0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội thời gian qua

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 62 -72 )

5. Kết cấu của khóa luận

2.4. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội thời gian qua

2.4.1. Các kết quả đạt đƣợc

2.4.1.1. Sự ổn định về chính trị - xã hội là ưu thế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

Một yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn của các nhà đầu tƣ FDI dành cho Việt Nam là sự ổn định về chính trị và xã hội của đất nƣớc.

Từ năm 1990, kinh tế Việt Nam đã có bƣớc phát triển đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 7,5%. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 – 1998 khiến nhiều nƣớc Đông Nam Á chao đảo, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trƣởng. Năm 1999, tỷ lệ tăng trƣởng của kinh tế Việt Nam là 4,5%, trong khi kinh tế các nƣớc khác nhƣ: Indonesia, Thái Lan vẫn lâm vào khủng hoảng. Năm 2010, Việt Nam đạt mức tăng trƣởng 6,5% - 6,7% và mục tiêu tăng trƣởng 7% - 7,5% cũng không phải là quá khó khăn.

Nhƣ vậy, một trong những lý do mang lại sự tăng trƣởng này là việc kiên trì chính sách kinh tế theo hƣớng hội nhập dần dần vào kinh tế thế giới, phù hợp với một quốc gia có nền kinh tế còn yếu nhƣ Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đã duy trì chính sách kinh tế vĩ mô một cách dũng cảm từ 20 năm qua. Trong đó, có nỗ lực giảm nợ công, giảm lạm phát, đảm bảo cân đối ngân sách, kiểm soát lƣợng tiền mặt lƣu thông,… Đặc biệt, phát triển khu vực tƣ nhân năng động, tích cực tham gia kinh tế quốc tế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài.

Nếu thời kỳ đầu những năm 1990, tỷ lệ ngƣời nghèo chiếm 58% dân số đất nƣớc, thì đến năm 2010 chỉ còn 9,5%. Về mức sống, năm 2011 Việt Nam xếp thứ 61 trong bảng xếp hạng uy tín của Viện Nghiên cứu độc lập Legatum Institute (có trụ sở ở London) [13].

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính quốc tế, nền kinh tế Việt Nam trong tƣơng lai có thể chiếm ngôi vị thứ 3 ở khu vực Châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ [13].

Nếu xét về tiêu chí phát triển năng động, Việt Nam là 1 trong 10 nƣớc dẫn đầu thế giới. Tốc độ tăng trƣởng cao là nhờ tiến triển của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nƣớc.

54

Lực lƣợng lao động ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng rất dồi dào, sẽ tiếp tục hấp dẫn các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm một số giải pháp thay thế cho chi phí nhân công ngày một gia tăng tại một số nƣớc láng giềng. Bên cạnh đó, lực lƣợng lao động ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đƣợc đánh giá là mang tính sáng tạo cao.

Công cuộc cải cách hành chính, cải cách thể chế của Việt Nam có sự quyết tâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất, cũng nhƣ sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị.

2.4.1.2. Về cơ chế chính sách, luật pháp đối với KCN

Chính sách về đất đai

Để khắc phục hạn chế của Luật đất đai, năm 2003 nhà nƣớc đã ban hành Luật đất đai sửa đổi năm 2003, đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong nhân thức về quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam, mở rộng đƣờng cho các chính sách mới về đất đai trong KCN. Trong đó, quan trọng nhất là việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Điều này, đã làm cho quyền sử dụng đất đƣợc coi là quyển sở hữu tài sản có giá trị thƣơng mại và đƣợc chuyển nhƣợng tự do.

Bên cạnh việc mua, bán, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất, ngƣời sử dụng đất còn phải trả một khoản lệ phí sử dụng đất hàng năm tùy theo quy định của địa phƣơng. Việc qui định điều kiện miễn, giảm lệ phí sử dụng đất đƣợc nhiều địa phƣơng sử dụng nhƣ một biện pháp để thu hút đầu tƣ vào các KCN.

Chính sách thuế xuất, nhập khẩu

Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hƣớng về xuất khẩu. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN có thể sớm triển khai dự án, tiết kiệm chi phí, Nhà nƣớc qui định:

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ, dự án sản xuất linh kiện, phụ kiện cơ khí, điện, điện tử hoặc đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, vật tƣ, linh kiện trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

- Miễn thuế xuất khẩu và đƣợc áp dụng mức thuế VAT là 0% cho đầu ra hàng xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% đƣợc hƣởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% (thông thƣờng là 15%) và đƣợc miễn thuế 2 năm kể

55

từ khi bắt đầu có lợi nhuận và giảm thêm 50% thuế thu nhập phải nộp trong 2 năm tiếp theo... [10, Điều 19].

