- Đời sống của gia đình NCT
12 Tê, buồn đau nhức chân, tay 218 162 74,3 56 25,
4.2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tƣ vấn sức khoẻ
tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng tốt lần lượt đạt 100%, 87,7% và 59,4%; HQCT tăng từ 90,5% lên 175,1%. Mô hình “Quản lý, CSSK NCT tại cộng đồng” của Trần Ngọc Tụ (2009) [60] với tỷ lệ sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả tăng từ 50,5% và 21,3% lên 91,05 và 51,9%. Như vậy, sau 12 tháng can thiệp năng lực quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh cho NCT ở TYT xã can thiệp đã được thay đổi rõ rệt, đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả. Cơ sở hạ tầng khang trang với ph ng riêng, giường, chiếu, chăn, gối sạch sẽ, thoáng mát, dụng cụ y tế tại các TYT về cơ bản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu CSSK hàng ngày cho NCT. Nhân viên y tế được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng KCB và CSSK cho NCT. Có thể nói, những thay đổi trên tuy không lớn nhưng đã góp phần quan trọng khích lệ, động viên các NVYT hoàn thành nhiệm vụ trong CSSK cho nhân dân và người cao tuổi tại TYT xã ngày một tốt hơn.
4.2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tƣ vấn sức khoẻ sức khoẻ
Hoạt động TT- GDSK là một nội dung quan trọng được triển khai trong mô hình. Thông qua TT- GDSK nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, giúp NCT xác lập và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe, đồng thời hướng dẫn kỹ năng thực hành để thực hiện được những hành vi sức khỏe đạt hiệu quả cao nhất. Khoa học cũng đã chứng minh quá trình chuyển
đổi từ nhận thức đến thái độ và cuối cùng là thay đổi hành vi. Đây là một quá trình đ i hỏi phải có sự tác động của nhiều phương pháp với nhiều loại hình truyền thông. Trong quá trình tiếp xúc với NCT cần tiến hành TT- GDSK trên nhiều lĩnh vực từ đơn giản đến phức tạp, từ việc chỉ dẫn cho người cao tuổi những hành vi đơn giản đến các phương pháp xử lý và đương đầu với bệnh tật. Do đó, TT- GDSK phải bao gồm nhiều khía cạnh, từ y học dự ph ng đến quản lý bệnh cấp tính, bao gồm một loạt vấn đề của cuộc sống bởi vì thầy thuốc cung ứng cả hai loại hình dịch vụ tư vấn cũng như giúp đỡ người cao tuổi trong giai đoạn chăm sóc người bệnh.
Tuy nhiên hiện nay, các dịch vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu và cũng chưa có cơ chế, chính sách cụ thể nào định hướng, khuyến khích sự phát triển. Chăm sóc người cao tuổi đ i hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, sự nhiệt tình, thân thiện cùng chuyên môn tốt nhưng sự thiếu hụt trong đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ vẫn chưa được khắc phục và đầu tư đúng mức. Nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) [31] cho thấy tốc độ cải thiện và xây dựng mới hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vẫn c n yếu: toàn quốc chỉ có 22 bệnh viện ở Trung ương và tỉnh thành lập Khoa Lão khoa với 1.049 cán bộ, y bác sỹ, 2.728 giường bệnh, con số này quá nhỏ so với nhu cầu chăm sóc của hàng triệu người cao tuổi. Mặt khác, việc phát triển theo tính tự phát hiện nay khiến cho người cao tuổi khó tiếp cận dịch vụ chứ không phải là do người cao tuổi không biết. Cũng theo nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc (2010) [31], hơn 60% người cao tuổi không biết có các dịch vụ tư vấn CSSK và cũng không biết ở đâu tư vấn. Đây là một thiếu sót rất lớn trong công tác truyền thông về chính sách và dịch vụ.
Trong nghiên cứu này, mô hình can thiệp không chỉ TT- GDSK cho đối tượng người cao tuổi mà c n cho các đối tượng khác như người thân trong gia đình người cao tuổi; cấp uỷ đảng, chính quyền; các ban, ngành, đoàn thể
chính trị - xã hội, nhân viên y tế... tạo nên sức mạnh to lớn để cùng chung tay góp phần nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi.
Đối với NCT, truyền thông gián tiếp đã tiến hành phát ra 8086 tờ rơi, tờ gấp và tranh, ảnh cổ động; truyền thanh qua đài phát thanh của xã, thôn 156 buổi với thời gian trung bình mỗi buổi là 9,7 ± 0,7 (phút), tác động vào các giác quan tai, mắt của các đối tượng qua đó hình thành thái độ đúng đắn trong dự ph ng CSSK của NCT. Sự đa dạng không chỉ ở hình thức mà c n thể hiện ở nội dung của các bài truyền thông như Pháp lệnh NCT, Luật về NCT, các bệnh thường gặp, cách ph ng chống, chế độ dinh dưỡng.... Nội dung phong phú, phù hợp và sát thực với những vấn đề mà NCT thường gặp phải.
