài liệu cần thiết về CSSK và ph ng bệnh cho NCT, cách ph ng những bệnh thường gặp ở NCT; hướng dẫn cách trồng, sử dụng thuốc nam và thuốc đông y trong ph ng và chữa bệnh thông thường; chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho NCT. Tổ chức các buổi hướng dẫn về cách xoa bóp, bấm huyệt. Đối với NCT có khả năng đi lại hạn chế, tổ chức hướng dẫn NCT ngay tại thôn/xóm để mọi NCT có thể tham gia được. Tổ chức TT - GDSK qua hệ thống truyền thanh của xã, thôn. Tuyên truyền bằng việc phát tờ rơi, tờ gấp cho NCT và gia đình người cao tuổi.

Đối với con, cháu: tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của con cái đối với NCT; cung cấp các kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp ở NCT cho các thành viên trong gia đình thông qua các chủ đề khác nhau như: hướng dẫn cách chăm sóc cho NCT khi khoẻ cũng như khi ốm đau, cách chăm sóc NCT bị mắc một số bệnh đặc biệt, cách chăm sóc người già khi gặp phải các vấn đề sức khoẻ thông thường (ví dụ như THA, bệnh hô hấp mạn tính, đái tháo đường, viêm khớp...), hướng dẫn một số cấp cứu y khoa thông thường cần thiết, có sẵn tại nhà trong các trường hợp cấp bách, hướng dẫn con, cháu cách trồng và sử dụng thuốc nam.

Đối với cán bộ y tế TYT xã và y tế thôn: tổ chức các lớp tập huấn đào tạo bổ sung kiến thức về các bệnh của NCT, phương pháp điều trị, tâm sinh lý NCT cũng như các ký năng cần thiết trong CSSK NCT cho các cán bộ y tế ở TYT xã, y tế thôn kỹ năng tư vấn cho người cao tuổi về sức khoẻ và CSSK.

Đối với cộng đồng: tổ chức các cuộc họp với các nhà lãnh đạo chính quyền và các ban ngành đoàn thể phổ biến các thông tin về sức khoẻ người cao tuổi, vai tr và sự đóng góp của người cao tuổi trong gia đình và cộng đồng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

Nội dung 3: để người cao tuổi được chăm sóc toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, chúng tôi thành lập Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Thông qua Câu lạc bộ, chúng tôi tiến hành cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến kiến thức về CSSK cho NCT; đưa nội dung CSSK vào hoạt động sinh hoạt của Câu lạc bộ (NCT tự đọc tài liệu hoặc chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân cũng như chia sẻ các kiến thức về ph ng bệnh ở người cao tuổi). Tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ dưới các hình thức khác nhau, với các nội dung phong phú thu hút NCT tham gia như: trao đổi kiến thức về các vấn đề sức khoẻ và CSSK của người cao tuổi, giao lưu văn hoá văn nghệ, ngâm thơ...

Mặt khác, thông qua Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời, chúng tôi tiến hành củng cố, xây dựng và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ dưỡng sinh, thành lập đội bóng chuyền hơi, cầu lông... Hoạt động củng cố và duy trì hoạt động Câu lạc bộ dưỡng sinh được tiến hành thông qua việc tăng cường đôn đốc các CLB dưỡng sinh đã tập luyện, tiếp tục duy trì hoạt động thường xuyên; mua sắm thêm các vật dụng cần thiết như gậy, quạt... cho quá trình luyện tập của NCT. Để tổ chức luyện tập dưỡng sinh chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia y học và thể dục thể thao, lựa chọn bài "Thái cực trường sinh đạo" làm bài tập chủ đạo cho các Câu lạc bộ dưỡng sinh của NCT. Câu lạc bộ dưỡng sinh ở xã Liên Hà được tổ chức thành 4 điểm; xã Uy Nỗ tổ chức thành 3 điểm tham gia luyện tập. Câu lạc bộ dưỡng sinh ở hai xã do Hội người cao tuổi đúng ra tổ chức, điều hành và duy trì chế độ tập.

Các đội “bóng chuyền hơi”, “cầu lông” của cả nam và nữ tại mỗi thôn có NCT tham gia đề tài được thành lập và duy trì chế độ tập luyện 02 buổi mỗi ngày: sáng từ 5h30’ đến 6h30’; chiều từ 17h30’ đến 18h30’. Cấp ủy đảng, chính quyền, trung tâm TDTT các xã đã bố trí, tạo điều kiện thuận lợi về sân bãi luyện tập, định kỳ tổ chức thi đấu giao hữu giữa các xã, thôn kỷ niệm các ngày lễ của đất nước như Ngày quốc tế NCT, Ngày quốc tế phụ nữ,

Ngày thương binh liệt sỹ... qua đó động viện, khích lệ được tinh thần của

Một phần của tài liệu hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm hivaids tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (Trang 116 - 123)