5. Kết cấu của khóa luận
2.2.2. Tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ
2.2.2.1. Điểm công nghiệp
a) Các điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay có rất nhiều điểm công nghiệp đƣợc phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố. Trong đó, có một số điểm công nghiệp quan trọng với công nghiệp Hà Nam, là hạt nhân tạo nên các cụm công nghiệp mới, tiêu biểu là các điểm công nghiệp phân bố ở huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, TP Phủ Lý...
Hầu hết các điểm công nghiệp của tỉnh đều có xu hƣớng phân bố dựa trên những lợi thế về nguồn nguyên liệu, gắn với những điểm công nghiệp có cùng chung sản phẩm, quy trình công nghệ, hoặc tận dụng phụ phẩm của nhau để giảm chi phí xây dựng hạ tầng và chi phí vận chuyển đầu vào.
Các điểm công nghiệp chính có ý nghĩa quan trọng đối với công nghiệp của Hà Nam phân theo huyện, thành phố bao gồm:
- Thành phố Phủ Lý: Có khoảng hơn 20 điểm công nghiệp đóng trên địa bàn thành phố. Đa số các điểm công nghiệp là các nhà máy đƣợc xây dựng từ trƣớc, vị trí nằm ngoài khu công nghiệp Châu Sơn, cụm công nghiệp Tây Nam thành phố và cụm CN-TTCN Nam Châu Sơn.
+ Công ty dệt Hà Nam: xã Châu Sơn sản xuất bông vải, sợi.
+ Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam: 104 - Trần Phú - phƣờng Quang Trung sản xuất kinh doanh bia.
+ Công ty TNHH Jpc Việt Nam: xã Châu Sơn, sản xuất và xuất khẩu vật liệu nhựa.
+ Công ty may Graco Sun Việt Nam: xã Thanh Châu, sản xuất các sản phẩm may xuất khẩu.
+ Công ty TNHH Trí Hƣờng: phƣờng Lê Hồng Phong, sản xuất vải dệt. + Công ty TNHH Đông Nam Á: số nhà 200, đƣờng Trƣờng Chinh, phƣờng Minh Khai, sản xuất lắp ráp máy điều hòa.
+ Công ty cổ phần đá vôi Hà Nam: xã Châu Sơn, khai thác đá.
+ Công ty cấp nƣớc Hà Nam: số 10, đƣờng Nguyễn Thiện, sản xuất nƣớc.
+ Công ty xuất nhập khẩu 27/7 Hà Nam: Quốc lộ 1A, sản xuất may mặc xuất nhập khẩu.
+ Công ty cổ phần may Tân Hà: số 2, đƣờng Trƣờng Chinh, sản xuất hàng may sẵn.
+ Nhà máy chế tạo và thiết bị kết cấu thép: xã Thanh Châu. + Gạch không nung, tấm lợp kim loại: xã Châu Sơn.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có nhiều nhà máy, xí nghiệp có GTSX trung bình và nhiều cơ sở SXCN tƣ nhân có mặt ở hầu hết các phƣờng, xã.
- Huyện Kim Bảng: Các điểm công nghiệp quan trọng là các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng tập trung ở một số xã nhƣ:
+ Công ty xi măng Bút Sơn: xã Thanh Sơn, sản xuất xi măng, clinker. + Công ty sản xuất và xây dựng Thi Sơn: xã Thi Sơn, sản xuất trang phục, thảm dệt.
+ Công ty cổ phần Tân Phú Xuân: xã Tƣợng Lĩnh, sản xuất kinh doanh đá và xi măng.
+ Khai thác đá ở xã Khả Phong. + Sản xuất gạch tuynel ở xã Tân Sơn.
- Huyện Thanh Liêm: Các điểm công nghiệp quan trọng là các nhà máy xi măng tập trung ở một số xã nhƣ:
+ Nhà máy xi măng Hòa Phát ở xã Thanh Thủy.
+ Nhà máy xi măng Kiện Khê, khai thác đá: thị trấn Kiện Khê.
+ Nhà máy xi măng Thanh Liêm, xi măng Hoàng Long, khai thác đá ở xã Thanh Nghị.
+ Công ty cổ phần xi măng Việt Trung: thôn Cổ Động, sản xuất xi măng.
+ Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thanh Hùng: Hòa Ngãi, sản xuất thêu ren.
+ Công ty TNHH một thành viên đá xây dựng transmeco: thôn Đồng Ao, Thanh Thủy, sản xuất khai thác đá.
