- Đời sống của gia đình NCT
12 Tê, buồn đau nhức chân, tay 218 162 74,3 56 25,
4.2.3.1. Đánh giá tính khả thi, bền vững của mô hình
Mô hình thí điểm “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” được triển khai tại 2 xã Uy Nỗ và Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với 3 hoạt động chính:
Về hoạt động quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi
Với đặc thù của NCT là thường xuyên mắc bệnh và mắc nhiều triệu chứng/bệnh cùng lúc nên hoạt động quản lý, tư vấn và KCB cho NCT là rất cần thiết. Các chương trình quản lý và KCB cho NCT của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy việc quản lý sức khỏe và KCB cho NCT đã góp phần làm giảm tần suất mắc bệnh cũng như nâng cao được sự hiểu biết của NCT và
những người chăm sóc NCT về ph ng, chống bệnh tật. Tuy nhiên, để tiến hành các hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực, kinh phí mua sắm trang thiết bị cũng như thuốc men cho người cao tuổi. Thực tế cho thấy để làm được điều này ở tuyến y tế cơ sở là rất khó khăn do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cũng như rất ít TYT xã trên toàn quốc thực hiện tốt chức năng này một cách chủ động. Nghiên cứu của Trần Văn Hưởng, Trần Thị Mai Oanh, Trần Ngọc Tụ, Nguyễn Văn Tập cũng chỉ ra rằng với thực trạng khó khăn chung của TYT xã hiện nay, việc duy trì các hoạt động quản lý, KCB và CSSK người cao tuổi có tính khả thi không cao. Trong nghiên cứu này, việc tác động làm thay đổi nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác CSSK NCT cũng là một thành công không nhỏ qua đó tạo cơ chế đặc thù nhằm thu hút cán bộ có chất lượng về công tác tại tuyến y tế cơ sở, góp phần trong CSSK cho NCT trên địa bàn huyện được tốt hơn.
Về truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi
Việc truyền thông, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức về bệnh tật và CSSK cho người cao tuổi là rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra rằng NCT có nhu cầu cần được phổ biến kiến thức để biết cách tự ph ng bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông được tiến hành trên cả 3 phương diện: truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp và phát tài liệu với nội dung đa dạng, phong phú có tính khả thi cao, bền vững và phù hợp với bối cảnh của khu vực nông thôn cũng như phong tục tập quán của người Việt Nam. Hoạt động truyền thông, tư vấn sức khỏe được tiến hành không chỉ với đối tượng NCT mà c n là đối với con cháu, cán bộ trạm y tế xã, y tế thôn và lãnh đạo cộng đồng. Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức không những của NCT mà c n cả đối với con cháu và đặc biệt là lãnh đạo cộng đồng, những người đóng vai tr quan trọng trong tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi. Đó cũng phù hợp với đạo lý, văn hoá gia đình Việt Nam, cũng chính là văn hoá gia đình truyền thống để con cháu bày tỏ l ng kính trọng và biết ơn đến ông, bà, cha, mẹ.
Về hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời
Đây là một nội dung can thiệp quan trọng nhất và là mấu chốt đảm bảo hiệu quả cũng như tính bền vững của mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng. Ngoài việc tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kiến thức về các vấn đề sức khoẻ người cao tuổi. Hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời c n hướng người cao tuổi đến các hoạt động tập thể như luyện tập dưỡng sinh, TDTT, giao lưu, thi đấu giữa các đơn vị. Hoạt động đã thu hút được nhiều người cao tuổi tham gia thường xuyên, động viên, khuyến khích tinh thần của người cao tuổi hăng hái với các hoạt động xã hội, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm qua đó đáp ứng phần nào nguyện vọng sống vui, sống khoẻ của người cao tuổi.
Như vậy, các hoạt động của mô hình can thiệp là đúng đắn, có tính khả thi và bền vững, phù hợp với người cao tuổi ở khu vực nông thôn đang trong tiến trình đô thị hoá, có thể nhân rộng ra các xã khác của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.