5. Kết cấu của khóa luận
2.3.2. Tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành
Phòng 120 km.
2.3.2. Tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội
2.3.2.1. Số lượng dự án FDI vào các KCN ở Hà Nội
Từ khi KCN đầu tiên của Hà Nội đƣợc hình thành, lũy kế đến ngày 31/12/2013, các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thu hút đƣợc 545 dự án, trong đó có 295 dự án FDI. Số dự án FDI đầu tƣ cấp mới và số dự án FDI xin điều chỉnh tăng thêm vốn đầu tƣ liên tục tăng mạnh cả về số lƣợng và quy mô, đặc biệt là trong 04 năm trở lại đây (2010 – 2013). Điều đó chứng tỏ rằng các KCN trên địa bàn Hà Nội có sức thu hút rất mạnh các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
38
Bảng 2.1. Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN Hà Nội (2010 - 2013) Năm Tổng số dự án FDI Số dự án FDI tăng vốn Số vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đầu tƣ đăng ký (triệu USD) Vốn đầu tƣ thực hiện (triệu USD) Vốn thực hiện/Vốn đăng ký (%) 2010 243 13 80,00 3.558,20 2.209,30 62,09 2011 255 21 100,00 3.721,00 2.287,30 61,47 2012 276 27 175,00 4.236,20 2.591,58 61,18 2013 295 28 370,10 4.680,00 2.866,00 61,24
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Bảng 2.1 cho thấy, tình hình thu thút FDI vào các khu công nghiệp tại Hà Nội tăng mạnh trong 04 năm gần đây. Nhiều dự án FDI đầu tƣ mở rộng nâng công suất mức vốn đăng ký tăng thêm với tỷ lệ cao. Cụ thể:
- Năm 2010, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ mới cho 07 dự án FDI với số vốn đăng ký là 29,5 triệu USD. Cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ điều chỉnh tăng vốn cho 13 dự án FDI, với vốn đăng ký tăng 80 triệu USD.
- Năm 2011, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ mới cho 12 dự án FDI với số vốn đăng ký là 62,8 triệu USD. Cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ điều chỉnh tăng vốn cho 21 dự án FDI, với vốn đăng ký tăng 100 triệu USD.
- Năm 2012, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã cấp GCNĐT mới cho 21 dự án FDI với vốn đăng ký 340,2 triệu USD. Cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 27 dự án FDI với vốn đầu tƣ tăng thêm 175 triệu USD.
- Năm 2013, Ban Quản lý đã cấp GCNĐT mới cho 19 dự án FDI với vốn đăng ký 73,7 triệu USD. Cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 28 dự án FDI, vốn đăng
39
ký tăng 370,1 triệu USD. Trong đó, có một số dự án có mức vốn đăng ký đầu tƣ lớn nhƣ: Panasonic Việt Nam tăng 175 triệu USD, Denso tăng 70 triệu USD, Ogino tăng 20 triệu USD.
Các dự án FDI đã đăng ký vào các KCN ở Hà Nội về cơ bản đã thực hiện đúng mục tiêu đã đăng ký. Tỷ lệ vốn thực hiện trong 04 năm trở lại đây khá cao, dao động trong khoảng 61,18% - 62,09%. Đến nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã thu hồi 21 dự án FDI không có khả năng triển khai xây dựng hoặc đầu tƣ trong các KCN, 33 dự án FDI đã ngừng hoạt động.
Nhìn chung, các dự án FDI tăng vốn chủ yếu là mở rộng quy mô và thay đổi công nghệ.
Bảng 2.2. Tăng trƣởng của vốn đăng ký đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (2010 – 2013)
STT Năm Vốn đầu tƣ đăng ký
(triệu USD) Tăng trƣởng (%) 1 2010 3.558,20 2 2011 3.721,00 4,57% 3 2012 4.236,20 13,84% 4 2013 4.680,00 10,48%
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Tốc độ tăng trƣởng của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào KCN Hà Nội trong 04 năm qua có xu hƣớng tăng lên, đạt đỉnh cao vào năm 2012. Cụ thể:
- Năm 2010 vốn đầu tƣ FDI vào các KCN ở Hà Nội có tăng hơn so với năm 2009 nhƣng vẫn ở mức thấp, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký của các dự án FDI vào các KCN Hà Nội tăng 1,87% so với cùng kỳ năm 2009 (năm 2009 tổng vốn đầu tƣ đăng ký của các dự án FDI vào KCN Hà Nội là 2.997,64 triệu USD). Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã ảnh hƣởng lớn đến khả năng thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Khả năng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rất rõ
40
rệt, từ mức 72 tỷ USD năm 2008 nhƣng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 19,82 tỷ USD.
