Tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo ngành

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 42 - 49)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo ngành

2.2.1.1. Khái quát về tổ chức công nghiệp theo ngành

Các nhóm ngành công nghiệp chính của Hà Nam hiện nay bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp mới xuất hiện. Các ngành công nghiệp truyền thống nhƣ: công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp hoá chất, phân bón; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nƣớc. Các ngành công nghiệp mới của tỉnh là: công nghiệp lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử, công nghiệp cơ khí (lắp ráp và đóng mới các phƣơng tiện vận tải). Đây là các ngành đang bƣớc đầu đƣợc quan tâm của tỉnh.

Nhìn chung, cơ cấu công nghiệp Hà Nam phù hợp với điều kiện khai thác tiềm năng địa phƣơng, nhất là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lƣơng thực, thực phẩm, dệt may... Các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động ở đô thị còn nhiều triển vọng phát triển, nhƣng hiện tại lại có tỉ trọng thấp trong cơ cấu công nghiệp. Trong mấy năm qua, từ chỗ đầu tƣ phân tán, manh mún, sự phát triển công nghiệp Hà Nam chƣa hình thành các ngành mũi nhọn để khai thác thế mạnh của mình, thì đến nay, công nghiệp Hà Nam

bƣớc đầu đã xác định đƣợc các ngành công nghiệp trọng điểm nhƣ: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng dựa trên thế mạnh lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Nam phân theo nhóm ngành công nghiệp chủ yếu năm 2009 và năm 2012

2.2.1.2. Hiện trạng tổ chức công nghiệp theo các ngành

a) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Qua số liệu điều tra về sản lƣợng vật liệu xây dựng ở Hà Nam từ năm 2000 đến năm 2012, có thể nhận thấy rằng đây là ngành có truyền thống và cũng là ngành có thế mạnh ở Hà Nam, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã có bƣớc phát triển đáng kể. Từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp đã chuyển dần sang sản xuất lớn với công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa và tự động hóa, đồng thời sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng, không chỉ phục vụ trong tỉnh mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận, nhất là thị trƣờng Hà Nội. Theo số liệu thống kê đến năm 2012, ngành sản xuất VLXD có 614 cơ sở đang hoạt động, giá trị SXCN đạt 2.044.098 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao với 31,3% tổng giá trị SXCN toàn ngành công nghiệp nhƣng có xu hƣớng giảm dần về tỷ trọng (năm 2000 chiếm 43,1%). Trong đó:

* Sản xuất xi măng với 8 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 4 nhà máy công nghệ lò quay (Bút Sơn I công suất 1,42 triệu tấn; Kiện Khê công suất 0,12 triệu tấn; Thanh Liêm công suất 0,45 triệu tấn; Hoàng Long

công suất 0,35 triệu tấn), 4 nhà máy xi măng công nghệ lò đứng (Nội thƣơng công suất 0,045 triệu tấn; X77 công suất 0,12 triệu tấn; Tân Phú Xuân công suất 0,080 triệu tấn; Việt Trung công suất 0,085 triệu tấn). Sản xuất xi măng tại Hà Nam thực sự có bƣớc phát triển mạnh kể từ khi nhà máy xi măng Bút Sơn đi vào sản xuất (năm 1998) và các nhà máy xi măng lò quay công nghệ mới đƣợc xây dựng và đƣa vào sản xuất từ đầu năm 2009 cho ra sản phẩm, thì sản lƣợng xi măng sản xuất trong tỉnh đã tăng lên đáng kể. Sản lƣợng xi măng của tỉnh từ 79,1 nghìn tấn (năm 1996) đã tăng lên 1.697 nghìn tấn (năm 2004) và đạt 2.287 nghìn tấn (năm 2009). Hiện tại xi măng của Hà Nam không những chỉ cung cấp cho tỉnh mà còn tham gia vào chƣơng trình xi măng của cả nƣớc. Xi măng Bút Sơn có mặt ở rất nhiều tỉnh trong cả nƣớc, xi măng lò đứng có mặt trên thị trƣờng Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

* Sản xuất vật liệu xây trên địa bàn tỉnh Hà Nam do tiềm năng về nguồn đất sét không lớn và phân bố rải rác nên các cơ sở lớn sản xuất gạch ngói nung không nhiều và sản phẩm chủ yếu là gạch nung, ngói nung chỉ đƣợc sản xuất thủ công với khối lƣợng nhỏ ở các hộ cá thể nhƣ ở các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Lý Nhân... mang tính chất tự sản tự tiêu với sản lƣợng không nhiều.

