Tình hình hoạt động của Ban Quản lý trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.4. Tình hình hoạt động của Ban Quản lý trong những năm gần đây

Sau 6 năm hợp nhất Hà Nội – Hà Tây (2008 – 2013), mặc dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, nhiều KCN phải dừng đầu tƣ, hầu nhƣ không có đất sạch mới,… Nhƣng Đảng ủy, lãnh đạo Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội đã có chủ

31

trƣơng, biện pháp hữu hiệu nhằm tạo ra những bƣớc phát triển cho các KCN, đóng góp đáng kể vào GDP của toàn thành phố.

Cùng với việc ổn định tổ chức bộ máy, hoạt động của Ban quản lý trong việc xây dựng và phát triển KCN đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Ban đã tiếp nhận các KCN thuộc huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, tiến hành rà soát quy hoạch, tiếp nhận các dự án đăng ký mới, kiểm tra tình hình hoạt động đầu tƣ, xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh, XNK, chấp hành pháp luật môi trƣờng, lao động của từng khu trên các địa bàn.

Trong những năm qua, Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội luôn quan tâm đến công tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng các KCN một cách đồng bộ, từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội, để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, từ đó nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thủ đô. Tập trung phát huy hiệu quả các KCN đang hoạt động, đồng thời xây dựng mới một số khu phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo sự đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ bộ phận dân cƣ xung quanh KCN, ngƣời lao động trong KCN.

Ban Quản lý đã chủ động phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ, chi tiết một số KCN nhằm phù hợp với công năng trong quá trình phát triển của KCN. Tham gia công tác quy hoạch các KCN, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thành phố, từ đó tạo điều kiện để các KCN hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thu hút đầu tƣ.

Các Trung tâm của Ban Quản lý đã giúp các doanh nghiệp tuyển dụng hàng ngàn lao động mỗi năm, tổ chức nhiều lớp tập huấn, vệ sinh an toàn lao động, tƣ vấn hỗ trợ đầu tƣ, xây dựng, môi trƣờng, cung cấp thông tin, tổ chức các đoàn công tác giới thiệu các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc về các KCN Hà Nội đạt hiệu quả. Ban Quản lý các dự án xây dựng hạ tầng KCN đã triển khai thực hiện đầu tƣ 4 dự án ngoài hàng rào, với tổng mức đầu tƣ trên 420 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố gắn kết các KCN với hệ thống giao thông quốc gia.

Để đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở của ngƣời lao động, Ban Quản lý đang tích cực triển khai xây dựng các quy định cụ thể và

32

chƣơng trình xây dựng nhà ở công nhân của thành phố, các công trình phúc lợi phục vụ công nhân lao động tại các KCN.

Hoạt động của Công đoàn trong các KCN cũng đã phát huy hiệu quả, giúp nâng cao đời sống tinh thần và giao lƣu học hỏi giữa cán bộ công chức trong cơ quan và ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

2.2.5. Định hƣớng phát triển Ban Quản lý trong tƣơng lai

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, việc phát triển các KCN của Thành phố còn một số bất cập: Số lƣợng các KCN đƣợc đầu tƣ hạ tầng đi vào hoạt động còn khiêm tốn, đến nay mới có 8/18 KCN đi vào hoạt động dẫn đến thiếu mặt bằng sạch có hạ tầng cho các nhà đầu tƣ thuê; một số KCN đƣợc nâng lên từ cụm công nghiệp hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ, công tác duy tu bảo dƣỡng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, một số doanh nghiệp thứ phát chƣa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng, tiến độ triển khai dự án còn chậm.

Bƣớc vào giai đoạn mới với nhiều mặt thuận lợi, thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo xây dựng phát triển các KCN trong giai đoạn 2011 – 2015 với những mục tiêu khái quát sau:

- Trong giai đoạn 2011 – 2015, Ban Quản lý sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng phát triển 9 KCN đã đƣợc phê duyệt quy hoạch để tạo mặt bằng sạch thu hút đầu tƣ. Việc xây dựng các KCN mới theo hƣớng các đô thị công nghiệp đồng bộ trong và ngoài hàng rào bao gồm đƣờng giao thông, bƣu điện, trạm xăng dầu, điện, cơ sở y tế, giáo dục, nhà ở công nhân, khu dịch vụ, theo hƣớng phát triển các khu đô thị dịch vụ công nghiệp đồng bộ. Không chỉ để thu thút đầu tƣ mới mà còn tạo chỗ di dời các cơ sở sản xuất trong nội thành.

- Đối với các KCN đã đi vào hoạt động cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về các lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, tài nguyên – môi trƣờng, phòng chống cháy nổ vệ sinh, an toàn lao động, pháp luật về lao động để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả. Tăng cƣờng hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp, kịp thời tháo những vƣớng mắc khó khăn trong đầu tƣ và sản xuất kinh doanh để các dự án đƣợc triển khai đúng tiến độ, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

33

- Nâng cấp một số cụm công nghiệp có quy mô trên 50 ha hiện đang hoạt động thành KCN để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc.

- Thu hút đầu tƣ giai đoạn 2011 – 2015 đạt từ 2 – 2,5 tỷ USD (bình quân mỗi năm đạt 400 – 500 triệu USD).

- Các ngành nghề ƣu tiên thu hút đầu tƣ trong những năm tới là các ngành công nghiệp phụ trợ thuộc các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo khuôn mẫu,… Các ngành nghề công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học, y tế, dƣợc phẩm ít gây ô nhiễm môi trƣờng nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, sử dụng nguồn lực lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao đƣợc đào tạo từ các trƣờng cao đẳng, đại học của Thủ đô.

- Xây dựng, phát triển KCN phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo sự đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ bộ phận dân cƣ xung quanh KCN, ngƣời lao động trong KCN.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)