Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 34)

5. Bố cục luận văn

1.2.2. Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế

Ở những nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, HTX là công cụ hữu hiệu điều chỉnh khiếm khuyết của thị trường tự do, hạn chế sự cản trở đến hầu hết những người hoạt động trong khu vực tư nhân, đặc biệt đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống và ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Bởi vậy, cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, HTX có thể khuyến khích sự cạnh tranh bằng cách tạo môi trường kinh doanh cởi mở để tiếp cận thông tin thông qua mạng lưới thị trường tốt hơn, giảm rào cản đối với việc tiếp cận thị trường bằng cách huy động các nguồn lực và nâng cao khả năng đàm phán của cá nhân thông qua họat động tập thể.

1.2.2.1. Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Ấn độ

Ấn Độ là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Khu vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở ... Những lĩnh vực hoạt động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tổng số phân bón của cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận rõ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực HTX như: xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ và năng động hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX; bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên[17].

1.2.2.2. Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức HTX Nhật Bản là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Các loại hình tổ chức HTX Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp, HTX tiêu dùng.Hợp tác xã tiêu dùng Nhật Bản phát triển mạnh từ những năm 1960- 1970. Liên hiệp HTX tiêu dùng là tổ chức cấp cao của khu vực HTX ở Nhật Bản đã sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng. Liên hiệp HTX tiêu dùng có các chức năng và nhiệm vụ như: tăng cường hướng dẫn quản lý và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các HTX thành viên; lập kế hoạch; phát triển và cung cấp sản phẩm, các chương trình bảo hiểm và mạng lưới thông tin, đáp ứng nhu cầu của các xã viên; tổ chức các khóa học và hội thảo về công tác quản lý và giáo dục cho các HTX thành viên; xuất - nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng...

Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: các HTX nông nghiệp cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. Các tổ chức HTX cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm những thành viên thường xuyên là nông dân và các thành viên liên kết khác. HTX nông nghiệp cơ sở có 2 loại: HTX nông nghiệp đa chức năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

và HTX nông nghiệp đơn chức năng. HTX nông nghiệp đa chức năng có nhiệm vụ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày; Cho vay và đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm... HTX nông nghiệp đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra, còn có chức năng tiếp thị sản phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất...[17].

Các tổ chức HTX cấp tỉnh: Các HTX nông nghiệp được điều hành, quản lý thông qua các liên đoàn, các hiệp hội HTX nông nghiệp tỉnh và các liên minh HTX nông nghiệp tỉnh. Các liên đoàn HTX cấp tỉnh điều phối các hoạt động của các HTX trong phạm vi, quyền hạn của mình, đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tiếp thị cho các HTX thành viên. Các liên hiệp HTX tỉnh chỉ đạo các vấn đề về tổ chức, quản lý, giáo dục, nghiên cứu cũng như đưa các kiến nghị lên các cơ quan của Chính phủ. Các liên minh HTX nông nghiệp tỉnh có nhiệm vụ giám sát và quản lý toàn bộ hoạt động của các HTX nông nghiệp liên kết.

Để giúp các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tổ chức này. Đồng thời, Chính phủ còn yêu cầu các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất v.v..., tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX này.

1.2.2.3. Kinh nghiệm từ mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Đức

Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình kinh tế HTX ở châu Âu. Tương tự như Việt Nam, số lượng các HTX nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao với 3.188 HTX trong tổng số 5.324 HTX hiện có, chiếm 60%. Tổng doanh thu của tất cả các HTX nông nghiệp và 26 liên hiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

HTX nông nghiệp năm 2007 là hơn 38,3 tỷ Euro. Các HTX nông nghiệp đã thu hút tổng cộng 2,2 triệu thành viên[19]. HTX nông nghiệp của Đức hoạt động đa dạng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

Ngoài ra còn có rất nhiều HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như dịch vụ quản lý chợ, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ sấy khô, đóng gói sản phẩm, dịch vụ than, dầu đốt,...Trong số các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn còn có 214 HTX đang thực hiện đồng thời hoạt động tiết kiệm - tín dụng nội bộ theo giấy phép của cơ quan chức năng ngành ngân hàng.

Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên, các HTX nông nghiệp tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp. Tính trung bình mỗi HTX nông nghiệp sử dụng 46 lao động[19].

Các HTX nông nghiệp của Đức đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho[19].