Truyền thông trực tiếp là loại hình không thể thiếu giúp thay đổi thái độ, từ đó xây dựng hành vi đúng ở các đối tượng. Qua các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền phổ biến kiến thức, thảo luận nhóm với các đối tượng để nắm rõ tình hình, những vướng mắc, thiếu sót trong công tác CSSK NCT, từ đó cung cấp các kiến thức phù hợp với nhu cầu thực tế. Trong 12 tháng can thiệp đã tổ chức được 12 buổi tập huấn cho cán bộ, NVYT ở 2 xã nghiên cứu bao gồm các chủ đề tập huấn theo yêu cầu của TYT xã và các chủ đề bắt buộc. Tổng thời gian tập huấn là 1800 phút, huy động được 90,5% NVYT xã và 90,1% NVYT thôn tham dự. Các buổi nói chuyện chuyên đề, thảo luận nhóm với NCT có nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu của NCT. Các buổi tập huấn cho lãnh đạo cộng đồng và người thân của NCT đã thu hút được số lượng lớn người tham gia (154 lượt lãnh đạo Đảng, chính quyền và 1215 lượt người thân trong đó “con” chiếm tỷ lệ 93,2%). Điều đó đã cho thấy sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề sức khỏe NCT và bước đầu thể hiện sự thành công trong hoạt động truyền thông trực tiếp của mô hình.
Nghiên cứu của Đàm Viết Cương và cộng sự cũng đã chỉ ra rằng người cao tuổi có nhu cầu cần được phổ biến kiến thức để biết cách ph ng bệnh và tự
chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho người thân của người cao tuổi cũng là rất cần thiết [21].
Đánh giá hiệu quả nâng cao hiểu biết của NVYT về các nội dung: cách chăm sóc sức khỏe NCT, chống chỉ định tuyệt đối luyện tập thể dục ở NCT, phương pháp luyện tập thể dục thể thao, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương kết quả cho thấy, số NVYT trả lời đúng từ 16-18 câu, 13-15 câu về CSSK NCT tăng lên ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng với HQCT là 275,9% và 150,0%. Đồng thời, số NVYT trả lời đúng về chống chỉ định tuyệt đối của luyện tập thể dục ở NCT từ 7-8 câu và 9-10 câu tăng lên với HQCT là 80,7% và 77,6 %. Về nội dung luyện tập thể dục thể thao và cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương, kiến thức của NVYT cũng tăng lên với CSHQ tăng từ 75,0% đến 150,0%. Qua đó thấy rằng, TT- GDSK cho NVYT bằng nhiều hình thức đa dạng về kiến thức, kỹ năng CSSK NCT đã thực sự có hiệu quả. Đây là một mắt xích quan trọng trong công tác CSSK NCT của mô hình.
Cán bộ lãnh đạo cộng đồng cũng là một đối tượng quan trọng trong công tác truyền thông nhằm nâng cao sức khỏe cho NCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp cán bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể chính trị - xã hội đã hiểu, quan tâm và có trách nhiệm hơn trong công tác CSSK cho NCT, thể hiện ở việc hiểu rõ được vai tr của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong CSSK NCT, ban hành các cơ chế phù hợp và dành một phần ngân sách của địa phương cho các hoạt động CSSK NCT. Đây là một thành phần không thể thiếu nhằm gây dựng và bảo vệ thành quả của công cuộc CSSK NCT.
Người thân là những người cận kề chăm lo cho cuộc sống và sức khoẻ của NCT. Khi họ hiểu và có những kiến thức về cách CSSK cho NCT thì hiệu quả chăm sóc sẽ được nâng cao. Để làm được điều này, mô hình đã tổ chức nhiều hoạt động như nói chuyện trực tiếp, thảo luận nhóm, phát tở rơi, tờ gấp... cho người thân. Bước đầu biểu hiện của hiệu quả TT- GDSK cho người thân
của người cao tuổi là đã lôi kéo họ đến các buổi nói chuyện, buổi thảo luận... để rồi dần dần khơi dậy trong họ sự quan tâm, nghĩa vụ và trách nhiệm với người cao tuổi, những người đã và đang chung sống với họ dưới một mái nhà, cùng huyết thống với họ. Điều đó cho thấy rằng nếu thực hiện truyền thông theo mô hình thì sự quan tâm của người thân đến NCT sẽ tăng lên về cả vật chất lẫn tinh thần, đảm bảo cho người cao tuổi được sống vui, sống khỏe.
Với sự đeo bám của tiến trình lão hóa, rình rập của bệnh tật, người cao tuổi không thể chỉ trông chờ vào giúp đỡ của những người xung quanh mà c n phải biết tự chăm sóc cho bản thân mình, biết cái gì nên tránh và nên làm. Sau 12 tháng can thiệp, kiến thức của người cao tuổi về một số nội dung dự ph ng CSSK đã được nâng lên rõ rệt như: dự ph ng bệnh tăng huyết áp (HQCT từ 113,5% đến 247,1%, p<0,05), mục đích tập luyện dưỡng sinh, TDTT (HQCT từ 44,1% đến 172,8%, p<0,05). Truyền thông đã thật sự nâng cao được hiểu biết của người cao tuổi, bước đầu gây dựng khả năng tự chăm sóc cho chính bản thân mình.
Có thể khẳng định, hoạt động truyền thông đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đã bổ sung, cải thiện kiến thức của người dân xung quanh vấn đề CSSK người cao tuổi. Đây là một chiến lược nhằm tạo dựng sức mạnh to lớn từ cộng đồng đến công tác này trong những năm tiếp theo.