- Nhu cầu luyện tập dưỡng sinh, nâng cao SK
c. Nội dung can thiệp
* Căn cứ xây dựng mô hình
- Luật người cao tuổi của Quốc hội Việt Nam.
- Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 và tài liệu “Nâng cao năng lực điều hành dựa vào cộng đồng về CSSK” (CBM) của Bộ Y tế và UNICEF.
- Tình hình bệnh tật và nhu cầu được quản lý, tư vấn, CSSK của NCT tại cộng đồng huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Nhiệm vụ của TYT xã trong CSSKBĐ. Khả năng đáp ứng các dịch vụ CSSK NCT của các TYT xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Được sự chấp thuận và ủng hộ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, UBND các xã, Hội NCT; sự hỗ trợ về chuyên môn của Ph ng Y tế, TTYT huyện.
Hình 2.3. Sơ đồ cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của mô hình * Các bước tiến hành can thiệp
- Đánh giá thực trạng, chọn nhóm can thiệp, chọn nhóm đối chứng. - Xây dựng mô hình can thiệp tại cộng đồng.
- Chọn địa điểm can thiệp, lập Kế hoạch triển khai. - Tiến hành can thiệp tại cộng đồng.
- Theo dõi, giám sát triển khai can thiệp bao gồm các nội dung can thiệp được triển khai, người thực hiện, số lượng, thành phần các đối tượng tham gia.
Kết quả can thiệp được đánh giá bằng so sánh theo mô hình trước - sau can thiệp, so sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng dựa trên các chỉ số đánh giá.
* Nguyên tắc tiến hành can thiệp
Để đảm bảo hiệu qủa các nội dung can thiệp, mô hình can thiệp được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí: (i) có tính phù hợp và khả thi; (ii) tính hiệu quả và bền vững; (iii) khả năng tiếp cận và tính toàn diện.
Cộng đồng
(Gia đình - Hội NCT – các ban, ngành, đoàn thể)
Trạm y tế xã, y tế thôn
(Tổ chức quản lý, tư vấn, CSSK người cao tuổi tại cộng đồng)
Viện VSDT TW, Trƣờng ĐHY HN
(Chuyên gia chuyên môn)