Kinh nghiệm trong nƣớc

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

5. Kết cấu của khóa luận

1.4.2. Kinh nghiệm trong nƣớc

1.4.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lợi thế phát triển công nghiệp. Cùng với kinh nghiệm của Khu Kỹ nghệ Biên Hòa thành lập năm 1963, tỉnh Đồng Nai đã chọn quy hoạch và phát triển KCN là mô hình phát triển kinh tế trọng điểm.

Đến nay, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép Đồng Nai quy hoạch 34 KCN diện tích khoảng 11.380 ha. Trong đó, đến năm 2011 đã có 30 KCN đƣợc cấp phép thành lập với tổng diện tích 9.573 ha. Với sự chuẩn bị đồng bộ về quỹ đất và hạ tầng kỹ thuật, các KCN Đồng Nai đã thu hút đƣợc trên 1.130 dự án, trong đó có 840 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ 13,9 tỷ USD, giải ngân 7,53 tỷ USD, đạt 58% so với tổng vốn đăng ký.

17

Thứ nhất, các chính sách luôn gắn với thực tế, đặc điểm địa phƣơng

Giai đoạn 1995-1996, với 5 KCN, tỉnh có chủ trƣơng tập trung một số ngành nhạy cảm về môi trƣờng nhƣ dự án hóa chất đƣa về KCN Gò Dầu; dự án dệt, nhuộm tập trung tại các KCN ở Nhơn Trạch; các KCN thuộc thành phố Biên Hòa và lân cận thì thu hút các dự án ít ô nhiễm. Đến năm 2005 đã ổn định, UBND tỉnh có chủ trƣơng khuyến khích các KCN có tính chất chuyên ngành thu hút đúng quy hoạch ngành; ngừng thu hút các dự án sản xuất giày da, may mặc và chế biến gỗ lớn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và Nhơn Trạch.

Công tác quy hoạch KCN đảm bảo khai thác các nguồn lực trong và ngoài KCN tính chiến lƣợc lâu dài. Điều này thể hiện qua các KCN đều nằm ở các vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông, nguồn lao động dồi dào, dễ dàng kết nối tiện ích hạ tầng ngoài KCN. Ngoài ra, việc quy hoạch KCN cũng đảm bảo mô hình phát triển đô thị mới bền vững, tách khu vực sản xuất khỏi khu dân cƣ cũng nhƣ là hạt nhân phát triển công nghiệp và hình thành đô thị tại các huyện.

Thứ hai, chủ động tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tƣ hạ tầng; chọn các công ty kinh doanh hạ tầng là các công ty nƣớc ngoài danh tiếng và có kinh nghiệm trong kinh doanh hạ tầng

Tỉnh kêu gọi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có kinh nghiệm về kinh doanh hạ tầng KCN. Việc này sẽ không những đảm bảo tiến độ thực hiện dự án hạ tầng qua khai thác khả năng công ty trong xây dựng, kinh doanh mà còn tạo sự yên tâm cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào KCN.

Thứ ba, chú trọng công tác xúc tiến đầu tƣ, nhất là kênh thu hút đầu tƣ thông qua các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang đầu tƣ trong KCN

Đồng Nai là một trong những tỉnh thực hiện sớm nhất các công tác xúc tiến đầu tƣ ngay khi nƣớc ta mở cửa và đến nay hàng năm vẫn thƣờng xuyên tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tƣ đến các nƣớc phát triển trong khu vực láng giềng đến châu Mỹ, châu Úc và châu Âu.

Thứ tư, hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nƣớc trong KCN

Cơ chế “một cửa, tại chỗ” là cơ sở then chốt trong hoạt động quản lý KCN đã mở cửa cho các KCN phát triển tại Đồng Nai và cả nƣớc.

18

Về phía Ban Quản lý KCN Đồng Nai là cơ quan đƣợc giao quản lý trực tiếp các KCN đã luôn chú trọng cải cách hành chính để phục vụ doanh nghiệp tốt hơn và góp phần phát triển KCN. Sau một thời gian hoạt động, bộ máy của Ban Quản lý ngoài các phòng chuyên môn, đại diện tại các KCN còn có Trung tâm dịch vụ và giới thiệu sản phẩm, Trung tâm Dịch vụ Công nghiệp và Viễn thông, Trung tâm Đào tạo - Cung ứng lao động kỹ thuật và Công ty hạ tầng KCN Định Quán. Về thủ tục hành chính, Ban Quản lý cũng là đơn vị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong quy trình xử lý hồ sơ từ năm 2003. Trong quá trình hoạt động, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai luôn chú trọng gắn kết mô hình Ban Quản lý - công ty hạ tầng - doanh nghiệp, sẵn sàng đối thoại với doanh nghiệp và có cơ chế họp giao ban định kỳ 6 tháng/lần với công ty hạ tầng và doanh nghiệp KCN.