Sản lƣợng gạch ngói nung ở Hà Nam phát triển chậm trong những năm gần đây. Một số nhà máy gạch tuynel chỉ dừng ở mức đạt và thấp hơn công suất thiết kế vì thị trƣờng tiêu thụ khó khăn. Sản phẩm gạch nung trong tỉnh chủ yếu bao gồm các loại gạch đặc, gạch rỗng 2 lỗ, gạch rỗng 4 lỗ, gạch rỗng 6 lỗ, gạch 11 lỗ và gạch thông gió. Sản lƣợng gạch ngói nung tăng từ 211.736 nghìn viên (năm 2006) lên 371.819 nghìn viên (năm 2012).

* Sản xuất tấm lợp ở Hà Nam có 2 cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng với công suất thiết kế là 2,5 triệu m2/năm, nhƣng năng lực thực tế hiện nay đã đạt khoảng 4 triệu m2/năm. Sản lƣợng năm 2012 của 2 cơ sở này là 3,85 triệu m2. Sản phẩm tấm lợp chủ yếu tiêu thụ ngoài tỉnh khoảng 80 - 90%. * Sản xuất vôi ở Hà Nam trƣớc đây khá lớn, song theo xu hƣớng xây dựng hiện nay không dùng nhiều vôi mà sử dụng xi măng là chính, nên sản

lƣợng vôi sản xuất hiện tại không tăng nhiều mà sản phẩm chủ yếu là vôi nghiền. Việc sản xuất vôi đều do các tổ hợp, hộ tƣ nhân và một vài công ty cổ phần sản xuất bằng các lò vôi liên hoàn và dã chiến chủ yếu tại 2 huyện Thanh Liêm, Kim Bảng và một số xã ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Bình Lục.

Ngoài ra còn có một cơ sở nghiền xi măng (công ty TNHH Hƣng Hà), một cơ sở sản xuất các ống cống xi măng (công ty kinh doanh và sản xuất VLXD Tiên Tân) nhƣng quy mô sản xuất và sản lƣợng không lớn.

* Sản xuất đá xây dựng trong giai đoạn 2000 - 2012, sản xuất phát triển theo chiều hƣớng đi lên, tốc độ tăng trƣởng bình quân 10,25%/năm. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 7 đơn vị có quy mô khai thác lớn thuộc các doanh nghiệp Nhà nƣớc và công ty cổ phần với sản lƣợng chiếm khoảng 35% tổng sản lƣợng đá khai thác và nhiều doanh nghiệp tƣ nhân, tổ hợp tham gia khai thác đá xây dựng tại 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng với sản lƣợng chiếm khoảng 65% tổng số. Một số cơ sở sản xuất có quy mô khai thác lớn nhƣ: công ty cổ phần đá vôi Hà Nam (công suất khoảng 250 nghìn m3/năm), công ty cổ phần VLXD Thanh Liêm (công suất khoảng 100 nghìn m3/năm), công ty cổ phần đá Phủ Lý thuộc tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam (công suất khoảng 200 nghìn m3/năm), công ty cổ phần VLXD Sông Đà thuộc tổng công ty Sông Đà (công suất khoảng 200 nghìn m3/năm, trạm nghiền sàng đá - công ty cổ phần cơ giới, lắp máy và xây dựng thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex - công suất khoảng 200 m3/năm), nhà máy xi măng Tân Phú Xuân có một bộ phận khai thác đá xây dựng (công suất 100 nghìn m3/năm)...

