Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

5. Bố cục luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, phương pháp PRA...

- Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập các nội dung: hoạt động kinh doanh của các HTX nông nghiệp như: số lượng HTX, hoạt động kinh doanh, tài sản, vốn, lao động.

- Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:

+ Phương pháp quan sát: đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp. Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được sử dụng để lựa chọn nơi điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại các HTX nông nghiệp điều tra.

+ Phương pháp điều tra theo bộ câu hỏi đã định sẵn:

Chọn mẫu điều tra: để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với 18 HTX nông nghiệp đại diện cho 28 HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp, tìm ra những tồn tại vướng mắc và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém; phát huy, nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

rộng những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn.

Nội dung của phiếu điều tra: bao gồm các thông tin chung về HTX như tình hình cơ bản của HTX; tài sản, vốn quỹ, công nợ của HTX; kết quả sản xuất kinh doanh trong HTX,những thuận lợi, khó khăn, nhu cầu và kiến nghị của HTX nông nghiệp. Những thông tin này được thể hiện qua các câu hỏi cụ thể để HTX hiểu và trả lời đầy đủ.

Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thông qua tìm hiều và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Nhằm làm rõ các vấn đề của đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê kinh tế: chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác. Thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển… nhằm đưa ra những kết luận và giải pháp có căn cứ khoa học.

- Phương pháp so sánh: so sánh kết quả của mỗi thời kỳ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trước và sau đổi mới.

- Phương pháp chuyên gia: trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu… từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá chung các vấn đề đang nghiên cứu, giúp cho quá trình phân tích đánh giá được chính xác hơn.

- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý trên phần mềm Excel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)