Giải pháp về cơ chế chính sách, cải các hành chính và phối hợp

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 67 - 79)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.2.Giải pháp về cơ chế chính sách, cải các hành chính và phối hợp

3.2.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và quy trình tuyển dụng, đề bạt để thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức.

Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đi liền với hoàn thiện quy chế quản lý Nhà nƣớc ở cấp cơ sở trên nền tảng cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ.

Đổi mới cơ chế chính sách để tạo bƣớc đột phá trong phát triển công nghiệp nhƣ quản lý, khai thác và phát triển tài nguyên khoáng sản hợp lý, đầu tƣ phát triển đặc biệt là thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ ngoài tỉnh vào phát triển công nghiệp và phát triển hạ tầng. Nâng cao năng suất lao động, hiệu suất đầu tƣ trên cơ sở hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và áp dụng khoa học công nghệ mới.

Ngoài ra, đề nghị Trung ƣơng cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đối với Hà Nam và các tỉnh khác ở Nam đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng nông nghiệp và nông dân cao nhằm tạo ra sức sống mới, tạo ra đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng, các cụm và khu công nghiệp.

3.2.2.2. Cải cách hành chính

Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính theo hƣớng phân cấp, phân quyền, trên nguyên tắc triển khai mạnh mẽ, toàn diện một cửa, triển khai toàn diện chính quyền điện tử tại tất cả các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã và trong các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt cho việc cấp phép cũng nhƣ giải quyết các vấn đề trong phát triển công nghiệp.

3.2.2.3. Phối hợp phát triển tỉnh Hà Nam với các vùng

* Đối với vùng đồng bằng sông Hồng

Trƣớc hết cần xây dựng kế hoạch, chƣơng trình tổng thể phối kết hợp với các tỉnh, thành phố mà đặc biệt là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình trong vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, vùng Nam đồng bằng sông Hồng nói riêng, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các ngành công nghiệp (vật liệu xây dựng, chế biến nông sản - thực phẩm, dệt may...) cần có chƣơng trình, dự án liên doanh, liên kết phát triển nhằm lợi dụng tốt nhất tiềm năng của mình. Đặc biệt Hà Nam cần phát huy ƣu thế của mình, là cửa ngõ phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, của Hà Nội nên thuận lợi để thu hút đầu tƣ cũng nhƣ phát triển và hình thành các khu công nghiệp có quy mô lớn.

* Đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Cần xây dựng kế hoạch, chƣơng trình tổng thể phối hợp với các tỉnh, đặc biệt là Thanh Hóa, Nghệ An trong kế hoạch xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp mà có cùng ƣu thế nhằm tận dụng đƣợc vị trí, tài nguyên cũng nhƣ lao động của các tỉnh.

3.2.3. Xây dựng quy trình sản xuất và sản phẩm thương hiệu

Xây dựng quy trình và tiêu chuẩn hàng hóa chủ lực để sản xuất ra các mặt hàng đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế ISO, có uy tín và cạnh tranh tốt trên thị trƣờng. Hoàn thiện quy trình sản xuất sạch các sản phẩm nhƣ xi măng, clanke, thép chất lƣợng cao...Bên cạnh đó cải tiến quy trình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp mang lại hiệu quả cao. Đây là những sản phẩm quyết định sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch của tỉnh. Đẩy mạnh công tác quản lý sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là quản lý Nhà nƣớc và quản lý hoạt động doanh nghiệp.

3.2.4. Giải pháp về thị trường và phát triển kinh tế nhiều thành phần

- Phát triển thị trƣờng trong tỉnh gắn với thị trƣờng ngoài tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trƣờng xuất khẩu; đối với các sản phẩm đã có thị trƣờng thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trƣờng mới, đối với sản phẩm chƣa có thị trƣờng cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức nhƣ quảng cáo, tham gia hội chợ, giới thiệu trên trang Web... Phải coi trọng và đáp ứng tốt thị trƣờng nội tỉnh. Để làm tốt giải pháp này cần có chính sách hỗ trợ thị trƣờng nông thôn, thị trƣờng này còn chƣa đƣợc khai thác nhiều do sức mua còn hạn chế. Tăng cƣờng việc tham gia các hội chợ chuyên ngành đƣợc tổ chức trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài để tìm kiếm thị trƣờng mới cũng nhƣ nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh.