- Năm 2011 nền kinh tế thế giới nói chung, cũng nhƣ Việt Nam nói riêng vẫn đang trong tình trạng suy thoái, nhiều doanh nghiệp giảm quy mô hoặc xin tạm ngừng sản xuất, đặc biệt là thảm họa thiên tai kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã trực tiếp khiến cho dự án đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt Nam giảm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng vốn đầu tƣ đăng ký của các dự án FDI vào các KCN ở Hà Nội tiếp tục tăng theo chiều hƣớng tích cực, với tốc độ tăng trƣởng vốn đầu tƣ FDI đăng ký là 4,57%.
- Năm 2012 là năm mà thu hút FDI của các KCN ở Hà Nội có bƣớc đột phá, thu hút đầu tƣ đạt kết quả cao nhất trong 04 năm gần đây. Cụ thể: Năm 2012, tăng trƣởng vốn đăng ký đầu tƣ nƣớc ngoài tăng mạnh từ 4,57% (năm 2011) lên 13,84% (năm 2012). Nguyên nhân chính là do các quốc gia lớn nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc đã dần hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và đây cũng là các quốc gia có số dự án đầu tƣ vào các KCN ở Hà Nội nhiều nhất.
- Năm 2013, tăng trƣởng vốn FDI có giảm 0,64% so với năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng FDI vẫn ở mức cao là 10,48%.
Để đạt đƣợc kết quả trên là do định hƣớng phát triển các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội là đúng đắn cùng với cơ cấu thu hút đầu tƣ hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, trong những năm qua, Hà Nội đã quan tâm nhiều tới công tác quy hoạch và xây dựng các KCN.
Bảng 2.3. Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của từng KCN ở Hà Nội (lũy kế đến ngày 31/12/2013)
Tên KCN Số DA FDI Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ lệ % theo số dự án Thăng Long 113 2.726,99 1.763,43 38,30 Nội Bài 48 391,96 203,82 16,27 Sài Đồng B 21 489,51 310,30 7,11
41
Hà Nội – Đài Tƣ 17 57,25 26,68 5,76
Nam Thăng Long 2 6,50 3,20 0,68
Quang Minh I 60 521,74 269,74 20,34
Phú Nghĩa 14 125,48 68,81 4,75
Thạch Thất – Quốc Oai 20 360,57 220,02 6,79
Tổng 295 4.680 2.866 100
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Bảng 2.3 có thể thấy, lũy kế đến ngày 31/12/2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 08 KCN đã đi vào hoạt động. KCN Thăng Long, KCN Quang Minh I, KCN Nội Bài là 03 KCN thu hút đƣợc nhiều dự án FDI nhất, bởi kết cấu hạ tầng trong KCN đồng bộ và hiện đại cùng với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý của KCN. Trong đó, KCN Thăng Long là KCN dẫn đầu về số lƣợng dự án FDI, chiếm 38,30% tổng số dự án FDI đăng ký. Các dự án FDI đầu tƣ vào các KCN này chủ yếu đến từ Nhật Bản.
KCN Phú Nghĩa và KCN Thạch Thất – Quốc Oai là hai KCN mới đƣợc thành lập năm 2007, nhƣng đến nay đã nhanh chóng thu hút đƣợc số dự án FDI lần lƣợt là 14 và 20 dự án. Có thể thấy 02 KCN này hiện nay khá hấp dẫn với các nhà đầu tƣ FDI.
KCN Sài Đồng B lũy kế đến ngày 31/12/2013 đã thu hút đƣợc 21 dự án FDI. Trƣớc đây, KCN Sài Đồng B là KCN có nhiều thành công, nhƣng sau khi KCN Thăng Long ra đời đã ngày càng chứng tỏ đƣợc sự đúng đắn trong việc xây dựng một KCN chuyên ngành và vƣơn lên là KCN thành công và hiện đại nhất cả về mặt kinh tế và môi trƣờng. Bởi KCN Sài Đồng B đƣợc xây dựng theo mô hình KCN tổng hợp với rất nhiều các mặt hàng sản xuất khác nhau. Việc hình thành rất nhiều mặt hàng trong KCN sẽ không tạo đƣợc sự liên kết với nhau. Ngoài ra, các mặt hàng sản xuất trong KCN Sài Đồng B hầu hết là các mặt hàng không liên quan đến nhau nhƣ: May mặc, thức ăn gia súc, sản xuất đồ trang sức, bánh kẹo,… thì các doanh nghiệp không thể hợp tác lẫn nhau, không phát huy đƣợc sức mạnh hợp tác của các doanh nghiệp.
