Thực trạng hoạt động các HTX điều tra

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 71)

5. Bố cục luận văn

3.3.4. Thực trạng hoạt động các HTX điều tra

3.3.4.1. Lĩnh vực ngành nghề của HTX điều tra

Về quy mô: trong 18 HTX nông nghiệp điều tra có 6 HTX có quy mô

toàn xã , phường, 12 HTX có quy mô liên xóm.Lĩnh vực ngành nghề của các HTX

nông nghiệp điều tra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.4. Phân loại các hợp tác xã nông nghiệp điều tra theo loại hình sản xuất kinh doanh

TT Loại hình HTX Số lƣợng HTX Cơ cấu (%) 1 HTX kinh doanh dịch vụ 15 83.33 2 HTX chăn nuôi 1 5.56

3 HTX sản xuất – chế biến – kinh doanh 2 11.11

Tổng 18 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Từ bảng ta thấy, trong 18 HTX NN điều tra có 15 HTX NN kinh doanh dịch vụ chiếm tỉ lệ cao 83,33% tập trung vào kinh doanh các dịch vụ như thủy lợi, dịch vụ tổng hợp, cung ứng giống, vật tư, khoán đất…HTX sản xuất – chế biến- kinh doanh chiếm 11,11% số lượng HTX NN điều tra chủ yếu là các HTX chè. Còn lại là HTX chăn nuôi chỉ có 1 HTX chiếm 5,56%.

3.3.4.2. Năng lực của bộ máy quản trị các HTX điều tra

Mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng cũng phải thừa nhận rằng các HTX vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, còn nhiều khó khăn và bất cập lớn về chất lượng nguồn nhân lực.

Phần lớn đội ngũ cán bộ trong các HTX nông nghiệp thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể quản lý điều hành HTX hoạt động một cách có hiệu quả. Đa số cán bộ đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành của các HTX nông nghiệp đều trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm tích lũy từ những hoạt động thực tế chứ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng trước đó.

Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp còn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của HTX trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó các HTX lại chưa chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các đội ngũ kế cận và chưa cụ thể hóa các tiêu chuẩn, chức danh cho đội ngũ cán bộ Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX và nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực.

Trong thời gian qua, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và đặc biệt là cán bộ chủ chốt cho các HTX nông nghiệp bằng các việc như: mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành và nghiệp vụ cho Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX. Tuy nhiên số lượng cán bộ HTX tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng rất ít và hiệu quả thực tế không cao do các chính sách đào tạo chưa phù hợp (thời gian tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày; về giáo trình; trình độ nhận thức của cán bộ HTX còn hạn chế; chế độ đãi ngộ cho cán bộ đi học...) chưa thực sự hấp dẫn, khuyến khích được cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

HTX yên tâm đi học, đào tạo. Bên cạnh đó hầu hết đội ngũ giúp việc cho các HTX nông nghiệp chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ do vậy mà công tác tham mưu, giúp việc cho HTX gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.5. Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp điều tra

Đơn vị: người

Chức vụ lƣợng Số

Trình độ

Văn hoá Chuyên môn

Cấp I Cấp II Cấp III Chƣa qua ĐT cấp Trung cấp Cao đẳng, ĐH CN,PCN 42 0 7 1 15 11 6 2 Kế toán 14 0 1 6 2 5 0 0

