Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nguồn vốn fdi với tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2001 - 2012 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 74 - 75)

e. FDI với nguồn thu ngân sách

3.2.5.Kinh nghiệm cho Việt Nam

Môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định: Đây là yếu tố quan trọng trong thu hút các nhà đâu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong sản xuất khi nước nhận đầu tư thường xuyên có bất ổn chính trị, biểu tình, giao tranh giữa các phe phái...bởi lợi nhuận mà họ thu được không ổn định. Sẽ thuận lợi hơn nếu đầu tư vào nước có nền chính trị ổn định, nhất là những nước đang phát triển, khi đầu tư vào những nước này, nhà đầu tư sẽ yên tâm về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, ổn định về điều kiện sản xuất.

Hệ thống luật pháp minh bạch và những chính sách ưu đãi về đầu tư cho các nước đầu tư: Một điểm cộng cho nước nhận đầu tư khi cơ chế chính sách minh bạch, nhanh chóng đặc biệt là thủ tục hành chính. Tại Việt Nam, cuộc cải cách hành chính đang được tiến hành, cơ chế một cửa, một cửa liên thông được sử dụng tuy nhiên đây vẫn là điểm yếu trong yếu tố thu hút FDI vào nước ta do quy trình, giấy tờ còn rườm rà dẫn đến thời gian kéo dài. Nhưng Nhà nước, các địa phương đã tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài về thuế, đất...

Tập trung đúng ngành, đúng thời điểm: Xác định thu hút FDI vào những ngành mà Việt Nam có thể làm tốt trên cơ sở sẵn có về nhân công, nguyên liệu đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng tốt. Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển khi cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư tốt. Giảm chi phí nhà đầu tư sẽ tăng lợi nhuận, đầy là điều kiện cần thiết để họ tiếp tục tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến GDP, việc làm, nguồn thu ngân sách....

Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao: Đi kèm với vốn đầu tư FDI và chuyển giao công nghệ, muốn sử dụng tốt công nghệ này thì

Nguyễn Thị Yến - CSC1 64 cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề do đó điều quan trọng là phải tập trung vào giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, đây là yếu tố phát triển kinh tế lâu dài. Việc tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện sống, nhà ở...cho các chuyên gia đến làm việc tại Việt Nam cũng là những yếu tố cần được quan tâm để nhận được thời gian làm việc lâu dài và chất lượng của họ.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nguồn vốn fdi với tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2001 - 2012 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 74 - 75)