42
KCN Hà Nội – Đài Tƣ tuy có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay trên đƣờng quốc lộ 5, và có chủ đầu tƣ là ngƣời nƣớc ngoài nhƣng lại thu hút đầu tƣ FDI chậm, lũy kế ngày 31/12/2013 mới chỉ thu hút đƣợc 17 dự án FDI. Nguyên nhân chính là do trong các năm qua, các công ty hạ tầng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, hoạt động của KCN trì trệ. Mặt khác, cơ sở hạ tầng của KCN Hà Nội – Đài Tƣ chƣa cao nhƣng giá thuê đất rất đắt, khiến cho các nhà đầu tƣ FDI e ngại khi đầu tƣ vào KCN.
KCN Nam Thăng Long đƣợc thành lập đã lâu nhƣng thu hút đầu tƣ rất kém, lũy kế đến ngày 31/12/2013 mới chỉ thu hút đƣợc 02 dự án FDI. Bởi KCN nằm giữa cánh đồng, cách đƣờng quốc lộ 32 khoảng 3 – 4 km, đƣờng đi lại chỉ là các nhánh nhỏ, rất khó khăn. Đặc biệt, các xe tải có trọng tải lớn không thể đi lại. Các dịch vụ trong KCN cũng thiếu thốn, mới chỉ xây dựng một số hạng mục hạ tầng trong KCN nhƣ hàng rào xung quanh KCN, nhà điều hành sản xuất, hệ thống cống ngầm thoát nƣớc, hệ thống cấp nƣớc, điện,… chƣa có các công trình cây xanh, bƣu điện, nhà ăn, trạm y tế. Do đó, khó thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ FDI.
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ giải ngân của từng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội (lũy kế đến ngày 31/12/2013)
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Biểu đồ 2.2 có thể thấy, tỷ lệ giải ngân của từng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội là khá cao. Trong đó, KCN Thăng Long có tỷ lệ giải ngân lớn nhất (64,67%), bởi nguồn vốn đầu tƣ lớn và tỷ lệ vốn thực hiện của đầu tƣ xây dựng hạ
43
tầng của KCN Thăng Long là 100% nên toàn bộ hệ thống hạ tầng KCN Thăng Long đến nay đều đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Do đó, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ FDI nhanh chóng đi vào hoạt động.
KCN Sài Đồng B có tỷ lệ giải ngân cao 63,39%, chỉ đứng sau KCN Thăng Long. KCN Sài Đồng B là KCN đầu tiên ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, là nơi đi đầu trong việc tiếp nhận những công nghệ mới, ngành nghề mới, thu hút những dự án có quy mô và vốn lớn, công nghệ cao.
KCN Thạch Thất – Quốc Oai, KCN Nội Bài, KCN Phú Nghĩa, KCN Quang Minh I đều có tỷ lệ giải ngân khá cao lần lƣợt là 61,02%; 52%; 54,84%; 51,7%. Các KCN Thạch Thất – Quốc Oai và KCN Phú Nghĩa tuy mới đƣợc thành lập nhƣng tỷ lệ lấp đầy khá nhanh. KCN Nội Bài chủ yếu là các dự án của các nhà đầu tƣ Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, đều là các nhà đầu tƣ lớn, trong đó Nhật Bản chiếm 70%. KCN Quang Minh I với hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ, toàn bộ diện tích KCN giai đoạn I đã đƣợc nhanh chóng lấp đầy bằng các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhƣ dự án của Marumitsu (Nhật Bản), Terumo (Nhật Bản), V-TRAC (Mỹ).
KCN Hà Nội – Đài Tƣ và KCN Nam Thăng Long có tỷ lệ giải ngân thấp hơn lần lƣợt là 46,6% và 49,23%, nhƣng tỷ lệ giải ngân so với các KCN trên các tỉnh khác là vẫn khá cao nhƣ KCN Normura (Hải Phòng) có tỷ lệ giải ngân là 46,23%, KCN Phố Nối A (Hƣng Yên) có tỷ lệ giải ngân là 45,67%.