Ban kiểm soát 17 0 3 0 6 6 1 1

Tổng 73 0 11 7 23 22 7 3

Tỷ lệ(%) 100 0 15,07 9,59 31,51 30,13 9,59 4,11

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được rằng trình độ của ban quản trị, cùng các cán bộ quản lý trong HTX NN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là tương đối thấp. Trong tổng số 42 người trong ban quản lý HTX thì số người mới chỉ tốt nghiệp cấp II là 11 người (chiếm tới 15,07%), số lượng người có trình độ văn hoá cấp III là 7 người (chiếm 9,59%). Xét về trình độ chuyên môn thì trong số 42 người có tới 23 người chưa qua đào tạo (chủ yếu là các chủ nhiệm và phó chủ nhiệm) chiếm tới 31,51%, trình độ sơ cấp là 22 người, trung cấp 7 người, đại học và cao đẳng chỉ có 3 người chiếm 4,11%. Từ những số liệu thống kê này chúng ta có thể thấy khó khăn của các HTX NN khi có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ thấp và chưa qua đào tạo chính quy. Đây thật sự là một khó khăn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX NN của thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ của các HTX nông nghiệp là rất cần thiết và cấp bách, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng những kiến thức mới về quản lý kinh tế, tài chính và vận dụng một cách khoa học sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.3.4.3. Tình hình tài chính của các HTX nông nghiệp điều tra - Vốn quỹ của HTX

Vốn quỹ của HTX nông nghiệp chủ yếu hình thành từ HTX cũ chuyển sang và tích lũy qua hoạt động của các HTX; Các HTX chuyển đổi xã viên không góp vốn điều lệ mà quy từ vốn tích lũy thành vốn điều lệ; HTX nông nghiệp mới thành lập xã viên có góp vố n điều lệ nhưng việc góp vốn không được tính toán cụ thể để xác định vốn tối thiểu mà từng HTX, mỗi xã viên góp từ 1- 20 triệu đồng, quy mô HTX từ 10- 50 xã viên, những HTX này không có vốn tích lũy nên vốn hoạt động ít, kinh doanh dịch vụ rất khó khăn. Tình hình vốn quỹ của các HTX NN điều tra được thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6. Tình hình vốn quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra tính đến năm 2012 ĐVT: triệu đồng TT Loại hình HTX Số lƣợng HTX Tổng số vốn của HTX Vốn bq 1 HTX Tổng số vốn góp của xã viên Vốn góp xã viên bq 1 HTX 1 HTX kinh doanh DV 15 19.265,55 1.284,37 935,74 62,38 2 HTX chăn nuôi 1 1.150 1.150 200 200 3 HTX SX-CB-KD 2 1.552 776 310 155 Tổng 18 21.967,55 3.210,37 1.445,74 417,38 Cơ cấu (%) 100 6,58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Tổng số vốn của 18 HTX nông nghiệp là trên 21 tỷ đồng và chủ yếu là cơ sở vật chất của các HTX hiện nay chủ yếu do các HTX cũ chuyển đổi bàn giao cho bao gồm: hệ thống kênh mương, một số nhà kho, sân phơi, trạm bơm cũ nát….

Tổng số vốn góp của xã viên là hơn 1,4 tỷ đồng chiếm 6,58% trên tổng số vốn, như vậy tính bình quân với số vốn lưu động để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp là tương đối đảm bảo trong việc điều hành sản xuất kinh doanh.

Duy trì và phát triển của các HTX tất yếu cần phải cần một lượng vốn đủ lớn để đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Nhìn chung mức góp vốn của xã viên chưa cao dù đã được bổ sung qua các năm, nguyên nhân là HTX chưa thực sự tạo niềm tin với xã viên và người lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chưa thuyết phục do vậy việc huy động vốn góp của xã viên chưa cao.

Nói chung, tình hình tài chính của các HTX hiện nay chỉ có các HTX mới được thành lập trên cơ sở nhu cầu thực tế cần hợp tác và một số ít các HTX mạnh dạn mở rộng dịch vụ, kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp mới có tài chính lành mạnh; còn lại vốn, quỹ của đa số các HTX chỉ tồn tại trên sổ sách.

- Về công nợ của các HTX nông nghiệp

Bảng 3.7. Tình hình công nợ của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra tính đến năm 2012

ĐVT: triệu đồng TT Loại hình HTX Số lƣợng HTX Tổng nợ phải thu Nợ phải thu BQ 1 HTX Tổng nợ phải trả Nợ phải trả BQ 1 HTX 1 HTX KD DV 15 318,54 21,23 45,44 3,02 2 HTX chăn nuôi 1 80 80 120 120 3 HTX SX-CB-KD 2 185 92,5 400 200 Tổng 18 583,54 565,44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Qua thống kê công nợ của các HTX nông nghiệp tổng số nợ của các HTX nông nghiệp là 583,54 triệu đồng, trong đó số nợ phải trả của các HTX nông nghiệp là 565,44 triệu đồng và chủ yếu là số vốn được Liên minh HTX hỗ trợ , chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa thu được nợ từ xã viên (trong đó có cả những xã viên nợ từ trước chuyển đổi đến nay thuộc diện không đòi được) trong khi đó vốn lưu động của đa số các HTX nông nghiệp thấp đã làm hạn chế khả năng thanh toán của các HTX.

