5. Kết cấu của khóa luận
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn khoáng sản ở Hà Nam tuy không giàu có nhƣng có tiềm năng lớn về nguyên liệu khoáng sản để sản xuất các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nhƣ: đá vôi cho sản xuất xi măng, cho xây dựng, giao thông và thủy lợi; đất sét (sét xi măng, sét gạch ngói); cát (cát kết, cát san nền xây trát); than bùn.
* Đá vôi: Theo số liệu điều tra của ngành địa chất tổng trữ lƣợng đá vôi trên 7,4 tỷ m3. Trong đó trữ lƣợng đá vôi có thể khai thác đƣợc khoảng 5,5 tỷ tấn. Trữ lƣợng đá vôi đƣợc phân ra thành: đá vôi xi măng 4,193 tỷ tấn; đá vôi hóa chất 320,6 triệu tấn; đá vôi xây dựng 1,038 tỷ tấn.
Đá vôi Hà Nam phân bố tập trung ở hai huyện phía tây và tây nam là Kim Bảng và Thanh Liêm. Đá vôi Hà Nam là một nguồn tài nguyên quý có chất lƣợng tốt, hàm lƣợng CaO phần lớn ở các mỏ từ 52,5 - 54,7%, hàm
lƣợng MgO từ 0,4 - 1,5% có khả năng sử dụng để sản xuất xi măng và làm nguyên liệu cho ngành hóa chất với điều kiện khai thác dễ dàng, chất lƣợng tốt. Trong các năm tới đủ phục vụ cho nhà máy sản xuất xi măng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thu hút đƣợc 06/09 nhà đầu tƣ sản xuất xi măng đã đƣợc đƣa vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg, bao gồm: xi măng Hòa Phát công suất 0,91 triệu tấn/năm; xi măng Xuân Thành công suất 0,91 triệu tấn/năm; xi măng Tân Tạo công suất 0,91 triệu tấn/năm; xi măng Hoàng Long công suất 0,35 triệu tấn/năm; xi măng Bút Sơn dây chuyền II công suất 1,6 triệu tấn/năm; xi măng Thanh Liêm công suất 0,45 triệu tấn/năm. Công suất của 6 nhà máy mới này là 5,13 triệu tấn xi măng/năm, đƣa tổng công suất sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh lên 6,72 triệu tấn/năm.
* Đá đolomit: đƣợc khảo sát, đánh giá với trữ lƣợng tổng cộng khoảng 1,393 tỷ m3
trên diện lộ 33 km2, tập trung ở một số khu vực lớn sau: - Khu Tân Sơn (Kim Bảng): 111 triệu m3
- Khu Ba Sao (Kim Bảng): 450 triệu m3
- Khu Bút Sơn (Kim Bảng): 14,6 triệu m3
- Khu Đồng Ao (Thanh Liêm): 424 triệu m3
- Khu Nam Công (Thanh Liêm): 301,8 triệu m3
- Khu Diêm Diêm (Thanh Liêm): 69,2 triệu m3
- Khu Doi Đãi (Thanh Liêm): 22,33 triệu m3 * Đất sét:
- Sét xi măng: với trữ lƣợng đánh giá khoảng 537,6 triệu tấn, đang và sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy xi măng trong tỉnh. Các mỏ chính:
+ Khả Phong (Kim Bảng): 21,453 triệu tấn + Đồng Ao (Thanh Liêm): 4,406 triệu tấn
+ Thanh Tân (Thanh Liêm): 2,224 triệu tấn + Bồng Lạng (Thanh Liêm): 10 triệu tấn
- Sét làm phụ gia cho sản xuất xi măng với tổng trữ lƣợng khoảng 47,8 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Kim Bảng, Thanh Liêm.
- Sét gạch ngói: phân bố chủ yếu ở một số huyện nhƣ Kim Bảng, Duy Tiên, Lý Nhân và Bình Lục với khoảng 42 triệu m3, dùng để sản xuất gạch.
* Cát:
- Cát kết phụ gia điều chỉnh silic với tổng trữ lƣợng khoảng 145,9 triệu tấn. Trong đó mỏ cát kết Khe Non (Thanh Liêm) có trữ lƣợng 19,22 triệu tấn, có hàm lƣợng SiO2 trong đá từ 66,48 đến 87,72% sử dụng làm phụ gia điều chỉnh silic cho sản xuất xi măng ở Hà Nam.
- Cát san nền, xây trát: chủ yếu tập trung ở các xã ven sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân và Duy Tiên với trữ lƣợng có thể khai thác vài trăm nghìn m3
.
* Than bùn: với 2 mỏ than bùn có thể làm nhiên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng ở địa phƣơng với trữ lƣợng khoảng 7,558 triệu tấn, tập trung ở huyện Kim Bảng (Ba Sao, Liên Sơn).
Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú nhƣng với khoáng sản có trữ lƣợng lớn nhƣ đá vôi, đá xây dựng tạo tiền đề cho sự ra đời các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... Những cơ sở sản xuất công nghiệp đặt tại các địa phƣơng có nguồn khoáng sản này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa phƣơng đó phát triển.