- Đặc biệt theo Luật đầu tƣ (2005), Nhà nƣớc đã cam kết mở cửa thị trƣờng đầu tƣ phù hợp với lộ trình của các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Xoá bỏ nhiều qui định bắt buộc đối với nhà đầu tƣ về số lƣợng, loại hành hoá và tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất cung ứng trong nƣớc; xoá bỏ việc doanh nghiệp phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu [46, Điều 8].

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Với mục tiêu ban đầu là nhanh chóng thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào KCN, nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý của các nƣớc tiên tiến, Chính phủ đã quyết định dành cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài những ƣu đãi đặc biệt về Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào KCN đƣợc hƣởng mức thuế thấp hơn và thời gian miễn, giảm thuế dài hơn so với các doanh nghiệp bên ngoài KCN, nhằm tăng thêm lợi nhuận thực tế cho các nhà đầu tƣ. Chính sách ƣu đãi về thuế TNDN cũng thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Tháng 12 năm 2005 Quốc hội đã ban hành luật Đầu tƣ mới và ngày 22/9/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật đầu tƣ, trong đó bãi bỏ nghị định 36/CP về ban hành qui chế KCN, KCX, KCNC và các văn bản liên quan đến đầu tƣ trƣớc đó nhƣ nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 24/2000/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

2.4.1.3. Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại

Từ năm 1995 – 2013, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 8 KCN đƣợc thành lập và đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch khoảng 1.211 ha, đến nay đã cơ bản đƣợc lấp đầy.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cơ bản đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thiện, tổng mức đầu tƣ khoảng 132,33 triệu USD. Toàn bộ hệ thống hạ tầng các KCN ở Hà Nội đến nay đã đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, bao gồm:

56

Đƣờng giao thông, hệ thống điện, nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, kho vận,… kết hợp với các công trình tiện ích công cộng hoàn thiện và đa dạng. Hệ thống thông tin đồng bộ, hiện đại. Cụ thể:

- Đƣờng giao thông: Hệ thống giao thông nội bộ KCN đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh.

- Điện: KCN Thăng Long và KCN Sài Đồng B cấp điện từ lƣới điện quốc gia, 06 KCN còn lại gồm: KCN Nội Bài, KCN Phú Nghĩa, KCN Hà Nội – Đài Tƣ, KCN Nam Thăng Long, KCN Quang Minh I, KCN Thạch Thất – Quốc Oai nguồn điện đƣợc cung cấp liên tục và ổn định, đƣợc lấy từ tuyến điện cao thế của thành phố Hà Nội. Hệ thống cấp điện đƣợc chôn ngầm dƣới lòng đất đến chân hàng rào nhà máy. Điện đƣợc cấp 24/24h, đảm bảo đáp ứng đƣợc tất cả các nhu cầu của nhà đầu tƣ.

- Nƣớc: KCN Thăng Long, nƣớc cấp cho KCN từ nhà máy nƣớc Đông Anh đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Riêng KCN Nam Thăng Long và KCN Sài Đồng B, nhu cầu nƣớc sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp đƣợc đáp ứng bởi nhà máy nƣớc trong KCN với công suất 10.000 m3/ngày đêm. KCN Nội Bài, hệ thống cấp nƣớc là 7.500 m3/ngày đêm. Các KCN còn lại hệ thống cấp nƣớc đầy đủ đến chân hàng rào doanh nghiệp.

- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ, đảm bảo liên lạc trong nƣớc và quốc tế dễ dàng.

- Xử lý rác thải: Rác thải đƣợc thu gom, tập kết và vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

- Xử lý nƣớc thải: Hệ thống xử lý nƣớc thải hiện đại đƣợc sử dựng phƣơng pháp xử lý sinh học.