- Tài sản của HTX

Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có trụ sở riêng ít, chủ yếu là phải mượn tạm phòng làm việc trong UBND phường, xã, một số thuê địa điểm hoặc nhờ địa điểm tại nhà của một cán bộ HTX để làm việc. Các tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và có khả năng sinh lợi như các cửa hàng vật tư, cơ sở dịch vụ, ao hồ nuôi trồng thủy sản… cơ bản chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vậy làm cho HTX phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, thiếu tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

3.3.4.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của các hợp tác xã điều tra

Những năm vừa qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX NN vẫn đang có những bước phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển còn tương đối chậm, một số HTX đang trong tình trạng trì trệ, chưa tìm được phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.8. Doanh thu bình quân của một hợp tác xã nông nghiệp tính đến năm 2012 ĐVT: triệu đồng TT Loại hình HTX Số lƣợng HTX

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng/ giảm tổng doanh thu

Tăng/ giảm doanh thu BQ 1 HTX Tổng doanh thu Doanh thu BQ 1HTX Tổng doanh thu Doanh thu BQ 1HTX Tổng doanh thu Doanh thu BQ 1HTX 2011/2010 2012/2011 2011/2010 2012/2011 1 HTX KD dịch vụ 15 1.191,63 79,44 1.247,55 83,17 1.412,07 94,13 53,91 164,52 3,72 10,96 2 HTX chăn nuôi 1 869,00 869,00 923,50 923,50 1.100,00 1.100,00 54,50 176,50 54,50 176,50 3 HTX SX- CB- KD 2 1.562,00 781,00 1.894,00 947,00 2.234,00 1.117,00 332,00 340,00 166,00 170,00 Tổng 18 3.622,63 4.065,05 4.746,07 442,41 683,20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Từ bảng ta thấy: năm 2010 thì tổng doanh thu là 3.662,63 triệu đồng trong đó loại hình HTX kinh doanh dịch vụ doanh thu bình quân một HTX là 79,44 triệu đồng; HTX chăn nuôi là 869 triệu đồng; loại hình HTX sản xuất – chế biến – kinh doanh doanh thu bình quân mỗi HTX là 781 triệu đồng. Tổng doanh thu năm 2011 là hơn 4 tỷ đồng tăng 442,41 triệu đồng so với năm 2010: loại hình HTX kinh doanh dịch vụ tăng 53,91 triệu đồng so với năm 2010, bình quân mỗi HTX tăng 3,7 triệu đồng; loại hình HTX chăn nuôi tăng 54,5 triệu đồng so với năm 2010; loại hình HTX sản xuất – chế biến – kinh doanh tăng 332 triệu đồng so với năm 2010, bình quân mỗi HTX tăng 166 triệu đồng. Tổng doanh thu năm 2012 là hơn 4,7 tỷ đồng tăng 683,20 triệu đồng so với năm 2011: loại hình HTX kinh doanh dịch vụ tang 164,52 triệu đồng so với năm 2011, bình quân mỗi HTX tang 10,96 triệu đồng; HTX chăn nuôi tăng 176,5 triệu đồng so với năm 2011; loại hình HTX sản xuất – chế biến – kinh doanh tăng 340 triệu đồng so với năm 2011, bình quân mỗi HTX tăng 170 triệu đồng.

HTX chăn nuôi và HTX sản xuất – chế biến – kinh doanh là những loại hình HTX phát triển kinh doanh tổng hợp sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo chất lượng có uy tín với thị trường và đạt giá trị kinh tế cao hơn đã tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập nâng cao cho đời sống xã viên. Loại hình HTX kinh doanh dịch vụ tuy rằng doanh thu của loại hình này tăng nhưng không đáng kể do hoạt động của các HTX này chỉ làm dịch vụ đầu vào, còn bỏ trống nhiều khâu như: tiêu thụ, chế biến, cung cấp tín dụng cho xã viên…., chưa mạnh dạn liên kết để mở rộng thêm ngành nghề mới.