- Huyện Duy Tiên: Hầu hết các cơ sở công nghiệp đƣợc sản xuất tại KCN Đồng Văn I, Đồng Văn II. Vì vậy các điểm công nghiệp quan trọng của huyện gắn với sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thức ăn chăn nuôi...
+ Nhà máy sản xuất gạch tuynel: xã Mộc Nam, Chuyên Ngoại. + Nhà máy sản xuất ống cống: xã Tiên Tân.
+ Công ty cổ phần RTV Viễn Đông: km 5 quốc lộ 1A, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Công ty liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng: km 5 quốc lộ 1A, sản xuất tấm lợp Amiăng.
- Huyện Bình lục
+ Công ty TNHH Việt Đức: Tiêu Hạ, tái chế phế liệu
+ Doanh nghiệp Minh Hiền: xóm 6, chế biến nông sản xuất khẩu + Sản xuất vật liệu xây dựng: La Sơn
- Huyện Lý Nhân
+ Công ty TNHH dệt may Châu Giang: thị trấn Vĩnh Trụ, sản xuất dệt may.
+ Công ty TNHH Phong Lan: xóm 5, sản xuất dệt may.
+ Sản xuất gạch tuynel ở các xã: Hòa Hậu; Xuân Khê; Nhân Thịnh.
2.2.2.2. Cụm công nghiệp
a) Hiện trạng các cụm công nghiệp
Do yêu cầu tất yếu của quá trình đầu tƣ xây dựng các cụm công nghiệp nên đến nay đã có 6/6 huyện, thành phố có cụm công nghiệp đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. Căn cứ Quyết định số 1421/QĐ-UBND, ngày 16/11/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam về việc quy hoạch mạng lƣới các KCN, cụm CN-TTCN huyện, thị xã và cụm TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015. Trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang hình thành 22 cụm CN-TTCN, cụm TTCN làng nghề gọi tắt là các cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 357 ha. Trong đó: 17 cụm CN- TTCN quy mô cấp huyện và 05 cụm TTCN làng nghề cấp xã. Tính đến hết năm 2012, mới có 14 cụm công nghiệp thu hút doanh nghiệp vào đầu tƣ với tổng diện tích quy hoạch 252,82 ha, diện tích đất thực tế 192,4 ha; diện tích đất sản xuất 97,05 ha; diện tích đã san lấp 111,78 ha; diện tích đất đã đƣợc thuê 101,39 ha; diện tích đất đã giao cho các dự án 125,3 ha. Trong đó có 10 cụm công nghiệp có doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, 04 cụm công nghiệp mới giao đất cho doanh nghiệp và có doanh nghiệp mới đăng ký đầu tƣ vào cụm.
Về quy hoạch ngành nghề trong cụm công nghiệp, hầu hết các cụm mới chỉ chú ý đến việc thu hút dự án đầu tƣ, chƣa quan tâm đến tính chất ngành, nghề phù hợp với quy hoạch của cụm.
Tổng vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp 77,563 tỷ đồng, vốn đã giải ngân đƣợc 31,942 tỷ đồng chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc. Đến nay mới có 02/02 cụm công nghiệp (Kiện Khê và Trung Lƣơng) có đơn vị kinh doanh hạ tầng, còn lại việc đầu tƣ hạ tầng một số cụm công nghiệp do UBND các huyện, xã làm chủ đầu tƣ. Phần lớn các cụm công nghiệp do UBND các huyện, thành phố quản lý trực tiếp, có một số cụm đƣợc quản lý trực tiếp bởi UBND xã. Đến nay các cụm công nghiệp trên địa bàn hầu hết chƣa thành lập Ban quản lý cụm.
Về công tác duy tu, bảo dƣỡng và thu phí sử dụng hạ tầng cụm công nghiệp, do phần lớn các cụm công nghiệp chƣa có ban quản lý và do vƣớng về cơ chế, chính sách nên đến nay chƣa có đơn vị nào đứng ra thu phí và cũng chƣa có doanh nghiệp nào nộp phí sử dụng hạ tầng. Hầu hết các đơn vị thi công chỉ thực hiện hết 50% tổng kinh phí xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ theo Quyết định số 829/QĐ-UB, ngày 01/08/2003 của UBND tỉnh.
