Tác động của các biến trong mô hình đến tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nguồn vốn fdi với tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2001 - 2012 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 70 - 92)

e. FDI với nguồn thu ngân sách

3.1.Tác động của các biến trong mô hình đến tăng trƣởng kinh tế

Qua việc chạy mô hình và kết quả thu được ở bảng 2.12, kết luận được rằng: Nguồn vốn FDI và GDP có tác động cùng chiều theo nghiên cứu của khóa luận, điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả được đề cập đến trong mục 1.4 chương I. Ngoài ra, nghiên cứu còn có sự bổ sung số liệu mới nhất và cụ thể hơn là số liệu này được phân tích theo quý do vậy khẳng định được mối quan hệ dương giữa FDI và GDP không những đúng trong giai đoạn của các nhà nghiên mà còn đúng với thực tế gần nhất biểu hiện bằng số liệu mới nhất tính đến năm 2012, thêm vào đó nguồn vốn trong nước cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Vốn FDI bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, khi mà vốn đầu tư trong nước sụt giảm do Chính phủ đã thắt chặt hơn chi tiêu và đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vốn này là nguồn bổ sung quan trọng cho tổng nguồn vốn đầu tư xã hội. Tác động tích cực đến nguồn thu ngân sách thông qua việc các doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế và tiền thu từ việc cho thuê đất, đây là khoản cần thiết để Nhà nước chi cho các hoạt độn xã hội trong nước. Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng từ các doanh nghiệp nước ngoài cho người lao động Việt Nam giúp người lao động nâng cao tay nghề, tăng thu nhập và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và trên thế giới. Việc thu hút được lượng lớn nguồn vốn FDI cũng giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia trên thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam.

Ngoài vốn FDI thì nguốn vốn trong nước bao gồm vốn khu vực nhà nước và vốn của khu vực ngoài nhà nước cũng đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn khu vực nhà nước với nguyên tắc là chất xúc tác để thu hút nguồn vốn FDI và nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, tuy nhiên hiện nay nguồn vốn này đang lấn sang một số lĩnh vực mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, điều này gây ra hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân, mặc dù khu vực tư nhân luôn là

Nguyễn Thị Yến - CSC1 60 khu vực tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao động và đóng góp không nhỏ vào ngân sách, vào tăng trưởng kinh tế. Để hai khu vực này cùng phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế cần hạn chế đầu tư công, chỉ đầu tư vào những khu vực, lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư.

Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng đang theo học trong các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, tại thời điểm theo học có thể tác động âm (Theo kết quả bảng 21) đến tăng trưởng kinh tế tuy nhiên trong tương lai đây là nguồn lực quan trọng đóng góp vào lực lượng lao động của cả nước. Đây là lực lượng có kiến thức, kỹ năng, trình độ, sức trẻ, nhiệt huyết, lực lượng quan trọng trong việc sử dụng công nghệ - kỹ thuật, là yếu tố thu hút vốn FDI. Do vậy, việc đầu tư vào giáo dục là không thể thiếu, không chỉ đào tạo chuyên môn mà còn đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho sinh viên.

Ngoài ra, xuất khẩu có thể tác động tực tiếp đến tăng trưởng kinh tế bởi đây là một yếu tố của tổng sản phẩm quốc dân. Xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nước về nguyên liệu, vật liệu do vậy mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước.Đồng thời, xuất khẩu làm tăng đầu tư trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển một số ngành bổ trợ, thúc đẩy thay đổi công nghệ, cải thiện nguồn nhân lực qua đó làm tăng năng suất, tăng việc làm và tăng thu nhập.

3.2. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại một số quốc gia Châu Á.

Do FDI có tác động tích cực dương đến GDP thông qua kết quả chạy mô hình (bảng 21), tiếp theo tôi sẽ phân tích kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số nước Châu Á và đưa ra một vài kinh nghiệm cho Việt Nam. Thông tin được tham khảo trong bài viết của tác giả Trung Hiếu trên Báo Đấu thầu về "Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước", đây đều là những nước có nền kinh tế phát triển, biết tận dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước có hiệu quả.

3.2.1. Trung Quốc: Thu hút vốn khôn ngoan

Trung Quốc là quốc gia được đánh giá là quốc gia sử dụng vốn FDI có hiệu quả, nguồn vốn này được sử dụng trong cả nước và từng bước mở rộng trong các lĩnh vực. Doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20%

Nguyễn Thị Yến - CSC1 61 tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan trọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương.

Trong giai đoạn 1992 - 2000, Trung Quốc chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Năm 1993, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới sau Hoa Kỳ, phương thức là cùng góp vốn với công ty nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp FDI nghiên cứu và thực nghiệm tại Trung Quốc.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành dịch vụ, bất động sản, tiền tệ…Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

3.2.2. Singapore: Ƣu đãi để thu hút

Năm 1959, Singapore trở thành một nước tự chủ, xuất phát điểm thấp, tài nguyên không có. Tuy nhiên, năm 2012, Theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người của nước này đạt 65.048 Đô la Singapore. Điều này là tác động quan trọng của nguồn vốn FDI với quy mô lớn, sử dụng có hiệu quả ngay cả khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, nguồn vốn FDI vào quốc gia này liên tục đã góp phần đưa Singapore trở thành một trong bốn con rồng Châu Á như hiện nay.

Nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên từ 24 tỷ USD năm 2009 lên 63.99 tỷ USD năm 2011 mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, năm 2012, nguồn vốn FDI có sụt giảm so với năm 2011, song con số 56.7 tỷ USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN. Singapore là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, kinh doanh bởi một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Singapore tập trung vào đúng ngành, đúng thời điểm để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế. Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và

Nguyễn Thị Yến - CSC1 62 xuất khẩu. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở xuất phát điểm thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Khi công nghiệp điện tử phát triển, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…

Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

 Chính phủ khẳng định không quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.  Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất.

 Đơn giản hóa thủ tục cấp phép, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore.

 Xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm mình, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, đối xử như nhau giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.

3.2.3. Thái Lan: Thu hút chuyên gia

FDI là nguồn vốn quan trọng và là nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan.

Giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân, năm 1960 ban hành Luật Đầu tư.

Giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc

Nguyễn Thị Yến - CSC1 63 với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính.

3.2.4. Malaysia: Thay đổi hợp lý

Đối với Malaysia, những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, Malaysia khuyến khích thu hút FDI đầu tư vào những ngành xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập tới 3 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn. Từ những năm 90 đến nay, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những ngành sử dụng công nghệ cao, ít phát thải bằng việc phân loại rất rõ những ngành ưu đãi đầu tư.

3.2.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định: Đây là yếu tố quan trọng trong thu hút các nhà đâu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong sản xuất khi nước nhận đầu tư thường xuyên có bất ổn chính trị, biểu tình, giao tranh giữa các phe phái...bởi lợi nhuận mà họ thu được không ổn định. Sẽ thuận lợi hơn nếu đầu tư vào nước có nền chính trị ổn định, nhất là những nước đang phát triển, khi đầu tư vào những nước này, nhà đầu tư sẽ yên tâm về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, ổn định về điều kiện sản xuất.

Hệ thống luật pháp minh bạch và những chính sách ưu đãi về đầu tư cho các nước đầu tư: Một điểm cộng cho nước nhận đầu tư khi cơ chế chính sách minh bạch, nhanh chóng đặc biệt là thủ tục hành chính. Tại Việt Nam, cuộc cải cách hành chính đang được tiến hành, cơ chế một cửa, một cửa liên thông được sử dụng tuy nhiên đây vẫn là điểm yếu trong yếu tố thu hút FDI vào nước ta do quy trình, giấy tờ còn rườm rà dẫn đến thời gian kéo dài. Nhưng Nhà nước, các địa phương đã tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài về thuế, đất...

Tập trung đúng ngành, đúng thời điểm: Xác định thu hút FDI vào những ngành mà Việt Nam có thể làm tốt trên cơ sở sẵn có về nhân công, nguyên liệu đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng tốt. Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển khi cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư tốt. Giảm chi phí nhà đầu tư sẽ tăng lợi nhuận, đầy là điều kiện cần thiết để họ tiếp tục tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến GDP, việc làm, nguồn thu ngân sách....

Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao: Đi kèm với vốn đầu tư FDI và chuyển giao công nghệ, muốn sử dụng tốt công nghệ này thì

Nguyễn Thị Yến - CSC1 64 cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề do đó điều quan trọng là phải tập trung vào giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, đây là yếu tố phát triển kinh tế lâu dài. Việc tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện sống, nhà ở...cho các chuyên gia đến làm việc tại Việt Nam cũng là những yếu tố cần được quan tâm để nhận được thời gian làm việc lâu dài và chất lượng của họ.

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam của nhà nƣớc và một số nhà kinh tế. ngoài vào Việt Nam của nhà nƣớc và một số nhà kinh tế.

3.3.1. Giải pháp của Nhà nước

Ngày 29/8/2013 Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Trong nghị quyết đã đưa ra 5 nhóm giải pháp lớn về thu hút, sử dụng và quản lý FDI:

(1) Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực

 Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư: Nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế, tạo dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch....  Tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư: Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư bảo đảm tính hệ thống từ ưu đãi thuế (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất nhập khẩu), thống nhất giữa chính sách thuế và chính sách đầu tư nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút FDI...

 Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng: theo các hình thức đầu tư như đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)...

 Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút ĐTNN vào công nghiệp hỗ trợ: Nghiên cứu, xây dựng Luật khuyến khích và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Nguyễn Thị Yến - CSC1 65  Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo kiểm soát công nghệ nhập khẩu: Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ) nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án công nghệ cao, hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam....

 Hoàn thiện các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soát môi trường: Rà soát sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu hao năng lượng, môi trường, về đánh giá tác động môi trường đối với ngành, lĩnh vực đầu tư gây

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nguồn vốn fdi với tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2001 - 2012 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 70 - 92)