Định hƣớng phát triển các KCN ở Hà Nội giai đoạn 201 5 2020

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 100)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.2.Định hƣớng phát triển các KCN ở Hà Nội giai đoạn 201 5 2020

Thứ nhất, cần tập trung phát triển để các KCN Hà Nội thành những trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm mới có vai trò đầu tàu trong vùng, cả nƣớc. Nhằm thu hút các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lƣợng tri thức, công nghiệp sạch và có giá trị gia tăng, công nghệ cao nhƣ: Công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,... Các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thƣơng hiệu nhƣ: các sản phẩm công nghiệp điện từ (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử, y tế,...), công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí chế tạo (máy công cụ và động lực, lắp ráp, chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế),...

Thứ hai, phát triển đồng bộ hệ thống các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống tạo sự liên kết, tƣơng hỗ với các KCN phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố Hà Nội và với toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thứ ba, ngoài 17 KCN đã đƣợc quy hoạch, tùy theo mức độ lấp đầy và nhu cầu mặt bằng xây dựng của các nhà đầu tƣ, có thể quy hoạch thêm một vài KCN đồng bộ với quy mô khoảng 400 – 600 ha. Việc thành lập KCN mới cần đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong giai đoạn tới. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng huyện, đồng thời có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cƣ, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCN. Thành phố Hà Nội cần quy hoạch xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các KCN.

Thứ tư, quy hoạch xây dựng hạ tầng đồng bộ 09 KCN nằm trong danh mục dự kiến phát triển đến năm 2015, diện tích hơn 2.200 ha. Bao gồm: KCN Nam Phú Cát

72

500 ha, KCN Đông Anh 300 ha, KCN Sóc Sơn 340 ha và KCN Kim Hoa 45 ha, Khu công nghệ cao sinh học Từ Liêm 200 ha, KCN Phụng Hiệp 174 ha, KCN Quang Minh II 266 ha, KCN Bắc Thƣờng Tín 388 ha, Khu công viên phần mềm công nghệ thông tin Him Lam 38 ha.

Thứ năm, nâng cấp một số cụm công nghiệp có quy mô trên 50 ha hiện đang hoạt động thành KCN để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc.

Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và bổ sung các hạng mục còn thiếu của 08 KCN đã và đang hoạt động với diện tích khoảng 1.211 ha, bao gồm: KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Nam Thăng Long, KCN Hà Nội – Đài Tƣ, KCN Sài Đồng B, KCN Thạch Thất – Quốc Oai, KCN Phú Nghĩa, KCN Quang Minh I.

Thứ bảy, tạo mặt bằng đất sạch có hạ tầng đồng bộ phục vụ di chuyển 422 cơ sở trong nội thành và các khu dân cƣ của thủ đô Hà Nội.

Thứ tám, xây dựng, phát triển KCN phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo sự đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ bộ phận dân cƣ xung quanh KCN, ngƣời lao động trong KCN.

3.3. Định hƣớng thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội đến năm 2020 3.3.1. Định hƣớng thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội theo ngành

Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, cần ƣu tiên thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phƣơng diện nhƣ: Thức đẩy chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng,...

Những ngành công nghiệp trọng điểm cần đƣợc ƣu tiên trong thu hút FDI vào KCN đó là: các sản phẩm chủ lực có hàm lƣợng chất xám, kỹ thuật cao nhƣ công nghệ phần mềm, phần cứng, tự động hóa và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các thiết bị tự động hoá, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lƣợng cao; phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo máy,… lắp ráp chế tạo ôtô, xe gắn máy; sản xuất vật liệu xây dựng, năng lƣợng, luyện cán thép; chế biến lƣơng thực, thực phẩm, công nghiệp dệt

73 may,…

3.3.2. Định hƣớng thu hút vốn FDI vào KCN Hà Nội theo đối tác đầu tƣ

Đa dạng hóa các đối tác đầu tƣ vào các KCN ở Hà Nội. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ phải chú trọng đến các đối tác đến từ Mỹ và EU. Đây là các đối tác có tiềm lực về công nghệ và vốn. Họ sở hữu các công nghệ nguồn hiện đại, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Việc thu hút đƣợc cái đối tác này đem lại nhiều lợi ích trong việc chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý cho các KCN ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Để phát triển các ngành có hàm lƣợng chất xám, công nghệ kỹ thuật cao cần ƣu tiên các nhà đầu tƣ, các Tập đoàn đa quốc gia đến từ: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bảng 3.2. Các quốc gia mục tiêu trong thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020

STT Ngành mục tiêu Các Quốc gia mục tiêu

1 Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore

2 Điện tử Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc

3 Chế tạo cơ khí Nhật Bản, Hàn Quốc, EU

4 Hóa chất Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

5 May mặc và dệt Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore 6 Da, giầy/ giầy dép Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông. 7 Chế biến thực phẩm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU.