Ngoài các cơ sở sản xuất lớn nêu trên còn có khoảng 50 tổ hợp và các công ty tƣ nhân nhỏ khai thác đá với trên 60 điểm khai thác. Đại đa số các công ty tƣ nhân và các tổ hợp đều khai thác thủ công và sử dụng các thiết bị nghiền sàng công suất nhỏ do trong nƣớc chế tạo hoặc của Trung Quốc sản xuất nên chất lƣợng đá không đƣợc tốt.

b) Ngành công nghiệp chế biến Nông sản - Thực phẩm - Thức ăn chăn nuôi

Hà Nam là một tỉnh thuần nông, bởi vậy dù có đƣa đƣợc sản lƣợng lúa của tỉnh lên đến 1 triệu tấn/năm cũng không thể đẩy mức sống của ngƣời dân trong tỉnh giàu lên đƣợc, vả lại xuất phát điểm của Hà Nam lại rất thấp, bởi vậy Hà Nam cần phải tìm ra cho mình cách đi lên nhằm thực hiện CNH - HĐH. Đó là, Hà Nam cần nhanh chóng chuyển sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến nông - thực phẩm.

Đây là ngành có thế mạnh phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có từ tập đoàn cây lƣơng thực, rau đậu và thị trƣờng rộng lớn. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (29,5% - năm 2012). Các sản phẩm chủ yếu là gạo ngô xay sát (577 nghìn tấn), thức ăn gia súc (39,9 nghìn tấn), bia (36,6 triệu lít). Ngành công nghiệp chế biến sữa mới đi vào hoạt động từ năm 2010 nhƣng đã đem lại giá trị sản xuất khá lớn cho ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. Hiện nay có khoảng 12.600 cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này, tuy nhiên phần lớn các cơ sở có trình độ công nghệ trung bình (chiếm 75%), công nghệ lạc hậu (chiếm 20%) còn công nghệ tiên tiến chiếm nhỏ (chiếm 5%). Một số cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhƣ: công ty bia Sài Gòn - Hà Nam, công ty TNHH Việt Hà, công ty chế biến thực phẩm Vĩnh Hà, công ty sữa Hà Nam...

c) Ngành công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại

Là ngành trang bị những trang thiết bị cho toàn bộ nền kinh tế, không chỉ cung cấp các công cụ, thiết bị, máy móc cho các ngành sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Ngành cơ khí chế tạo máy và gia công kim loại của tỉnh Hà Nam có từ lâu đời, nhƣng do chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức nên có GTSX nhỏ (chiếm 8% - năm 2012) Theo số liệu thống kê năm 2012, ngành này có khoảng 1.600 cơ sở hoạt động, nhƣng chủ yếu là các hộ tƣ nhân nhỏ lẻ, chỉ có 12 cơ sở cơ khí có quy mô vừa và nhỏ trong đó có 2 doanh nghiệp tƣ nhân, 8 công ty cổ phần, 1 doanh nghiệp Nhà nƣớc đó là: công ty cổ phần cơ khí, bao bì Hà Nam; nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu

thép Hà Nam; doanh nghiệp tƣ nhân vàng bạc Kim Trung; doanh nghiệp tƣ nhân cơ khí xây dựng Quang Huy; công ty cơ khí nội thất xây dựng Minh Lực; công ty cơ khí nội thất và xây dựng Khoa Khôi; công ty TNHH cơ khí, xây dựng Quang Huy; công ty TNHH Tuấn Tính; công ty TNHH Rạng Đông; công ty TNHH Việt Đức; công ty TNHH cơ khí, xây dựng Hà Nam và công ty TNHH Tân Âu Cơ... Đa số các cơ sở này đƣợc đánh giá là có trình độ công nghệ trung bình, đƣợc trang bị chủ yếu ở các khâu nhƣ tiện, phay bào, còn các khâu nhƣ tạo phôi, gia công tinh doa mài, nhiệt luyện, hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ. Các sản phẩm cơ khí chủ yếu là các nông cụ cầm tay, máy tuốt lúa, sen hoa cửa sắt... có giá trị kinh tế không cao.