Thứ năm, giữ vững an ninh trật tự (ANTT) trong KCN

ANTT là yếu tố cơ bản tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển các KCN. Ngay từ khi có KCN vào đầu thập niên 1990 đã có chốt công an bảo vệ KCN Biên Hòa I và Biên Hòa II trực thuộc Công an tỉnh Đồng Nai. Đến năm 1997, đƣợc thay thế bằng Công an KCN Biên Hòa và sau đó là Đồn Công an KCN Biên Hòa. ANTT đƣợc đảm bảo tạo ấn tƣợng tốt với chủ đầu tƣ nƣớc ngoài và ngƣời lao động KCN.

Đến nay, các địa bàn trọng điểm nhiều KCN đều đã có đồn công an KCN nhƣ: thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom. Công an tỉnh cùng Ban Quản lý KCN và chính quyền địa phƣơng đã làm tốt việc phối hợp đảm bảo ANTT trong các KCN. Công an tỉnh và Ban Quản lý các KCN ký kết Quy chế phối hợp về đảm bảo ANTT trong KCN; làm tốt công tác PCCC, cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền phổ biến pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, bảo vệ môi trƣờng… trên địa bàn KCN rộng lớn hơn 9.000 ha với gần 900 doanh nghiệp hoạt động và hơn 405.000 lao động.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Sau 20 năm quy hoạch phát triển, đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có 12 KCN đi vào hoạt động. Các KCN thành phố đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

19

Đến nay, tổng vốn đầu tƣ tại các KCN thành phố đạt 7,8 tỷ USD, bao gồm các dự án sản xuất công nghiệp, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và dự án cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.

Đối với vốn đầu tư của các dự án sản xuất công nghiệp

Đầu tƣ của các dự án sản xuất công nghiệp đã thu hút đƣợc 1.208 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 6,78 tỷ USD. Trong đó, 478 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn đầu tƣ 4,12 tỷ USD. Tốc độ thu hút vốn đầu tƣ FDI qua từng giai đoạn phát triển đều tăng trƣởng.

Các dự án đầu tƣ đa dạng về ngành nghề, quy mô và trình độ công nghệ. Có sự dịch chuyển dần cơ cấu ngành nghề đầu tƣ theo định hƣớng phát triển của thành phố. Năm ngành nghề chiếm tỷ trọng vốn đầu tƣ cao nhất là: điện tử (25,47%), hóa nhựa (14,93%), cơ khí (13,12%), thực phẩm (8,92%) và dệt may (8,84%).

Đối với vốn đầu tư của các công ty phát triển hạ tầng và các ngành cung ứng dịch vụ

Vốn đầu tƣ của các công trình phát triển hạ tầng và các ngành cung ứng dịch vụ đã khai thác tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là 749,47 triệu USD.

Để đạt đƣợc kết quả trên, hoạt động thu hút FDI vào các KCN của thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Thứ nhất, quy hoạch KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu đô thị nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và ngƣời lao động. Trong KCN cần phân khu chức năng ngành nghề hơp lý. Hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCN phải đƣợc quy hoạch và xây dựng đồng bộ với việc xây dựng và phát triển KCN.

Thứ hai, chọn lọc dự án đầu tƣ FDI cho phù hợp với thế mạnh và xu hƣớng phát triển của thành phố, sử dụng đƣợc nguồn lao động có chất xám tại chỗ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển. Chú trọng thu hút những dự án FDI có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trƣờng, các tập đoàn lớn để phát triển các ngành công nghệ tiên tiến và tạo ảnh hƣởng rộng kéo theo các công ty vệ tinh vào đầu tƣ trong KCN.

Thứ ba, cần xây dựng đầy đủ hạ tầng xã hội (nhà lƣu trú, trạm y tế, trung tâm sinh hoạt, nhà trẻ, siêu thị) phục vụ ngƣời lao động. Khi xây dựng KCN phải hoạch

20

định ngay từ đầu, chuẩn bị quỹ đất và giao trách nhiệm xây dựng, tổ chức hoạt động thật rõ ràng. Đối với các KCN mới, phải dành đầy đủ đất để xây dựng các hạ tầng xã hội.

Thứ tư, cơ chế “một cửa, tại chỗ” có vai trò to lớn, quyết định trong việc xây dựng và phát triển KCN; có tác dụng đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, tiết kiệm đƣợc rất lớn về thời gian, kinh phí và giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tƣ; giải quyết nhanh những vấn đề phát sinh tại KCN. Do đó, cơ chế “một cửa, tại chỗ” cần đƣợc duy trì và phát huy đồng bộ hơn nữa để tạo ra sức hút mạnh mẽ cho nguồn đầu tƣ FDI vào KCN.

Thứ năm, xây dựng vững mạnh hệ thống chính trị - xã hội (tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tại các KCN để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng; giải quyết hài hòa các mối quan hệ, lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và công nhân; chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)