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)

3.3.3. Định hƣớng thu hút vốn FDI vào KCN ở Hà Nội theo hình thức đầu

Tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng các hình thức đầu tƣ, tổ chức doanh nghiệp nhƣ: Hình thức công ty cổ phần, hợp đồng kinh doanh, các hình thức mua bán và sáp nhập công ty,… Điều này sẽ giúp cho môi trƣờng đầu tƣ phù hợp với thông lệ quốc tế hơn và tạo ra nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tƣ.

74

Trong các hình thức đầu tƣ, cần khuyến khích hình thức doanh nghiệp liên doanh do hình thức này có nhiều ƣu điểm trong việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý cho các KCN ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

3.4. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội trong thời gian tới

Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế tồn tại trong thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng nhƣ các quan điểm và định hƣớng nêu trên, để tăng cƣờng thu hút FDI vào các KCN ở Hà Nội trong thời gian tới cần phải tiến hành một số nhóm giải pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

3.4.1.1. Đổi mới công tác hoạch định và ban hành các cơ chế chính sách về phát triển KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để hoạt động của KCN ngày càng ổn định, phát triển phù hợp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế nƣớc ta và tăng cƣờng thu hút FDI thì trƣớc hết công tác hoạch định chính sách cần đƣợc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện. Tạo tiền đề quan trọng cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển KCN, đồng thời tiếp tục đổi mới nhận thức và tƣ duy đối với việc hoạch định chính sách và ban hành các cơ chế chính sách.

Về phía Chính phủ và các Bộ, ngành

Tiếp tục tổ chức rà soát lại tất cả các chính sách có liên quan đến KCN, bãi bỏ những chính sách ƣu đãi trái với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Nghiên cứu, ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI nhằm thu hút đầu tƣ đối với các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao mà không vi phạm các cam kết quốc tế nhƣ: thay vì hỗ trợ ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ trƣớc đây, chuyển sang hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất có thời hạn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng và chuyển giao công nghệ xử lý nƣớc thải, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng,…

Nhà nƣớc cần tiếp tục sửa đổi Luật Đất đai một cách toàn diện, theo hƣớng tăng cƣờng hiệu lực của pháp luật trong việc thực hiện các quy định về đất đai áp dụng đối với KCN. Tách bạch giữa giá cho thuê đất thô của Nhà nƣớc với giá cho thuê cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp phát triển hạ tầng, trên cơ sở tham khảo kinh

75

nghiệm xử lý chính sách đất đai áp dụng cho KCN ở các quốc gia và thông lệ quốc tế để hình thành một chính sách đất đai ổn định.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội

Tiếp tục nghiên cứu các chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, nhân lực có trình độ cao về làm việc tại các cơ quan chức năng về quản lý KCN nói riêng và phục vụ cho sự nghiệp phát triển các KCN Hà Nội nói chung.

Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ nhằm góp phần vào việc nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào KCN Hà Nội. Bên cạnh đó, cần chú trọng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ sau:

- Chính sách đề bù, giải phóng mặt bằng

Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong GPMB là vấn đề bồi thƣờng. Công tác GPMB gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân nhƣ: việc quy hoạch, hƣớng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền vận động chƣa tốt,… Do vậy, ngƣời dân không hiểu rõ chế độ, chính sách của Nhà nƣớc. Có nhiều nơi, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá đền bù. Điều tất yếu là ngƣời dân sẽ không muốn trao trả đất, trừ khi họ đƣợc đền bù với mức giá cao hơn giá trị trƣờng.

Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội trong thời gian tới cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, công bố, công khai và phổ biến sớm quy hoạch đã đƣợc phê duyệt bằng nhiều hình thức đến ngƣời dân ở khu vực bị thu hồi đất. Nhằm chuẩn bị tâm lý cho ngƣời dân và giảm bớt những hoạt động lợi dụng sự hiểu biết về thông tin quy hoạch để trục lợi, thông qua mua bán, sang nhƣợng, xây dựng trên vùng đất đƣợc quy hoạch. Dẫn đến gây bất ổn về tình hình giá đất, gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN.