Doanh thu của các HTX nông nghiệp là không cao trong khi chi phí quản lý để HTX hoạt động là lớn nên lợi nhuận thu được của các HTX là rất ít, có những HTX hoạt động bảo toàn được nguồn vốn và có tình trạng thua lỗ. Điều này được thể hiện rõ ở bảng sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.9. Chi phí bình quân của một hợp tác xã nông nghiệp tính đến năm 2012 ĐVT: triệu đồng TT Loại hình HTX Số lƣợng HTX

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng/ giảm tổng chi phí

Tăng/ giảm chi phi BQ 1 HTX Tổng chi phí Chi phí BQ 1 HTX Tổng chi phí Chi phí BQ 1 HTX Tổng chi phí Chi phí BQ 1 HTX 2011/2010 2012/2011 2011/2010 2012/2011 1 HTX KD DV 15 1.001,25 66,75 1.070,37 71,35 1.161,71 77,44 69,12 91,33 4,60 6,08 2 HTX chăn nuôi 1 582,00 582,00 678,00 678,00 723,60 723,60 96,00 45,60 96,00 45,60 3 HTX SX-CB- KD 2 1.455,6 727,80 1.774,00 887,00 2.091,60 1.045,80 381,40 159,20 317,60 158,80 Tổng 18 3.038,85 3.522,37 3.976,91 483,52 454,53

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 3.9, ta thấy tổng chi phí của năm 2011 so với năm 2010 là tăng 483,52 triệu đồng. Trong 3 loại hình HTX, loại hình HTX sản xuất – chế biến – kinh doanh chi phi quản lý bỏ ra là nhiều nhất tăng 381,40 triệu đồng bình quân mỗi HTX; HTX chăn nuôi chi phí quản lý bình quân bỏ ra tăng 96,00 triệu đồng; còn lại các HTX kinh doanh dịch vụ chi phí quản lý bỏ ra là ít nhất chỉ tăng có 69,12 triệu đồng mỗi một HTX. Năm 2012 tổng chi phí là 3.976,91 triệu đồng tăng 454,53 triệu đồng so với năm 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.10. Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã nông nghiệp tính đến năm 2012

ĐVT: triệu đồng

TT Loại hình HTX

Số lƣợng

HTX

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng/ giảm tổng lợi nhuận

Tăng/ giảm lợi nhuận trƣớc thuế /HTX Tổng lợi nhuận Lợi nhuận trƣớc thuế/ HTX Tổng lợi nhuận Lợi nhuận trƣớc thuế/ HTX Tổng lợi nhuận Lợi nhuận trƣớc thuế/ HTX 2011/2010 2012/2011 2011/2010 2012/2011 1 HTX KD DV 15 189,53 12,63 177,17 11,81 252,54 16,83 -12,31 75,37 -0,82 5,02 2 HTX chăn nuôi 1 287,00 287,00 245,50 245,5 376,40 376,40 -41,50 130,90 -41,50 130,9 3 HTX SX-CB- KD 2 106,40 53,20 120,00 60,00 142,40 71,20 13,60 22,40 6,80 11,2 Tổng 18 582,93 542,67 771,34 -40,21 228,67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Từ bảng 3.10 có thể thấy tổng lợi nhuận thu được năm 2010 là 582,93 triệu đồng: loại hình HTX kinh doanh dịch vụ lợi nhuận trước thuế bình quân mỗi HTX là 12,63 triệu đồng; HTX chăn nuôi có lợi nhuận trước thuế là 287 triệu đồng; loại hình HTX sản xuất – chế biến – kinh doanh lợi nhuận bình quân trước thuế mỗi HTX là 53,20 triệu đồng. Tổng lợi nhuận năm 2011 là 542,67 triệu đồng so với năm 2010 giảm 40,21 triệu đồng trong đó HTX chăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)