Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

Một phần của tài liệu hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm hivaids tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (Trang 29 - 30)

Khác với mô hình con cháu, người thân trong gia đình chăm sóc NCT trong xã hội truyền thống, ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường chăm sóc tại gia đình được hiểu là các mô hình chăm sóc lưu động mang chất lượng của các gói dịch vụ nhỏ đến với NCT ngay tại gia đình họ. Loại hình chăm sóc này ngày càng được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày bởi tính thiết thực của nó và ngày càng hoàn thiện hơn, thu hút được sự cổ vũ, ủng hộ tích cực từ phía dư luận xã hội [42].

Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về phát triển y học gia đình. Ở đây y học gia đình được tập trung vào người bệnh với 6 nguyên tắc: liên tục, toàn diện, phối hợp, cộng đồng, ph ng bệnh và gia đình. Những nguyên tắc này tạo nên sức mạnh giúp các thành viên trong gia đình dự ph ng, điều trị CSSK ở bất kỳ lứa tuổi nào [49], [89]. Tại Thụy Điển (1991) có khoảng gần 5.000 cơ sở y tế cấp tỉnh tham gia CSSK cho NCT tại gia đình (tăng gấp 3 lần so với năm 1970). Đến năm 1992, khoảng 1/2 số quận/huyện đã quản lý được các dịch vụ CSSK tại nhà. Các y tá và bác sỹ ở tuyến tỉnh đến khám tại nhà cho NCT [29].

Ở Việt Nam, thuật ngữ “bác sĩ gia đình” đã trở nên phổ biến trong các gia đình hiện đại. Khi NCT có vấn đề về sức khỏe có thể gọi điện đến các ph ng khám và được các bác sĩ chuyên khoa theo yêu cầu đến khám, cung cấp thuốc và điều trị tại chỗ. Nếu NCT có nhu cầu theo dõi bệnh hàng ngày hoặc điều trị bệnh thường xuyên như truyền, tiêm thuốc, châm cứu, hướng dẫn tập luyện... các bác sỹ sẽ lập sổ sách theo dõi, lên phác đồ điều trị và thăm khám bệnh định kỳ. Đây là mô hình CSSK tin cậy nhất không chỉ phù hợp với NCT mà c n thích hợp với cả trẻ em, phụ nữ mang thai và đối tượng khác, hạn chế được quá trình tiến triển hoặc biến chứng của bệnh khi người bệnh di chuyển hoặc do bệnh tật và thời tiết mang lại. Tính ưu việt của mô hình này c n thích hợp với NCT khi tránh hoặc rút ngắn thời gian nằm viện của họ.

Đây c n là mô hình KCB và tư vấn hiệu quả cho NCT trong gia đình qua điện thoại hoặc trực tiếp. Song, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như giá của dịch vụ dao động khá nhiều, phụ thuộc vào nhu cầu và đ i hỏi cung cấp dịch vụ từ phía gia đình, chỉ sử dụng và tiếp cận được đối với những gia đình có kinh tế khá giả. Cách tiếp cận này không phù hợp với NCT ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, đối tượng người nghèo.

Năm 2001, Nguyễn H a Bình đã xây dựng và áp dụng mô hình dịch vụ “Quản lý, tư vấn và CSSK tại nhà - Q.T.C” ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Sau 2 năm triển khai thực nghiệm cho thấy, mô hình “Q.T.C” được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và cơ bản đáp ứng nhu cầu CSSK của NCT tại cộng đồng. Các hoạt động của mô hình: lập sổ theo dõi sức khỏe cho 1.132 người ở 300 hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ; tiến hành tư vấn, giáo dục SK trực tiếp tại nhà cho NCT khi đến thăm hộ gia đình và KCB; CSSK và KCB tại nhà; tỷ lệ chữa khỏi bệnh cấp tính thông thường là 94,68%, ngày điều trị khỏi trung bình tại nhà cho một trường hợp ốm là 4,5 ngày; không có tai biến xảy ra khi điều trị tại nhà. Tác giả thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân đi KCB ở bệnh viện sau can thiệp (4,8%) so với trước can thiệp (20,76%) giảm 4,2 lần (p<0,01). Đồng thời mô hình "Q.T.C" cũng đã thu hút và huy động được sự tham gia của cộng đồng vào công tác y tế một cách tích cực hơn [6].

Mô hình dịch vụ CSSK dành cho NCT tại gia đình là một trong những mô hình khá phù hợp với xã hội hiện đại có thể đáp ứng trọn gói hoặc từng gói nhỏ các dịch vụ theo yêu cầu của NCT và gia đình. Lấy nhu cầu thị trường làm tiêu chí hoạt động, các dịch vụ này phải dựa trên sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng dịch vụ, thời gian, loại hình và phương thức tổ chức dịch vụ. Vì vậy, phần lớn các dịch vụ cung ứng có chất lượng từ trung bình đến khá tốt, phục vụ nhanh và kịp thời đối với người cao tuổi.

Một phần của tài liệu hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm hivaids tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)