Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

5. Kết cấu của khóa luận

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, các KCN Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc thu hút FDI.

2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, về thủ tục hành chính

Các thủ tục hành chính để một doanh nghiệp tiến hành đầu tƣ còn kéo dài, gây khó khăn cho các nhà đầu tƣ. Một dự án đầu tƣ vào Hà Nội phải cần khoảng 33 ngày với khá nhiều thủ tục. So với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội còn phải cải thiện nhiều về thủ tục hành chính.

Một ví dụ điển hình là KCN Hà Nội – Đài Tƣ, đƣợc cấp giấy phép năm 1995 nhƣng phải đến năm 2000 mới hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng đƣa vào hoạt động.

Thứ hai, đất tại các KCN ở Hà Nội eo hẹp nguồn cung

Hiện nay, diện tích đất sạch có hạ tầng tại các KCN của Hà Nội không nhiều, chỉ còn một số ít diện tích tại KCN Phú Nghĩa (khoảng 20 ha). Các KCN mới chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng do thời gian qua phải chờ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch vùng của Thủ đô. Thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tƣ muốn thuê đất tại các KCN ở Hà Nội, nhƣng do “hết chỗ” nên đã phải chuyển sang thuê tại các tỉnh Hải Dƣơng, Hải Phòng, Bắc Ninh.

Thứ ba, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do thay đổi giá cả và cơ chế chính sách. Nhƣ tại KCN Quang Minh mở rộng, tuy đã có quyết định thu hồi đất từ năm 2008 nhƣng đến nay công tác giải phóng mặt bằng chƣa đƣợc thực hiện.

Thứ tư, hiện nay, các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ thuộc khu vực Châu Á nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,… KCN đƣợc quan tâm nhất hiện nay là KCN Thăng Long có 98% là các công ty của Nhật nhƣng lại thu hút đƣợc rất ít các doanh nghiệp Châu Âu và Mỹ. Việc độc quyền của các doanh nghiệp Nhật Bản trong các KCN ở Hà Nội sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các quốc gia Châu Âu, Mỹ là các nƣớc có trình độ khoa học công nghệ cao, có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế tốt, có thị phần thế giới lớn và ổn định thì các KCN

64

ở Hà Nội không thu hút đƣợc. Đặc biệt, các tiêu chí này chính là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lƣợng đầu tƣ.

Thứ năm, chính sách mời gọi đầu tƣ chƣa thực sự thu hút đƣợc nhiều dự án công nghệ cao

Các KCN ở Hà Nội tuy đã có thu hút đƣợc một số dự án công nghệ cao và công nghiệp cơ bản, nhƣng chủ yếu là công nghiệp lắp ráp và tập trung ở KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, máy móc thiết bị phần lớn đã qua sử dụng ở chính quốc đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tận dụng di chuyển sang đầu tƣ ở nƣớc ta nhằm đổi mới công nghệ ở chính quốc. Công nghệ kỹ thuật cũng là công nghệ cũ so với chính quốc, tỷ lệ vốn trang bị cho một công nhân là không cao. Nếu không quản lý chặt chẽ vấn đề này thì trong tƣơng lai nƣớc ta sẽ trở thành một “bãi rác công nghệ”.

Còn ở KCN Nam Thăng Long chủ yếu là các dự án của các nhà đầu tƣ trong nƣớc, các mặt hàng sản xuất chủ yếu là hàng tiêu dùng. KCN Hà Nội – Đài Tƣ là các dự án của các công ty Đài Loan, Trung Quốc thì chủ yếu là các ngành nghề sản xuất sử dụng sức tay chân lao động là chính chứ hàm lƣợng công nghệ không cao, khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng cao.

Thứ sáu, việc khai thác các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phƣơng, trong nƣớc hoặc tạo nguồn nguyên liệu cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp FDI tại các KCN còn hạn chế

Đa số các doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Hà Nội là 100% nguyên liệu nhập ngoại. Đặc biệt các ngành công nghiệp trong KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B nguyên liệu chủ yếu nhƣ: sắt, thép thì hoàn toàn phải nhập từ các nƣớc Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan,… Tỷ lệ sử dựng nguồn nguyên liệu trong nƣớc rất thấp, giá trị không cao và đa phần là các nguồn nguyên liệu dùng cho mặt hàng chế biến thực phẩm và tiêu dùng. Riêng công nghiệp phụ trợ chủ yếu tập trung cho các ngành xe máy, điện và điện tử nhƣng theo hƣớng liên kết của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với nhau, công nghiệp phụ trợ của địa phƣơng hầu nhƣ chƣa phát triển.

Thứ bảy, vấn đề quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN Hà Nội thiếu đồng bộ

65

Từ việc quy hoạch tổng thể, đến việc hình thành các KCN Hà Nội đã phần nào phản ánh sự bất hợp lý giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và địa phƣơng, chƣa tính đến tác động lan tỏa khi KCN hoạt động. Việc bố trí địa điểm xây dựng KCN ở Hà Nội chú trọng nhiều đến việc lựa chọn vị trí thuận lợi nhƣ: cạnh các tuyến quốc lộ, ven sông Hồng, gần trục lộ giao thông chính, tuy nhiên lại không tính đến khả năng phát triển của đô thị trong tƣơng lai. Vì thế khi đô thị Hà Nội mở rộng một số KCN đã nằm trong phạm vi nội đô, ngay sát khu dân cƣ tập trung và đô thị đang phát triển nhƣ: KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội – Đài Tƣ, điều đó đã làm thay đổi cấu trúc giao thông và quy hoạch phát triển công nghiệp của Thủ đô và không phù hợp với chủ trƣơng xây dựng KCN là để di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô và xa khu dân cƣ tập trung.

Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào nhƣ xây dựng đƣờng giao thông, hệ thống thoát nƣớc,… luôn phụ thuộc vào quy hoạch phát triển của thành phố, nên luôn chậm hơn so với tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong KCN.

Thứ tám, hình thức đầu tƣ chủ yếu là 100% vốn nƣớc ngoài và hình thức này đang có xu hƣớng gia tăng

Hiện nay, trong các KCN ở Hà Nội hình thức 100% vốn nƣớc ngoài chiếm đến 90,50% số dự án. Điều này làm cho việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ từ hoạt động thu hút FDI của KCN ở Hà Nội bị hạn chế. Đây cũng là thực trạng chung của các KCN trên cả nƣớc. Do đó, cần phải có định hƣớng và biện pháp quản lý để duy trì sự hợp lý trong cơ cấu đầu tƣ FDI theo hình thức đầu tƣ.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tình hình thu hút FDI vào các KCN Hà Nội chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng của thành phố bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

Một là, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2009 bắt nguồn từ Mỹ sau đó lan rộng ra toàn cầu và gần đây là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu (2013). Đã ảnh hƣởng không nhỏ đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam nói chung cũng nhƣ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN ở Hà Nội nói riêng. Lƣợng vốn

66

đầu tƣ của Mỹ, Anh, Pháp vào các KCN ở Hà Nội bị hạn chế. Hiện nay, số dự án của Mỹ, Anh và Pháp đầu tƣ vào các KCN Hà Nội vẫn duy trì lần lƣợt là 4, 5 và 1 dự án.

Hai là, các quốc gia trong khu vực Châu Á đang dần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, làm cho nguồn vốn FDI dịch chuyển về các quốc gia có môi trƣờng thuận lợi hơn. Nếu nhƣ những năm 2005 – 2006, Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực ASEAN nhƣ: Malaysia, Thái Lan,… có môi trƣờng đầu tƣ rất hấp dẫn, là các quốc gia thu hút đƣợc nhiều lƣợng vốn FDI trên thế giới thì những năm gần đây, Trung Quốc và Ấn Độ nổi lên là những quốc gia hấp dẫn nguồn vốn FDI nhất thế giới.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội bị kẹt ở cơ chế

Mặc dù Hà Nội đã có quy hoạch tổng thể đến năm 2020, thế nhƣng quy hoạch vẫn là một vấn đề nổi cộm. Việc thay đổi, điều chỉnh quy hoạch đã gây khó khăn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sản xuất. Cùng với việc quy hoạch thiếu đồng bộ đã tạo nên tình trạng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN thiếu đồng bộ. Về nguyên tắc, thì Nhà nƣớc phải đảm bảo các công trình hạ tầng đến chân hàng rào KCN. Thế nhƣng trong quá trình phát triển các KCN vừa qua, việc phối hợp phát triển các công trình trong và ngoài KCN chƣa đồng bộ. Điều này làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tƣ vào KCN.

Hai là, vấn đề tuyển dụng lao động

Việc tuyển dụng lao động vẫn còn nhiều bất cấp, nhiều KCN tại Hà Nội ngày càng đòi hỏi cao hơn tuyển dụng lao động. Thực tế, thiếu lao động có tay nghề cao luôn là rào cản với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tình hình này sẽ căng khi hàng loạt dự án FDI tại Việt Nam đi vào hoạt động. Sự cạnh tranh lao động giữa các địa phƣơng sẽ nhiều lên khi các tỉnh cũng đang phát triển mạnh các KCN và ngƣời lao động muốn làm việc tại quê hƣơng để tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, Hà Nội chƣa có chính sách hỗ trợ nhà ở cho lao động tại các KCN. Vì thế, nhiều ngƣời lập gia đình xong là bỏ việc, khiến các doanh nghiệp không đủ nguồn lực cho các kế hoạch dài hơn. Theo ƣớc tính, hiện Hà Nội mới có khoảng 6% số KCN có nhà ở văn hóa, hầu nhƣ chƣa có thƣ viện nào

67

đƣợc đầu tƣ xây dựng. Tỷ lệ KCN có trạm y tế, trƣờng mẫu giáo, trƣờng tiểu học cũng rất thấp. Dó đó, khó thu hút đƣợc những lao động có tay nghề cao.

Ba là, chi phí quản lý ở các KCN tại Hà Nội

Phí quản lý ở các KCN Hà Nội đang phải chịu cƣớc dịch vụ khá cao so với các quốc gia khác nhƣ: điện, nƣớc, vận tải,… Điều này cũng làm giảm ƣu thế cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tƣ FDI vào các KCN Hà Nội. Bên cạnh đó, mức hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng ở Hà Nội là quá cao (cao gấp 5 lần giá đất nông nghiệp), cũng gây ra lo ngại về khả năng thu hút đầu tƣ cũng nhƣ tính khả thi của các dự án đầu tƣ hạ tầng.

Bốn là, về công tác quản lý

Ban Quản lý các KCN thực hiện quản lý theo cơ chế ủy quyền trên một lĩnh vực quản lý lao động, môi trƣờng dẫn đến hiệu quả quản lý chƣa cao.

68

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)