e. FDI với nguồn thu ngân sách
3.2.2. Singapore: Ƣu đãi để thu hút
Năm 1959, Singapore trở thành một nước tự chủ, xuất phát điểm thấp, tài nguyên không có. Tuy nhiên, năm 2012, Theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người của nước này đạt 65.048 Đô la Singapore. Điều này là tác động quan trọng của nguồn vốn FDI với quy mô lớn, sử dụng có hiệu quả ngay cả khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, nguồn vốn FDI vào quốc gia này liên tục đã góp phần đưa Singapore trở thành một trong bốn con rồng Châu Á như hiện nay.
Nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên từ 24 tỷ USD năm 2009 lên 63.99 tỷ USD năm 2011 mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, năm 2012, nguồn vốn FDI có sụt giảm so với năm 2011, song con số 56.7 tỷ USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN. Singapore là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, kinh doanh bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Singapore tập trung vào đúng ngành, đúng thời điểm để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế. Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và
Nguyễn Thị Yến - CSC1 62 xuất khẩu. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở xuất phát điểm thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Khi công nghiệp điện tử phát triển, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…
Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ khẳng định không quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Đơn giản hóa thủ tục cấp phép, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore.
Xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm mình, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, đối xử như nhau giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.