Giải pháp về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 74 - 79)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.7.Giải pháp về tổ chức quản lý

3.2.7.1. Quản lý Nhà nước

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Tách mục tiêu phi thƣơng mại ra khỏi các hoạt động kinh doanh; xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong sản xuất, kinh doanh để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Để thực hiện tốt hơn kết quả phát triển công nghiệp, Tỉnh cần tiến hành cải cách quản lý Nhà nƣớc đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhƣ: Giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Thực hiện phân cấp quản lý Nhà nƣớc đối với công nghiệp trên địa bàn một cách rõ ràng. Chuyển đổi cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ cơ chế kiểm soát quá trình ra quyết định của doanh nghiệp sang kiểm tra giám sát hƣớng vào việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ lợi tức trên doanh số, chi phí trên doanh số, các doanh số trên tổng số đầu tƣ, lợi tức trên số lƣợng lao động.

3.2.7.2. Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp

- Hoàn thành sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nƣớc địa phƣơng theo đề án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp Nhà nƣớc Trung ƣơng đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu theo quyết định của Chính phủ.

- Từng bƣớc tổ chức sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo 3 loại hình công nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhau: loại hình công nghiệp chủ đạo, loại hình công nghiệp vệ tinh và loại hình tiểu thủ công nghiệp.

- Tổ chức lại bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp tinh gọn, hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Trong cơ chế thị trƣờng hai bộ phận thực sự là sức sống của doanh nghiệp không thể thiếu đƣợc là: bộ phận nghiên cứu thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại; bộ phận nghiên cứu phát triển.

KẾT LUẬN

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những giải pháp hàng đầu để phát triển công nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã và đang đƣợc quan tâm một cách rộng rãi. Các nhà khoa học đã đƣa ra một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cơ bản. Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ở Việt Nam, Viện Chiến lƣợc phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) đƣa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp; còn Viện chiến lƣợc phát triển (Bộ Công Thƣơng) thì đƣa ra phƣơng án 6 vùng công nghiệp bƣớc đầu đã góp phần hoàn thiện bức tranh không gian tổ chức lãnh thổ của nền kinh tế - xã hội nƣớc ta. Đối với lãnh thổ cấp tỉnh thì có 4 hình thức TCLTCN cơ bản, nhƣng quan trọng nhất là hình thức KCN tập trung với nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của bản thân nó.

TCLTCN tỉnh Hà Nam chịu ảnh hƣởng sâu sắc của các nguồn lực bên

trong và bên ngoài. Trong đó yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của TCLTCN tỉnh Hà Nam chính là các nguồn lực bên trong nhƣ nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguồn lực bên ngoài có vai trò quan trọng, thúc đẩy TCLTCN diễn ra nhanh hơn. Với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng giàu có phục vụ cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; nguồn lao động dồi dào, chất lƣợng lao động ngày càng đƣợc nâng cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ công nghiệp ngày càng phát triển và có nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các hình thức TCLTCN trên địa bàn toàn tỉnh. Đó là tiền đề để Hà Nam phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu thành phần kinh tế công nghiệp, khu vực Nhà nƣớc tuy vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhƣng đang có xu hƣớng giảm, khu vực

có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng mạnh do sự gia tăng mạnh của một số cơ sở có năng lực sản xuất lớn.

Tuy nhiên, TCLTCN Hà Nam còn có những tồn tại nhƣ chƣa tạo ra đƣợc sự cân bằng trên phạm vi toàn lãnh thổ của tỉnh. Các khu công nghiệp tập trung phát triển chậm, chƣa trở thành động lực mạnh trong phát triển kinh tế. Việc triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp không đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thu hút đầu tƣ. Công tác quy hoạch một số nơi thiếu khoa học và triển khai thực hiện thiếu đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá... đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

TCLTCN tỉnh Hà Nam muốn đạt hiệu quả cao về các mục tiêu đặt ra, phải có những chính sách và giải pháp hợp lý trong phát triển và phân bố công nghiệp, nhƣ các chính sách và giải pháp về vốn và thu hút đầu tƣ; giải pháp cơ chế chính sách, cải các hành chính và phối hợp với các vùng; giải pháp về xây dựng quy trình sản xuất và sản phẩm thƣơng hiệu; giải pháp về thị trƣờng và phát triển kinh tế nhiều thành phần; giải pháp về công nghệ, bảo vệ môi trƣờng; giải pháp phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về tổ chức quản lý. Với mục tiêu cuối cùng là hƣớng tới một cơ cấu ngành hợp lý, ƣu tiên phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất nhằm phát huy tổng hợp mọi nguồn lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo Nghị quyết số 02-NQ/TWcủa ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa 16), phƣơng hƣớng mục tiêu và các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với phát triển đô thị theo hƣớng hiện đại giai đoạn 2006-2010. 2. Cục Thống kê Hà Nam, Niên giám thống kê các năm 2009, 2010,

2012. Nhà xuất bản Thống kê.

3. Ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nam. Báo cáo thực trạng và giải phát phát triển các khu công nghiệp Hà Nam đến năm 2015.

4. Hoàng Trung Hải, Đoàn Trung Tuyến, Nguyễn Văn Kha. 60 năm công nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động xã hội - 2005.

5. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ " Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam". Nhà xuất bản Giáo dục - 2001.

6. Lƣơng Thị Minh Thu. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc - Luận văn Thạc sĩ – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội - 2010.

7. UBND tỉnh Hà Nam. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà Nam đến năm 2020.

8. Ngô Doãn Vịnh. Bàn về phát triển kinh tế. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005.

9. UBND tỉnh Nghệ An , Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến 2020

10. Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ , Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Nguyễn Văn Phú , Qui hoạch vùng và Tổ chức Lãnh thổ KTXH,

Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

12. Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Thị Minh Đức , Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

13. Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Thị Minh Đức , Phân kiểu kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Việt nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

14. Lê Thông , Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

15. Nguyễn Minh Tuệ , Địa lý công nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục.

16. UBND tỉnh Nghệ An , Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến 2020

Một phần của tài liệu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 74 - 79)