2.3.2.2. Quy mô của dự án FDI trong các KCN ở Hà Nội
Bảng 2.4. Quy mô trung bình của một dự án FDI trong các KCN Hà Nội (2010 – 2013)
Năm Tổng vốn đăng ký (triệu USD)
Quy mô (triệu USD/dự án)
2010 3.558,20 14,64
2011 3.721,00 14,60
2012 4.236,20 15,34
44
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Bảng 2.4 có thể thấy, các dự án FDI vào các KCN Hà Nội có quy mô trung bình dao động trong khoảng 14,50 – 16,00 triệu USD/dự án và 6 triệu USD/ha. Có nhiều dự án có quy mô vốn lớn trên 100 triệu USD, có sử dụng công nghệ cao, nhƣ: Canon, Panasonic, Yamaha, Meiko.
Bảng 2.5. Quy mô trung bình một dự án FDI của từng KCN ở Hà Nội (lũy kế đến ngày 31/12/2013) STT Tên KCN Số dự án FDI Vốn FDI đăng ký (triệu USD) Quy mô (triệu USD/dự án) 1 Thăng Long 113 2.726,99 24,13 2 Nội Bài 48 391,96 8,17 3 Phú Nghĩa 14 125,48 8,96
4 Nam Thăng Long 2 6,50 3,25
5 Hà Nội – Đài Tƣ 17 57,25 3,37
6 Quang Minh I 60 521,74 8,70
7 Sài Đồng B 21 489,51 23,31
8 Thạch Thất – Quốc Oai 20 360,57 18,03
Tổng 295 4680
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Bảng 2.5 có thể thấy, KCN Thăng Long và KCN Sài Đồng B là 02 KCN có quy mô trung bình của một dự án FDI trong KCN rất cao. Trong đó, KCN Thăng Long có quy mô trung bình của dự án FDI cao nhất là 24,13 triệu USD/dự án. Đến nay, KCN Thăng Long thu hút đƣợc rất nhiều nhà đầu tƣ FDI có quy mô vốn lớn trên 100 triệu USD nhƣ: Công ty TNHH Canon Vietnam (306 triệu USD); Công ty TNHH Panasonic Vietnam (175 triệu USD); Công ty TNHH Panasonic System Networks Vietnam (121,95 triệu USD); Công ty TNHH Hoya Glass Disk Vietnam
45
(230 triệu USD); Công ty TNHH Nissei Electric Hanoi (100 triệu USD); Công ty TNHH Goshu Kohsan Vietnam (300 triệu USD).
KCN Thạch Thất – Quốc Oai có quy mô trung bình của dự án FDI cũng khá cao (18,03 triệu USD/dự án), bởi hiện nay trong KCN có 02 dự án có quy mô vốn lớn trên 100 triệu USD đầu tƣ vào KCN này, cụ thể là: Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam (300 triệu USD); Công ty TNHH Young Fast Optoelectronics Việt Nam (100 triệu USD).
Các KCN Phú Nghĩa, KCN Quang Minh I, KCN Nội Bài có quy mô trung bình của một dự án FDI thấp hơn nhiều so với KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng B, KCN Thạch Thất – Quốc Oai.
KCN Nam Thăng Long và KCN Hà Nội – Đài Tƣ là 02 KCN có số dự án FDI đăng ký ít nhất so với 06 KCN còn lại, với quy mô trung bình của một dự án lần lƣợt là 3,25 triệu USD/dự án và 3,37 triệu USD/dự án. Nguyên nhân chính là do 02 KCN có ít dự án FDI và số lƣợng dự án FDI thu hút đƣợc đều có vốn nhỏ.
2.3.2.3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN ở Hà Nội
Cơ cấu vốn đầu tư phân theo các KCN
Tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN Hà Nội lũy kế đến ngày 31/12/2013 là 4.680 triệu USD với 295 dự án FDI đƣợc phân chia vào các KCN theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn FDI phân theo các KCN (lũy kế đến ngày 31/12/2013)
46
Biểu đồ 2.3 có thể thấy, KCN Thăng Long là khu công nghiệp tập trung vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều nhất với số vốn đăng ký là 2.726,99 triệu USD, vốn thực hiện là 1.763,43 triệu USD và chiếm 58,27% tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Đây là KCN có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất (90,33 triệu USD) và cũng là KCN thu hút đƣợc nhiều nhất các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Trong KCN hiện có 108 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động.
KCN Quang Minh I, hiện thu hút đƣợc 60 dự án FDI với số vốn đăng ký 521,74 triệu USD, vốn thực hiện là 269,74 triệu USD và chiếm 11,15% tổng vốn đầu tƣ đăng ký.
KCN Sài Đồng B, hiện thu hút đƣợc 21 dự án FDI với số vốn đầu tƣ đăng ký 489,51 triệu USD, vốn thực hiện là 310,30 triệu USD và chiếm tỷ trọng vốn đăng