Kết quả thực hiện chuyển đổi các HTX nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)

5. Bố cục luận văn

3.2.4.Kết quả thực hiện chuyển đổi các HTX nông nghiệp

Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước. Phong trào HTX của tỉnh Thái Nguyên bắt đầu giảm sút vì các cơ chế quản lý điều hành của đa số các HTX cơ bản không phù hợp với nền kinh tế.

Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành chỉ thị số 06 ngày 29/4/1997 về việc tổ chức triển khai thực hiện theo Luật HTX thì đến tháng 5/1997 Ban chỉ đạo phong trào HTX tỉnh Thái Nguyên được thành lập do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Giám đốc sở nôn nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh làm Phó ban thường trực. Tiếp theo đến tháng 6/1997 Ban Chỉ đạo phong trào HTX tỉnh ban hành Kế hoạch số 24 về việc triển khai thực hiện Luật HTX ở các huyện, trên cơ sở đó có Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn với cương vị là Phó ban đã chỉ đạo đôn đốc các huyện và các xã thành lập được Ban chỉ đạo phong trào HTX. Để thực hiện từng bước được chắc chắn và có kết quả Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi thống nhất với Huyện ủy, UBND huyện Đồng Hỷ đã chọn huyện Đồng Hỷ làm điểm thự hiện Luật HTX đồng thời Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên chọn và chỉ đạo 03 điểm HTX là Cù Vân huyện Đại Từ; Cam Giá, Đại Đồng, thành phố Thái Nguyên. Qua việc chỉ đạo thực hiện Luật HTX ở các điểm chỉ đạo trên đã rút ra nhiều bài học bổ ích và đã phổ biến kinh nghiệm cho các huyện, các cơ sở xã, HTX nắm được các bước chuyển đổi thành lập mới theo Luật HTX và tổ chức triển khai thực hiện được thuận lợi dễ dàng và có kết quả. Sở nông nghiệp và Phát triển nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

thôn đã ban hành văn bản số 596 vào tháng 7/1997 về việc hướng dẫn quy định chuyển đổi, nội dung chuyển đổi và thành lập mới HTX. Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhiều lớp tập huấn về quy trình chuyển đổi HTX thực hiện theo Luật HTX, tuyên truyền Luật cho hàng ngàn lượt người ở các huyện và cơ sở xã, HTX. Đã soạn thảo, biên tập, và thực hiện ban hành 500 cuốn tài liệu giúp cho việc tuyên truyền Luật HTX, việc thực hiện các bước chuyển đổi thành lập mới HTX ở các huyện, xã và các HTX[8].

Ngày 20/5/1998 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp với cán bộ chủ chốt của các ngành và các huyện, thành phố, thị xã để đánh giá tình hình sau một năm thực hiện Chỉ thị số 68/CT-TW của Ban Bí thưu Trung ương Đảng (khóa VII), Luật HTX và Chỉ thị số 68/CT-TW về phát triển kinh tế tập thể và HTX trong các lĩnh vực kinh tế. Trong các báo cáo của Ban chỉ đạo và ý kiến tham gia của các địa phương, đơn vị đã có Nghị quyết, chuyên đề thành lập Ban chỉ đạo, ra kế hoạch triển khai và chọn điểm chỉ đạo. Nhiều huyện, thành thị đã phổ biến tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Kết quả đã có một số HTX kiểu cũ được chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX, một số ít được thành lập mới còn lại chủ yếu Ban quản trị của các HTX nông nghiệp chỉ hoạt động làm dịch vụ cho hội xã viên ở một số khâu nhưng chưa được chuyển đổi theo Luật HTX[8].

Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010. Sau 5 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả: “toành tỉnh có 115 HTX thành lập mới (trung bình mỗi năm có 23 HTX thành lập mới). Tuy nhiên, do thực hiện đề án chuyển giao lưới điện nông thôn về Công ty điện lực Thái Nguyên quản lý nên đã có 118 HTX giải thể, chủ yếu là các HTX dịch vụ điện và HTX nông nghiệp kiêm dịch vụ điện. Vì vậy toàn tỉnh còn 311 HTX hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế”[18]. Số lượng tổ hợp tác, HTX thành lập mới tăng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

các HTX kiểu cũ cơ bản được chuyển đổi; HTX phát triển đa dạng cả về ngành nghề, quy mô và trình độ; tình trạng yếu kém của khu vực kinh tế tập thể từng bước được khắc phục. Một số mô hình làm ăn có hiệu quả như HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, HTX vận tải… Bộ máy tổ chức HTX được củng cố, bước đầu khẳng định kinh tế hợp tác, HTX là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung, việc khắc phục những hạn chế yếu kém của kinh tế hợp tác, HTX vẫn còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tốc độ phát triển của khu vực kinh tế hợp tác – HTX còn chậm so với các khu vực kinh tế khác. Năng lực nội tại của HTX còn yếu: Tài sản, vốn, quỹ của HTX ít, đặc biệt là HTX nông nghiệp quy mô nhỏ bé. Trình độ chuyên môn và năng lực cán bộ quản lý của các HTX còn thấp. Khả năng mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề, tiếp cận với các chương trình, dự án cũng như các nguồn vốn tín dụng của các HTX còn hạn chế. Hoạt động của các HTX thiếu sự liên doanh, liên kết trong hệ thống với nhau cũng như với các thành phần kinh tế khác[18].

Tính đến 31/12/2012 tỉnh Thái Nguyên có 154 HTX nông nghiệp, 491 tổ hợp tác. Trong đó:

- HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp:89 - HTX thủy lợi: 50

- HTX chè: 13 - HTX thủy sản : 2

Số HTX thành lập mới là 9 HTX, đối với loại hình tổ hợp tác, Thái Nguyên có 282 tổ hợp tác nông nghiệp; 190 tổ hợp tác tín dụng và 19 tổ hợp tác loại hình khác[4].

Nhìn chung, phát triển kinh tế tập thể (tổ hợp tác, HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay có những đóng góp tích cực vào sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. HTX nông nghiệp trong những năm gần đay phát triển đa dạng hơn, nhiều HTX sản xuất, dịch vụ nông nghiệp thực sự là cầu nối đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, liên kết sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo an toàn, chất lượng đạt giá trị kinh tế cao hơn nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống cho xã viên HTX, tổ hợp tác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)