c) Tình hình thu hút đầu tƣ vào các cụm công nghiệp
Đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thu hút đƣợc 111 dự án đăng ký đầu tƣ vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó 88 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 22 dự án đang xây dựng, 01 dự án quá 12 tháng chƣa triển khai:
+ Thành phố Phủ Lý thu hút đƣợc 11 dự án, có 09 dự án đi vào hoạt động, 02 dự án đang xây dựng.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động các cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam năm 2012 TT Tên cụm CN-TTCN làng nghề Năm thành lập Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Dự án đầu tƣ (dự án) Tổng số lao động (ngƣời) Giá trị SXCN (tr.đồng) Tổng số Đang hoạt động I Thành phố Phủ Lý 9,62 100 11 9 1.158 1 Cụm CN-TTCN Nam Châu Sơn 2002 9,62 100 11 9 1.158 150.000
II Huyện Thanh Liêm 50,7 10 6 325
1 Cụm CN-TTCN Thanh Hải 2005 25 3 2 Cụm CN-TTCN Kiện Khê 2007 20 1 3 Cụm TTCN làng nghề Thanh Lƣu 2003 5,7 100 6 6 325 12.000
III Huyện Kim Bảng 88,4 51 40 772
1 Cụm CN-TTCN Biên Hòa 2002 8 52,46 7 7 201 14.420 2 Cụm CN-TTCN Thi Sơn 2005 29,5 92,54 13 10 335 178.500 3 Cụm CN-TTCN Kim Bình 2005 33,4 83,02 8 5 79 74.500 4 Cụm TTCN làng nghề Nhật Tân 2003 17,5 34 23 18 157 8.280
IV Huyện Duy Tiên 44,1 26 24 1421
1 Cụm CN-TTCN Cầu Giát 2002 35 100 8 6 968 210.000 2 Cụm TTCN làng nghề Ngọc Động 2004 9,1 100 18 18 453 V Huyện Lý Nhân 17,7 9 6 185 1 Cụm CN-TTCN Hòa Hậu 2003 9,2 100 8 6 185 62.000 2 Cụm TTCN làng nghề Bắc Lý 2009 8,5 1 VI Huyện Bình Lục 42,3 4 3 153 1 Cụm CN-TTCN Trung Lƣơng 2008 32,3 1 2 Cụm CN-TTCN Tiêu Động 2007 10 3 3 153 35.000 Tổng cộng: 252,8 2 111 88 4014
+ Huyện Kim Bảng thu hút đƣợc 51 dự án, 40 dự án đã đi vào hoạt động, 11 dự án đang xây dựng.
+ Huyện Thanh Liêm thu hút 10 dự án, 06 dự án đi vào hoạt động, 04 dự án đang xây dựng.
+ Huyện Duy Tiên thu hút đƣợc 26 dự án, có 24 dự án đi vào hoạt động, 01 dự án đang xây dựng, 01 dự án quá 12 tháng chƣa triển khai.
+ Huyện Lý Nhân thu hút đƣợc 09 dự án, có 6 dự án đi vào hoạt động, 03 dự án đang xây dựng.
+ Huyện Bình Lục thu hút đƣợc 04 dự án, có 03 dự án đi vào hoạt động, 01 dự án đang xây dựng.
Tổng số vốn đầu tƣ theo dự án đạt 2.022,511 tỷ đồng, vốn thực hiện theo dự án đạt 606,594 tỷ đồng.
Với 88 dự án đi vào hoạt động đã thu hút đƣợc 4.014 lao động vào làm việc góp phần vào quá trình giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.
Các ngành nghề sản xuất chính trong các cụm công nghiệp là sản xuất bông vải, sợi, may mặc, mây giang đan, thức ăn chăn nuôi, thêu ren, hàng thủ công mỹ nghệ, cọc bê tông, sản xuất bột đá, mộc dân dụng... Có nhiều ngành nghề truyền thống hiện nay đang phát huy tác dụng trên thị trƣờng, phục vụ cho du lịch và xuất khẩu nhƣ: mây giang đan, hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren... nhất là những ngành thu hút nhiều lao động nhƣ: may xuất khẩu, mây giang đan. Những công ty hoạt động hiệu quả trong các cụm công nghiệp nhƣ: công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam (công suất 10.000 tấn/năm với 250 lao động đang làm việc; công ty TNHH Dệt Hà Nam (công suất 6.120 tấn/năm với 635 lao động đang làm việc); nhà máy gạch Hamicô (công suất 600.000 viên/năm với 140 lao động đang làm việc)... Các cụm công nghiệp đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phƣơng, nâng cao thu nhập cho nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy quá trình CNH nông thôn.