2.1.2.2.. Tài nguyên nước
* Nguồn nƣớc mặt với điều kiện lƣợng mƣa bình quân hàng năm lớn từ 1.630 - 1.930 mm, nên nguồn nƣớc mặt dồi dào với tổng trữ lƣợng nƣớc rơi vào khoảng 1,602 tỷ m3
.
Hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lƣới sông 0,25 km/km2
. Các sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ cùng hệ thống kênh mƣơng máng
góp phần cung cấp nƣớc tƣới cho các vùng sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
* Nguồn nƣớc ngầm ở Hà Nam có trong nhiều tầng chứa nƣớc và nhìn chung nƣớc có chất lƣợng tốt đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con ngƣời. Lãnh thổ Hà Nam hình thành do sự bồi đắp trầm tích qua nhiều thời kì địa chất, từ trầm tích cacbonat dƣới dạng đá vôi phân lớp dày đến trầm tích lục nguyên đƣợc bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Các lớp trầm tích đó phần lớn là cát, cát sỏi, sạn, cát sạn xen với các tầng sét dày ít thấm nƣớc nên bao chứa trong đó những thấu kính nƣớc và những tầng chứa nƣớc. Nhƣ vậy nguồn nƣớc ngầm đƣợc đánh giá là khá dồi dào tại những vùng dự kiến bố trí phát triển, phân bố công nghiệp.
Với nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất của ngành công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ Hà Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải có phƣơng hƣớng sử dụng hợp lí, bảo vệ nguồn nƣớc một cách lâu dài và bền vững.
2.1.2.3. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác
* Địa hình
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nhƣng địa hình lại có những nét độc đáo của một tỉnh bán sơn địa. Địa hình vừa mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng châu thổ với nền địa hình chủ yếu là đồng bằng. Bên cạnh đó, địa hình của Hà Nam lại mang những đặc điểm địa hình của một tỉnh đồng bằng giáp núi.
Phía Đông là vùng đồng bằng chiếm khoảng 85 - 90% diện tích của tỉnh, chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, có nhiều vùng trũng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa, chiếm khoảng 10 – 15% diện tích của tỉnh, chạy dọc theo ranh giới giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, tập trung ở huyện Thanh Liêm và huyện Kim Bảng. Độ cao trung bình của
vùng núi vào khoảng 200 – 300 m so với mực nƣớc biển. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là đá vôi và sét) là cơ sở để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nổi bật là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
* Tài nguyên đất
Hà Nam có thổ nhƣỡng khá đa dạng với tám nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất biến đổi, nhóm đất cát, nhóm đất than bùn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và nhóm đất tầng mỏng. Sự đa dạng đó là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con ngƣời.
Vùng đồng bằng thuận lợi cho canh tác lúa nƣớc, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, dâu, đỗ tƣơng, lạc và một số loại cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lƣơng thực - thực phẩm.
Vùng đất đồi núi đƣợc hình thành do quá trình phong hóa trên các loại đá, nhìn chung thành phần N, P và tỷ lệ mùn thấp, độ chua cao. Tuy độ dốc không lớn nhƣng tầng đất mỏng và có lẫn nhiều sỏi sạn. Đất vùng đồi núi thích hợp cho việc phát triển của nhiều loại cây trồng thuộc vùng núi và trung du nhƣ: các cây công nghiệp (chè, lạc, mía…), rừng (thông, mỡ, bạch đàn…), cây lƣơng thực (sắn, khoai…), các cây ăn quả, làm thuốc.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Nam năm 2009 và năm 2012
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam) Đất nông nghiệp khó có khả năng mở rộng, lại đang có xu hƣớng mất dần đi do nhu cầu mở rộng đất chuyên dùng và thổ cƣ. Đất lâm nghiệp có xu hƣớng giảm và không đảm bảo an toàn sinh thái và cản trở sự phát triển kinh
tế. Đất chuyên dùng và thổ cƣ đang đƣợc mở rộng trong quá trình công nghiệp hóa và sức ép của dân cƣ. Nhƣ vậy đất nông nghiệp và đất chuyên dùng lớn, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nhƣ vậy khai thác mọi thế mạnh về đất đai là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp của tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm cũng nhƣ các sản phẩm từ nông nghiệp.
* Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới. Mùa hạ nắng và mƣa nhiều, có nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với các cây trồng vật nuôi nhiệt đới. Mùa đông lại thích hợp với các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao nhƣ cà chua, dƣa chuột... Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh và lan tràn. Hơn nữa, mƣa lớn, tập trung theo mùa trong điều kiện có nhiều vũng trũng khó thoát nƣớc nên dễ gây ngập úng.
Nhƣ vậy, có thể thấy tính mùa của khí hậu đã ảnh hƣởng đến tính mùa vụ của sản xuất công nghiệp, nhất là đối với công nghiệp chế biến, thời tiết bất ổn gây trở ngại cho hoạt động khai thác. Chế độ nhiệt ẩm phức tạp gây khó khăn cho việc bảo quản nguyên vật liệu cũng nhƣ bảo dƣỡng máy móc thiết bị. Mƣa bão ảnh hƣởng không nhỏ đến SXCN đặc biệt công nghiệp khai khoáng.