- Để xúc tiến xuất khẩu cần đổi mới công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp hiện có đồng thời trong đầu tƣ mới cần quan tâm đến nhập khẩu công nghệ hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Tăng cƣờng việc phổ biến và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm thị trƣờng cũng nhƣ giới thiệu sản phẩm trên mạng. Để làm tốt công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trƣờng tỉnh cần thành lập trung tâm hỗ trợ và xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp, thay vì để các doanh nghiệp của tỉnh phải tự tìm kiếm bạn hàng.

- Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển công nghiệp nhiều thành phần bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu nhƣ thành lập các công ty cổ phần, công ty TNHH, kinh tế tƣ nhân, cá thể, hợp tác xã... mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong ngoài tỉnh, trong và ngoài nƣớc.

3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường

Để thực hiện mục tiêu tăng trƣởng cao của công nghiệp nhƣ bản quy hoạch đã đề ra thì từ nay đến năm 2020 phải tập trung giải quyết tốt vấn đề công nghệ. Trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên để phát triển sản xuất công nghiệp, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất theo công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn châu Âu, riêng xi măng cần theo dây chuyền công nghệ khô và giảm tối đa tiếng ồn, bụi khí, quản lý theo tiêu chuẩn ISO và khu nguyên liệu cần khai thác tiết kiệm tài nguyên cũng nhƣ bảo vệ cảnh quan môi trƣờng.

Đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài cần cân nhắc áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng tích lũy để tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Tập trung đổi mới công nghệ và đƣa nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất trƣớc hết là các

ngành công nghiệp có thế mạnh của địa phƣơng nhƣ khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản - thực phẩm, dệt may... Ƣu tiên cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ.

Ban hành quy chế đấu thầu tuyển chọn thiết bị, công nghệ trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế, trình độ công nghệ tiên tiến phù hợp, hàm lƣợng công nghệ cao và khuyến khích khai thác năng lực nội sinh. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong việc lựa chọn thiết bị công nghệ. Đánh giá tác động đến môi trƣờng của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng, nhất là đối với những nhà máy đã đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ xây dựng nhƣng chƣa có đánh giá tác động môi trƣờng.

* Đối với KCN

Bảng 3.4: Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020

(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam)

- Quy hoạch thoát nƣớc thải cho khu công nghiệp phải tính đến nguồn tiêu

nƣớc cụ thể. Cần áp dụng 02 hệ thống xử lý nƣớc thải theo tình hình thực tế hiện

STT Khu công nghiệp Địa điểm Diện tích (ha)

2010 2020

1 Đồng Văn I Duy Tiên 138 138

2 Đồng Văn II Duy Tiên 264 260

3 Châu Sơn Phủ Lý 170 170

4 Hòa Mạc Duy Tiên 200 200

5 Ascendas-Protrade Kim Bảng 300 600

6 Thanh Liêm Thanh Liêm - 650

7 Liêm Cần - Thanh Bình Thanh Liêm 200 450

8 Liêm Phong Thanh Liêm 200 200

9 Thanh Nguyên Thanh Liêm - 240

10 Châu Giang Duy Tiên - 150

11 ITAHAN Duy Tiên 300 600

12 Đồng Văn III Duy Tiên - 800

nay: hệ thống xử lý nƣớc tại chỗ cho nhà máy và hệ thống xử lý nƣớc của khu công nghiệp. Xác định công nghệ cụ thể để xử lý nƣớc cho từng loại hệ thống.

- Kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cƣ và đầu tƣ xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trƣớc khi thải vào môi trƣờng không khí, áp dụng hệ thống xử lý nƣớc thải trƣớc khi xả vào hệ thống sông.

- Đối với khí thải từ các dây chuyền sản xuất cần phải thƣờng xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải từ nguồn thải và ở các khu vực dân cƣ lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép cần có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cƣ.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh bắt buộc phải có báo cáo, đánh giá định kỳ những tác động và các biện pháp xử lý chất thải có độc tố.

* Đối với các cụm công nghiệp

- Trƣớc khi triển khai xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất cần lập các báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, đƣa ra các phƣơng án khống chế ô nhiễm môi trƣờng và phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Không đƣa vào khai thác, vận hành các cụm công nghiệp, các dự án đầu tƣ khi chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng.

- Những cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đƣợc xây dựng, vận hành, khai thác khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng.

- Chỉ hoàn tất các thủ tục pháp lý về đất cho các cơ sở sản xuất khi đã có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của cơ quan có thẩm quyền. Không xây dựng mới các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cƣ. Kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng ra xa khu dân cƣ.

3.2.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

3.2.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp

Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ quy hoạch.

Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nƣớc mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nƣớc. Bồi dƣỡng cán bộ cả ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài.Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hƣớng này có các hình thức đào tạo, nhƣ đào tạo nghề dịch vụ tại các trung tâm dạy nghề và cơ sở dạy nghề ở huyện, thành phố, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhân cấy nghề, truyền nghề.

3.2.6.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân

Phối hợp và có cơ chế nâng cấp các trƣờng đại học, cao đẳng hiện có trên địa bàn. Thu hút các trƣờng đại học ở Hà Nội mở phân hiệu hoặc thành lập cơ sở mới tại tỉnh bằng các cơ chế ƣu đãi.

Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trƣớc mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lƣợng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp, ƣu tiên đào tạo trƣớc mắt cho các ngành then chốt, đổi mới công tác hƣớng nghiệp và tập trung đào tạo nghề sản xuất xi măng, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, nghề xây dựng, nghề lắp máy, nghề điện tử viễn thông, chế biến nông lâm thủy sản đáp ứng thị trƣờng lao động trong tỉnh, thị trƣờng vùng đồng bằng sông Hồng và thị trƣờng nƣớc ngoài.

Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trƣờng lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động có

cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động chƣa có việc làm, tạo việc làm mới cho ngƣời lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động.

3.2.6.3. Có chính sách thu hút lao động trình độ cao ngoài tỉnh

Thông qua ƣu đãi về nhà ở, tiền lƣơng và những khuyến khích khác nhƣ đài thọ tiền đi học ở ngoài tỉnh... để thu hút nguồn lao động có chất lƣợng cao về Hà Nam làm việc. Các ngành công nghiệp đòi hỏi lao động có hàm lƣợng khoa học kĩ thuật cao đƣợc ƣu tiên nhƣ công nghiệp điện tử tin học, lắp ráp và chế tạo máy...

3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý

3.2.7.1. Quản lý Nhà nước

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Tách mục tiêu phi thƣơng mại ra khỏi các hoạt động kinh doanh; xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong sản xuất, kinh doanh để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Để thực hiện tốt hơn kết quả phát triển công nghiệp, Tỉnh cần tiến hành cải cách quản lý Nhà nƣớc đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhƣ: Giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Thực hiện phân cấp quản lý Nhà nƣớc đối với công nghiệp trên địa bàn một cách rõ ràng. Chuyển đổi cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ cơ chế kiểm soát quá trình ra quyết định của doanh nghiệp sang kiểm tra giám sát hƣớng vào việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ lợi tức trên doanh số, chi phí trên doanh số, các doanh số trên tổng số đầu tƣ, lợi tức trên số lƣợng lao động.

3.2.7.2. Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp

- Hoàn thành sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nƣớc địa phƣơng theo đề án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp Nhà nƣớc Trung ƣơng đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu theo quyết định của Chính phủ.

- Từng bƣớc tổ chức sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo 3 loại hình công nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhau: loại hình công nghiệp chủ đạo, loại hình công nghiệp vệ tinh và loại hình tiểu thủ công nghiệp.

- Tổ chức lại bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp tinh gọn, hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Trong cơ chế thị trƣờng hai bộ phận thực sự là sức sống của doanh nghiệp không thể thiếu đƣợc là: bộ phận nghiên cứu thị

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 67 - 79)