2.2.2.3. Khu công nghiệp tập trung
Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung trong thời gian vừa qua đã tạo ra bƣớc đột phá trong thu hút đầu tƣ để phát triển công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Các KCN, cụm công nghiệp hình thành đã kéo theo sự phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho 16.544 lao động. Các doanh nghiệp KCN, cụm công nghiệp cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lƣới thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ.
Đến hết năm 2012, tỉnh Hà Nam có 8 KCN đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận, đó là: Khu công nghiệp Đồng Văn I, diện tích 138 ha; Khu công nghiệp Đồng Văn II, diện tích 264 ha; Khu công nghiệp Châu Sơn, diện tích 170 ha; Khu công nghiệp Hoà Mạc, diện tích 200 ha (giai đoạn I: 131 ha); Khu công nghiệp Ascendas - Protrade, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp ITAHAN, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình, diện tích 200 ha; Khu công nghiệp Liêm Phong, diện tích 200 ha. Tổng diện tích 8 KCN là 1.772 ha.
Ngoài ra để đáp ứng cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội đầu tƣ tại Hà Nam, UBND tỉnh đã chỉ đạo đầu tƣ mở rộng cụm công nghiệp Tây Nam thành phố Phủ Lý thêm 127 ha, đƣa diện tích của cả cụm lên 155 ha và giao cho Công ty phát triển hạ tầng trực thuộc Ban quản lý các KCN làm chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ đã tiến hành khảo sát cắm mốc, làm biển chỉ dẫn cụm công nghiệp và thống nhất kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng với UBND thành phố Phủ Lý và UBND huyện Kim Bảng.
a) Công tác quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp
Chủ trƣơng phát triển các KCN là tiền đề phát triển và đẩy mạnh CNH của tỉnh. Sự phát triển của các KCN trong thời gian qua của Hà Nam đã từng bƣớc mang lại kết quả về phát triển hạ tầng, thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 08 KCN đƣợc quy hoạch phát triển với tổng diện tích 1.772 ha, trong đó có 03 KCN đã đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đã đi vào hoạt động sản xuất (Đồng
Văn I, Đồng Văn II, Châu Sơn), 01 KCN đang trong giai đoạn san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng (Hòa Mạc), 04 KCN còn lại (Liêm Phong, Ascendas - Protrade, ITAHAN, Liêm Cần - Thanh Bình) đang trong giai đoạn khảo sát, lập quy hoạch chi tiết để trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Các KCN trong tỉnh đã huy động đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc. Tính đến tháng 12/2012 đã thu hút đƣợc 105 dự án (có 03 dự án kinh doanh hạ tầng KCN: Đồng Văn II, Châu Sơn, Hòa Mạc), trong đó có 32 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Tổng số vốn đăng kí 10.003.291 triệu đồng (trong đó, kinh doanh hạ tầng KCN Hòa Mạc: 309.000 triệu đồng); tổng vốn đầu tƣ thực hiện tính đến năm 2012 đạt 7.066.090 triệu đồng (trong đó, kinh doanh hạ tầng KCN Hòa Mạc: 100.000 triệu đồng), tỷ lệ lấp đầy đạt trên 70% tƣơng đƣơng với mức bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng, thu hút 16.544 lao động.
Trong những năm qua, các KCN là nhân tố động lực đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, biến vùng đồng chiêm trũng Hà Nam thành tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định, nhất là về công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng CNH với tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh trong khi tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản đang giảm dần. Bộ mặt nông thôn đang từng bƣớc thay da đổi thịt theo hƣớng văn minh hiện đại.
Các KCN đƣợc phân bố tập trung theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng nhƣ: huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm, huyện Duy Tiên, thành phố Phủ Lý. Các KCN hiện nay của Hà Nam thƣờng phân bố gần các trục đƣờng giao thông, nhất là dọc theo quốc lộ 1A. KCN Châu Sơn nằm ở phía Tây Nam Thành phố Phủ Lý có diện tích 200 ha; KCN Đồng Văn 402 ha (KCN Đồng Văn I và KCN Đồng Văn II) nằm sát Quốc lộ 1A, cách trung tâm Hà Nội 40 km, cách cảng Hải Phòng qua đƣờng 38 khoảng 100 km; KCN Hòa Mạc nằm gần cầu Yên Lệnh đi Hƣng Yên, Hải