Bảng 2.2: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2009 2012

1 Đá khai thác 1000 m3 1.109,6 2.963 2.942 4.925 2 Gạo ngô xay sát 1000 tấn 213 316 449 577 3 Thức ăn gia súc Tấn - 3.874 68.982 39.865 4 Bia các loại 1000 lít 5.973 26.213,9 34.986 36.351

5 Sợi các loại Tấn - 7.321 12.456 15.268

6 Vải các loại 1000 m2 2.388 15.823 112.858 40.469 7 Quần áo may sẵn 1000 cái 2.462 6.349 19.631,8 18.757

8 Bột nhẹ Tấn 10.786 51.931 22.576 25.728

9 Xi măng 1000 tấn 815 1.701 1.760,5 2.287

10 Gạch xây 1000 viên 170.785 196.118 255.268 367.820 11 Mây tre đan các loại 1000 SP - 8.548 13.111 11.780 12 Sữa tƣơi tiệt trùng 1000 lít - - - 52.420

13 Sữa chua 1000 lít - - - 11.320

d) Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất

Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất có khoảng 200 cơ sở sản xuất, trong đó có 4 công ty TNHH, 1 DNTN và 3 công ty cổ phần chuyên sản xuất sơn, bột nhẹ, phân vi sinh, thuốc dƣợc phẩm... Giá trị SXCN của ngành này chiếm 2,5% toàn ngành công nghiệp. Nhìn chung ngành sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất của Hà Nam trong thời gian qua phát triển với quy mô không lớn trong khi đó Hà Nam có nguồn tài nguyên đá vôi dồi dào rất thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất bột nhẹ.

e) Ngành công nghiệp dệt may - da giầy

Hà Nam đƣợc đánh giá là tỉnh có tiềm năng để phát triển ngành dệt may - da giày. Hiện nay, Hà Nam có 9.000 cơ sở sản xuất đang hoạt động, trong đó có 2 DNNN, 1 công ty liên doanh với nƣớc ngoài, 22 công ty TNHH, 2 DNTN, 2 công ty cổ phần... Giá trị SXCN của ngành này chiếm 20,8% giá trị SXCN của toàn ngành công nghiệp, có tốc độ tăng trƣởng nhanh trong các nhóm ngành công nghiệp. Các sản phẩm chủ yếu: vải các loại (40.469 nghìn m2); quần áo may sẵn (18.757 nghìn cái)... Các công ty tiêu biểu: công ty TNHH Dệt Hà Nam, công ty TNHH dệt may Phong Lan, công ty dệt may Châu Giang... Nhìn chung, trong ngành dệt may, các doanh nghiệp mới đi vào sản xuất còn khá non trẻ, hiệu quả kinh tế chƣa cao, chi phí năng lƣợng và nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm lớn mặc dù máy móc, thiết bị mới đƣợc đầu tƣ, nâng cấp.

f) Ngành tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề của Hà Nam

Ngành tiểu thủ công nghiệp là thành phần quan trọng và cơ bản của công nghiệp nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Nó là nguồn tài nguyên, nguồn thu ngoại tệ của đất nƣớc và địa phƣơng. Phát triển các nghề thủ công sẽ giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển du lịch, ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội trên địa bàn.

Sản xuất TTCN đƣợc hình thành, tồn tại từ lâu đời trong nông thôn. Qua khảo sát các ngành nghề TTCN hiện đang hoạt động và tồn tại ở mức độ nhỏ lẻ, chủ yếu là theo quy mô hộ gia đình, chƣa có nghề chủ đạo và nổi bật, doanh thu thấp. Thực tế trong nhiều năm qua vai trò của TTCN chƣa đƣợc quan tâm đánh giá đúng mức. Một số nghề truyền thống đang bị mai một, dẫn đến nguy cơ bị biến mất.

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 42 - 49)