2.4.1.4. Tăng doanh thu góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hà Nội

Bảng 2.8. Doanh thu của doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Hà Nội (2010 – 2013)

Năm Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong KCN (triệu USD)

Tỷ lệ tăng liên hoàn (%)

57

2011 3.523 16,66

2012 4.051 15,00

2013 4.505 11,21

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)

Bảng 2.8 có thể thấy, doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Hà Nội tăng dần qua các năm 2010 – 2013 và sau 4 năm doanh thu đã tăng lên 49%. Cụ thể:

- Năm 2010, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN Hà Nội là 3.545 triệu USD. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp FDI là 3.020 triệu USD, chiếm 85,20%.

- Năm 2011, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN Hà Nội là 4.068 triệu USD. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp FDI là 3.523 triệu USD, chiếm 86,60%. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong KCN Hà Nội năm 2011 tăng 16,66% so với cùng kỳ năm 2010.

- Năm 2012, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN Hà Nội là 4.542 triệu USD. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp FDI là 4.051 triệu USD, chiếm 89,20%. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong KCN Hà Nội năm 2012 tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.

- Năm 2013, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN Hà Nội là 5.000 triệu USD. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp FDI là 4.505 triệu USD, chiếm 90,10%. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong KCN Hà Nội năm 2013 tăng 11,21% so với cùng kỳ năm 2012.

Việc tăng doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Hà Nội, góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thành phố. Từ đó, làm cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hƣớng CNH – HĐH.

2.4.1.5. Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa

Phần lớn các doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh và thị phần bán hàng tƣơng đối ổn định. Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp là để xuất khẩu với chất lƣợng cao hoặc cung ứng, trao đổi giữa các doanh nghiệp nhằm phục vụ

58

sản xuất. Các sản phẩm xuất khẩu của KCN Hà Nội có khả năng cạnh tranh trên các thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản, EU.

Biểu đồ 2.6. Kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Hà Nội (2010 – 2013)

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)

Biểu đồ 2.6 có thể thấy, kim ngạch XNK của các doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội có xu hƣớng tăng dần qua các năm 2010 – 2013. Cụ thể:

Về kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng trong vòng 4 năm qua. Cụ thể:

- Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 1.816 triệu USD, tăng 18,90% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 85,18% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và chiếm 22,50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố Hà Nội.

- Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 2.196 triệu USD, tăng 20,93% so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 89,21% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và chiếm 21,31% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố Hà Nội.

- Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 2.379 triệu USD, tăng 8,33% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 89,30% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội.

59

- Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 2.626 triệu USD, tăng 10,38% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 90% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và chiếm 26,52% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố Hà Nội.

Thị trƣờng xuất khẩu ngày càng đƣợc mở rộng, trong giai đoạn 1995 – 2003, thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản và một số quốc gia Châu Á nhƣ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,… Đến nay, thị trƣờng xuất khẩu đã mở rộng thêm cả các nƣớc Châu Âu và Mỹ. Mặt hàng xuất khẩu cũng tăng lên cả về chủng loại cũng nhƣ số lƣợng nhƣ: Sản phẩm công nghệ cao (dây điện và dây cáp điện, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi, điện tử,…), sản phẩm hàng tiêu dùng (hàng may, dệt, giầy dép các loại và các sản phẩm từ da, văn phòng phẩm,…).

Về kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI

Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong các KCN ở Hà Nội có xu thế tăng lên qua các năm 2010 – 2013 nhƣng tăng thấp hơn so với kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể:

- Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 1.798 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 85,21% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và chiếm 19,92% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thành phố Hà Nội.

- Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 2.151 triệu USD, tăng 17,72% so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 86,42% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và chiếm 15,85% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thành phố Hà Nội.

- Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 2.364 triệu USD, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 88,97% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và chiếm 10,03% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thành phố Hà Nội.

- Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 2.612 triệu USD, tăng 8,58% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 89,87% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội và chiếm 11,34% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thành phố Hà Nội.

60

Giá trị hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc dây chuyền sản xuất (chiếm 25 – 30%) và nguyên vật liệu để sản xuất và gia công. Nguyên nhân chính là do khả năng cung ứng vật tƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc còn yếu kém, nhiều loại vật tƣ trong nƣớc chƣa có hoặc chất lƣợng chƣa đảm bảo yêu cầu.

2.4.1.6. Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương

Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng là mục tiêu lâu dài với các dự án FDI. Các doanh nghiệp FDI khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra các nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng từ các khoản thuế, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động dịch vụ. Mặc dù, các doanh nghiệp trong KCN đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn giảm thuế trong giai đoạn đầu, nhƣng mức đóng cho ngân sách hàng năm cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 62 -72 )

×