So với các HTX nông nghiệp Việt Nam, các HTX nông nghiệp Đức không có khó khăn về đất hay trụ sở. Các HTX vì vậy không quá chú trọng đến việc phải mua đất hay sở hữu trụ sở riêng. Trên cơ sở nguồn đất do HTX quản lý hoặc thuê dài hạn của xã viên, HTX được chính quyền địa phương cho phép xây dựng bán kiên cố các nhà kho, cửa hàng, trụ sở của mình khi có nhu cầu cần thiết. Hoàn toàn bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác, các HTX nông nghiệp ở Đức có thể vay vốn không khó khăn từ các ngân hàng thương mại. Họ không nhất thiết phải có hay phải có đủ tài sản thế chấp mà quan trọng hơn là dự án vay vốn khả thi và HTX có uy tín, hoạt động quản trị, điều hành minh bạch, hiệu quả. Theo quy định của Luật HTX Đức, hàng năm các HTX đều được kiểm toán định kỳ do Hiệp hội HTX thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.2.3. Sơ lược quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam từ năm 1997 đến nay

Trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, kinh tế hợp tác cùng có lợi cũng như quá trình hội nhập hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì kinh tế HTX cũng vẫn đang có những bước phát triển. Hoạt động của các HTX cũng được đa dạng hoá về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, hiệu quả kinh tế cao, cũng có những thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh thị trường. Nhiều HTX mới thành lập trong cơ chế hiện nay đã bộc lộ nhiều ưu điểm và đang có những cơ hội và tiềm lực để phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng và thi hành Luật HTX, tất cả các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới cho phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi HTX nông nghiệp đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX nông nghiệp làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Có thể khái quát thành hai cách làm chủ yếu: chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới; thành lập mới HTX nông nghiệp[9].

Mở rộng các hình thức hợp tác trong nông nghiệp nói chung và xây dựng HTX nông nghiệp nói riêng là một bộ phận của xây dựng quan hệ sản xuất mới bao gồm cả quan hệ sở hữu và hình thức tổ sản xuất và quản lý. Trong đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, chúng ta thực hiện chính sách đa dạng hóa hình thức sở hữu và tổ chức sản xuất – quản lý với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trường sinh thái. Do đó, trong nông nghiệp, nông thôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế có quyền bình đẳng trước pháp luật, cùng hợp tác và cạnh tranh nhau. Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp đa dạng, từ hộ nông dân tự chủ đến HTX, kinh tế trang trại, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất, dịch vụ, chế biến nông sản, thương mại... các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển đều phải có sự hợp tác với nhau theo quan hệ thị trường. Khác với trước đây, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngày nay được quan niệm rộng hơn, toàn diện hơn, chuyển đổi về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn với thị trường, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, bao gồm thủy lợi hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa, sinh học hóa, thị trường hóa, hợp tác hóa, nhân văn hóa... Nghĩa là, chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở công nghiệp và dịch vụ, xét cả về tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động với phương thức và trình độ cao về phân

công và hợp tác lao động xã hội[15].

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ưu tiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển HTX nông nghiệp vừa là nội dung quan trọng, vừa là tiền đề của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mối quan hệ tác động qua lại giữa HTX nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện trong những nét sau đây:

Thứ nhất: Phát triển HTX nông nghiệp sẽ tạo nên sự phân công lao động và tổ chức lao động mới, vừa tạo ra năng suất lao động và năng suất nông nghiệp cao, vừa tạo điều kiện để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ trong nông thôn. Đó cũng là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Thứ hai: Nhờ phát triển HTX nông nghiệp với sự góp vốn của hộ xã viên thỏa đáng mà HTX nông nghiệp đủ sức hoạt động kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất. Đây cũng là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba: Nhờ phát triển HTX nông nghiệp mới tạo ra quy mô sản xuất hàng hóa thích ứng với nhu cầu của thị trường, hạn chế và khắc phục dần với tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, mang nặng tính tự cung, tự cấp của kinh tế hộ còn đang phổ biến ở nước ta hiện nay.

Thứ tư: HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế của nông dân đồng thời là một trường học thực tế để nâng cao trình độ của người lao động và đào tạo, rèn luyện những cán bộ quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ năm: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa đặt ra yêu cầu của hợp tác hóa nói chung và phát triển HTX nông nghiệp nói riêng, vừa tạo điều kiện để thúc đẩy và hỗ trợ HTX nông nghiệp, nhất là cung cấp phương tiện kỹ thuật và công nghệ cho HTX nông nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Sự phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang gặp nhiều mâu thuẫn và khó khăn, trước hết là đang đứng trước một nghịch lý giữa lý luận và thực tiễn. Về lý luận, ai cũng thấy hợp tác nói chung và HTX nông nghiệp là cần thiết và có lợi cho người nông dân, được Đảng và Nhà nước quan tâm (có Nghị quyết số 13 – NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Quốc hội đã có Luật HTX năm 1996 và Luật HTX sủa đổi bổ sung năm 2003, nhưng trên thực tế việc chuyển đổi HTX nông nghiệp vẫn mang nặng tính hình thức, phát triển chậm và số hộ nông dân thực sự tham gia còn quá ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001, số lao động thực sự làm việc trong các HTX nông nghiệp chỉ bằng 0,68% tổng số lao động hiện có trong nông thôn. Tuyệt đại đa số lao động nông nghiệp và nông thôn làm việc trong các hộ nông dân tự chủ, tuy vẫn được HTX cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng không là xã viên và do đó thiếu mối quan hệ gắn bó giữa các hội tự chủ với HTX. Họ có thể sử dụng hoặc không sử dụng dịch vụ của HTX là tùy thuộc vào giá cả và tinh thần

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)