Thứ hai, UBND thành phố Hà Nội cần phải xây dựng chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, phƣơng án tái định cƣ, định canh phù hợp. Nhằm ổn định cuộc sống cho ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất, gắn với việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những hộ gia đình bị thu hồi đất làm KCN. Trƣớc hết, chính quyền địa phƣơng cần đi trƣớc một bƣớc trong việc đảm bảo chất lƣợng nhà ở và cơ sở hạ tầng khu vực tái định cƣ và tạo điều kiện cho những hộ dân mất đất tham gia giám

76

sát việc xây dựng nhà tái định cƣ để họ yên tâm và tin tƣởng giao mặt bằng xây dựng KCN.

Thứ ba, giao cho UBND các cấp của thành phố Hà Nội nơi dự kiến xây dựng các KCN, chịu trách nhiệm thu hồi đất, đền bù và giao lại mặt bằng sạch cho công ty phát triển hạ tầng tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng các KCN. Đồng thời, cũng cƣơng quyết, cƣỡng chế đối với các trƣờng hợp cố tình chống đối không chịu chấp hành chính sách GPMB chung đã đƣợc đông đảo ngƣời dân tán thành.

- Chính sách thuế

Cần có những quy định nhất định đối với việc ƣu đãi cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong các KCN về thuế thu nhập doanh nghiệp, ƣu tiên các dự án FDI vào các KCN sử dụng nhiều lao động, các dự án FDI vào các KCN mới đƣợc tính thuế thu nhập 10% hoặc đƣợc miễn những năm đầu sau đó đƣợc giảm 50%.

Đề nghị Bộ Tài chính ban hành hƣớng dẫn thực hiện các ƣu đãi có liên quan đến chính sách tài chính, thuế theo quy định tại Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Cải thiện và đơn giản hóa thủ tục đầu tư

Cải thiện, đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ chủ yếu là cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính, cấp phép đầu tƣ, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng và các quy định trong thủ tục Hải quan; thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tƣ. Việc đẩy mạnh các cải cách hành chính phải gắn liền với các cải cách thủ tục đầu tƣ ở mọi cấp. Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Song, để đẩy nhanh thủ tục đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, Thực hiện cơ chế một cửa liên thông

Hai là, Công khai hóa thủ tục đầu tƣ, nghĩa là trên cơ sở hệ thống lại toàn bộ thủ tục đầu tƣ, cơ quản chủ trì quản lý vốn đầu tƣ của thành phố Hà Nội lập danh mục chi tiết có hƣớng dẫn cụ thể và công khai hóa danh mục này đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ.

Ba là, Hoàn thiện thủ tục đầu tƣ phù hợp với đặc điểm của thành phố Hà Nội, mục tiêu cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Hà Nội và tạo ra lợi thế so sánh cao hơn các địa phƣơng khác để thu hút và sử dụng có hiệu quả. Muốn vậy, việc hoàn thiện

77

các thủ tục đầu tƣ vừa phải phát huy đƣợc lợi thế, vừa phải hạn chế đƣợc những phức tạp của thành phố khi tuân thủ các thủ tục đầu tƣ của nhà nƣớc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.

- Cải thiện thủ tục hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các sở, ngành lập hƣớng dẫn chung về yêu cầu của đơn vị mình đối với việc tiếp nhận và triển khai, quản lý nhà nƣớc trong hoạt động của dự án đầu tƣ. Lập mẫu hồ sơ, giới thiệu rõ quy trình, thời gian thực hiện, công bố rộng rãi cho chủ đầu tƣ biết và thực hiện. Qua đó, có thể giảm bớt thời gian đi lại cho các chủ đầu tƣ, đảm bảo các thủ tục hành chính đƣợc thực hiện đơn giản, thuận tiện hơn.

3.4.1.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các KCN ở Hà Nội

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc của Hà Nội cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện chính sách KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, cần nhanh chóng hoàn thiện tổ chức Ban thanh tra KCN trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội theo quy định tại Nghị định số 29/NĐ- CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 14/03/2008.

Theo thẩm quyền và phân cấp quản lý, ngoài hoạt động thanh tra KCN của thanh tra một số bộ, ban ngành ở Trung ƣơng đối với KCN, hoạt động thanh tra quản lý nhà nƣớc đối với KCN Hà Nội chủ yếu là thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Từ thanh tra việc triển khai xây dựng KCN theo đúng quy hoạch đƣợc duyệt; việc cấp, điều

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 100)