5. Bố cục luận văn
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Thực trạng HTXNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên: + Tình hình phát triển của các HTXNN tỉnh Thái Nguyên.
+ Thực trạng HTXNN của thành phố trước và sau khi có Luật Hợp tác xã năm 2003.
+ Một số đánh giá chung về hoạt động của HTXNN thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTX trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Là phương pháp thu thập các thông tin số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo, sổ sách, chứng từ đã được công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ Chi cục phát triển nông thôn, phòng thống kê của thành phố, các công trình khoa học trong tỉnh có liên quan đến hợp tác xã, tài liệu báo cáo của ủy ban nhân dân thành phố, các ban ngành....
- Phương pháp này được sử dụng trong các nội dung như: Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - văn hóa – xã hội thành phố Thái Nguyên; Tổng quan quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh và thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, phương pháp PRA...
- Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập các nội dung: hoạt động kinh doanh của các HTX nông nghiệp như: số lượng HTX, hoạt động kinh doanh, tài sản, vốn, lao động.
- Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:
+ Phương pháp quan sát: đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp. Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được sử dụng để lựa chọn nơi điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại các HTX nông nghiệp điều tra.
+ Phương pháp điều tra theo bộ câu hỏi đã định sẵn:
Chọn mẫu điều tra: để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với 18 HTX nông nghiệp đại diện cho 28 HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp, tìm ra những tồn tại vướng mắc và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém; phát huy, nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
rộng những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn.
Nội dung của phiếu điều tra: bao gồm các thông tin chung về HTX như tình hình cơ bản của HTX; tài sản, vốn quỹ, công nợ của HTX; kết quả sản xuất kinh doanh trong HTX,những thuận lợi, khó khăn, nhu cầu và kiến nghị của HTX nông nghiệp. Những thông tin này được thể hiện qua các câu hỏi cụ thể để HTX hiểu và trả lời đầy đủ.
Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thông qua tìm hiều và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.
2.2.3. Phương pháp phân tích
Nhằm làm rõ các vấn đề của đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê kinh tế: chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác. Thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển… nhằm đưa ra những kết luận và giải pháp có căn cứ khoa học.
- Phương pháp so sánh: so sánh kết quả của mỗi thời kỳ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trước và sau đổi mới.
- Phương pháp chuyên gia: trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu… từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá chung các vấn đề đang nghiên cứu, giúp cho quá trình phân tích đánh giá được chính xác hơn.
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý trên phần mềm Excel.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Quy mô và các kiêu tổ chức sản xuất kinh doanh mà các HTX nông nghiệp đang thực hiện.
- Lĩnh vực tổ chức quản lý: bộ máy tổ chức hoạt động Ban quản trị HTX; trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ HTX…
- Lĩnh vực kinh tế: chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân… - Chỉ tiêu phân tích:
+ Mức góp vốn bình quân của 1 HTX. + Lãi bình quân/ HTX.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu) của HTX. + Mức thu nhập bình quân/ lao động/ năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc. Thành
phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 186,73 km2
[5], chiếm
5,37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (3520,20 2
km ).Dân số trung
bình 287.912 người[5], mật độ dân số trung bình đạt 1474 người/ 2
km [5],
ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình - Phía Tây giáp huyện Đại Từ - Phía Nam giáp thị xã Sông Công
- Phía Bắc giáp huyện Phú Lương, Đồng Hỷ.
Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc: Cao Bằng, Bắc kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ, trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố là tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp càng về phía Bắc thành phố thì càng nhiều đồi núi cao.
Nhìn chung địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ. Đặc biệt phần lớn có độ dốc nhỏ hơn 8˚ rất thích hợp với cây lúa, cây trồng cây hàng năm. Song địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi vì vốn đầu tư yêu cầu lớn.
3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn a. Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.458 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 8 là 29,4˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,1˚C.Lượng mưa trung bình hàng năm 152,9mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trong đó riêng lượng mưa tháng 5 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 80%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến
tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.
Như vậy khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
b. Thuỷ văn
Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, là ranh giới hành chính tự nhiên với huyện Đồng Hỷ, con sông này bắt nguồn từ Bắc kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.
Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, nó được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn theo ý muốn của con người.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 1999 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa: Diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên (DTTN). Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.
- Đất bạc màu: Diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng DTTN, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất xám feralit: Diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét ; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng
cây gây rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây hàng năm.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp 85 - 90% diện tích đất canh tác.
Nguồn nước ngầm: Thành phố có lượng nước ngầm phong phú ở hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên,Tích Lương,Thịnh Đán.
c. Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, chúng cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc
xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn.
d. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính trong đó có 18 phường và 10 xã với số dân gần 30 vạn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự
nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.
e. Tài nguyên du lịch
Với vai trò trung tâm của tỉnh và vùng trung du miền núi bắc bộ (TDMNBB) thành phố Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
vụ du lịch. Thái Nguyên là đầu mối giao lưu của các tua du lịch, là một phần quan trọng trong quần thể văn hoá du lịch của tỉnh và vùng TBMNBB. Trên địa bàn Thành phố có một số danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di tích lịch sử ( trong đó có 2 di tích cấp quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh) như: Địa điểm cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, đền thờ Đội Cấn, Chiến khu Việt Bắc ATK, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, chùa Hồng Long, Chùa Đán, chùa Phủ Liễn, Hồ Núi Cốc...
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên
3.1.2.1. Tình hình kinh tế - Tăng trưởng kinh tế:
Tuy chỉ chiếm 24,8 % dân số toàn tỉnh và 2,2% dân số toàn vùng TDMNBB nhưng thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ GDP đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh và Vùng. Trong 3 năm 2010-2012, nền kinh tế của thành phố đã có mức tăng trưởng vượt bậc tăng 14,6 % . GDP bình quân đầu người từ 11,5 triệu đồng /người năm 2006 tăng lên 30 triệu đồng /người, năm 2012 (tăng gấp 1,3 lần so với chỉ tiêu đế ra),7 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra[5].
Xét về ba ngành kinh tế lớn, tỷ lệ của ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản mặc dù giảm nhẹ (từ 49,12 % xuống 48,01 %) nhưng vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm của Tỉnh. Tỷ lệ ngành thương mại - dịch vụ tăng về giá trị và về tỷ lệ trong GDP. Tuy nhiên tỷ trọng ngành này vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng cần đạt đến đối với ngành dịch vụ của một đô thị. Hiện nay, xu thế chung tại hầu hết các đô thị là ngành dịch vụ phải chiếm ít nhất 50% tổng sản phẩm. Với vai trò đô thị trung tâm của vùng TDMNBB, thành phố Thái Nguyên đạt tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng sản giảm về tỷ lệ trong GDP là 47,37%,phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của cả nước cũng như của tỉnh.
3.1.2.2. Dân số và lao động
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Thái Nguyên, nơi tập trung đông dân cư nhất với mật độ dân số cao và nguồn lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn