Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.6.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

3.2.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp

Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ quy hoạch.

Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nƣớc mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nƣớc. Bồi dƣỡng cán bộ cả ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài.Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hƣớng này có các hình thức đào tạo, nhƣ đào tạo nghề dịch vụ tại các trung tâm dạy nghề và cơ sở dạy nghề ở huyện, thành phố, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhân cấy nghề, truyền nghề.

3.2.6.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân

Phối hợp và có cơ chế nâng cấp các trƣờng đại học, cao đẳng hiện có trên địa bàn. Thu hút các trƣờng đại học ở Hà Nội mở phân hiệu hoặc thành lập cơ sở mới tại tỉnh bằng các cơ chế ƣu đãi.

Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trƣớc mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lƣợng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp, ƣu tiên đào tạo trƣớc mắt cho các ngành then chốt, đổi mới công tác hƣớng nghiệp và tập trung đào tạo nghề sản xuất xi măng, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, nghề xây dựng, nghề lắp máy, nghề điện tử viễn thông, chế biến nông lâm thủy sản đáp ứng thị trƣờng lao động trong tỉnh, thị trƣờng vùng đồng bằng sông Hồng và thị trƣờng nƣớc ngoài.

Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trƣờng lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động có

cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động chƣa có việc làm, tạo việc làm mới cho ngƣời lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động.

3.2.6.3. Có chính sách thu hút lao động trình độ cao ngoài tỉnh

Thông qua ƣu đãi về nhà ở, tiền lƣơng và những khuyến khích khác nhƣ đài thọ tiền đi học ở ngoài tỉnh... để thu hút nguồn lao động có chất lƣợng cao về Hà Nam làm việc. Các ngành công nghiệp đòi hỏi lao động có hàm lƣợng khoa học kĩ thuật cao đƣợc ƣu tiên nhƣ công nghiệp điện tử tin học, lắp ráp và chế tạo máy...

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 73 - 74)