Nghiên cứu so sánh Truyền kỳ mạn lục

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 62 - 102)

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.4.Nghiên cứu so sánh Truyền kỳ mạn lục

Việc nghiên cứu các tác gia, tác phẩm và tiến trình văn học dân tộc ngày càng được chú trọng đặt tương quan với tổng thể văn hóa, nghĩa là ngày càng chú ý nhiều hơn tới căn rễ văn hóa vốn là điều kiện sinh thành nên các hiện tượng văn học. Định hướng nghiên cứu này góp phần khắc phục cách phân tích, bình giảng văn học thiên về xã hội học, đơn giản, thường quá nhấn mạnh “bối cảnh lịch sử” và lấy sự kiện lịch sử để chứng minh và giải thích các đặc điểm văn học – văn hóa, bên cạnh việc đi sâu khảo sát văn bản và đặc điểm ngôn từ nghệ thuật của chính mỗi tác phẩm, bộ môn văn học so sánh đã góp phần vào việc chỉ ra những mối liên hệ hữu cơ của sự ra đời mỗi hiện tượng văn học, mối liên hệ giữa hiện tượng đó với truyền thống trong quá khứ và đời sống lịch sử - văn hóa – xã hội đương thời, giữa tác phẩm với dòng chảy thể loại phát triển nội sinh trong nền văn hóa dân tộc và xác định các đặc điểm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

mối quan hệ giao lưu, hội nhập văn hóa mang tính khu vực và mở rộng tới thế giới. Xu thế nghiên cứu này đã và đang được các nhà nghiên cứu trong nước ngày càng quan tâm và mở ra triển vọng lớn.

Tại Việt Nam, một trong những người mở đầu giới thiệu và nghiên cứu so sánh Truyền kỳ mạn lục là tác giả Phạm Tú Châu. Tác giả đánh giá: Trần Ích Nguyên trong cuốn Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, tác giả cũng bỏ nhiều công sức để tìm nguồn gốc của Truyền kỳ mạn lục

[51; 7]. Ngoài ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại ra, tác giả còn đưa ra nhiều dẫn chứng để khẳng định Nguyễn Dữ đã vay mượn thần thoại, chí quái của nước nhà, đưa cả truyền thuyết dân gian địa phương vào truyện của mình. Chính vì đọc rộng cả kim cổ, trong ngoài, Nguyễn Dữ đã nhào nặn vốn của người và của mình thành những truyện hay nhất trong lịch sử truyền kì nước nhà và đóng góp cho cả lịch sử truyền kì thế giới.

Có thể nói việc lựa chọn điểm nhìn văn hóa đã giúp các nhà Việt học chỉ rõ mối liên hệ giữa bối cảnh ra đời tác phẩm và tác giả, mẫu số tư tưởng Nho giáo và điều kiện đặc thù dân tộc, chiều sâu truyền thống văn hóa và khả năng tiếp nhận cái mới. Đó cũng chính là cơ sở để tác giả khảo sát các tác phẩm theo lịch sử sáng tác, quá trình truyền bản, đề tài tình yêu, truyện luận đề, phân chia thành thể loại diễm tình và các loại kì quái, dòng cải biên, phóng tác và phát triển từ các truyện dân gian, xu thế tiếp nhận, vay mượn từ bên ngoài và sự khẳng định những yếu tố nội sinh trong nền văn học dân tộc …

Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh văn học trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Đăng Na có đánh giá: “Truyền kỳ mạn lục được giới khoa học nước ngoài như Liên Xô (trước đây), Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc… quan tâm nghiên cứu. Ngoài việc chỉ ra những đóng góp độc đáo của Nguyễn Dữ vào kho tàng truyện truyền kì khu vực đồng văn, không ít nhà nghiên cứu, kể cả nhà nghiên cứu người Việt đã cho rằng Nguyễn Tự đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

chịu ảnh hưởng của Cù Hựu (1346-1427) trong Tiễn đăng tân thoại khi viết

Truyền kỳ mạn lục, chứng cứ rõ nhất là Chuyện cây gạo‟‟ [37].

Bên cạnh đó, tác giả cũng hoàn toàn không phủ định vai trò của Tiễn đăng tân thoại đối với quá trình phát triển truyện ngắn truyền kì khu vực đồng văn. Nhưng trong nghiên cứu so sánh văn học, cần phải tính đến cả những khả năng tính đồng loại hình của văn học thế giới; phải tính đến sự trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển tương đồng giữa các quốc gia thời phong kiến, khiến chúng có sự gặp gỡ về nhu cầu phản ánh những hiện tượng này là quá trình văn học hóa truyện dân gian. Hơn nữa, phương thức sáng tác của văn học trung đại là lấy tiền nhân làm chuẩn mẫu, người sáng tác cố gắng vươn tới cái đã có, thể hiện theo cách của riêng mình, thời đại mình.

Trong bài viết “So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trongTiễn đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục””, nhà nghiên cứu Đinh Thị Khang đặt trong so sánh với Tiễn đăng tân thoại. Tác giả bài viết tiến hành khảo sát và đi đến các nhận xét sau: các nhân vật nam đều là người, các nhân vật nữ đều là hồn ma hiện thành người. Viết về chuyện người gặp gỡ, yêu đương với ma; ăn ở, vui thú như vợ chồng với ma giữa cõi người, các tác giả đã đưa chuyện ảo, cảnh ảo xâm nhập thế giới người; đưa thế giới “phi hiện thực” hiện hữu trong thế giới hiện thực [24]. Như vậy, nhận xét đầu tiên là tính chất kỳ ảo của từng tác phẩm nằm ngay trong nội dung cốt truyện và hình thức “phi nhân” của một trong hai nhân vật chính.

Qua việc khảo sát nội dung 5 truyện của Tiễn đăng tân thoại, tác giả nhận thấy có thể phân chia thành hai nhóm sau đây:

- Nhóm 1, gồm bốn truyện: Kim phượng thoa ký, Đằng Mục tuý du Tụ Cảnh viên ký, Ái Khanh truyện, Lục y nhân truyện. Nội dung các truyện có thể

khái quát như sau: Một chàng trai gặp mỹ nhân. Anh ta biết đấy là người đã chết nhưng vẫn cùng hồn ma yêu đương ân ái. Cả hai thoả mãn ước nguyện hạnh phúc. Đến kỳ hạn, âm dương ly biệt, (chỉ trừ Kim phượng thoa ký, chàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

Hưng Ca lấy em gái Hưng Nương theo ước nguyện của nàng) các chàng trai không lấy vợ nữa để giữ tình chung thuỷ.

- Nhóm 2, chỉ có Mẫu đơn đăng ký, viết chuyện chàng trai gặp mỹ nhân, mời nàng về nhà ngủ. Từ đó, nàng tối đến sáng đi. Có người biết chuyện cảnh báo, chàng đi tìm tung tích người tình, phát hiện mình dan díu với hồn người chết. Chàng sợ hãi chạy trốn nhưng vẫn bị ma quyến rũ rồi bị chết theo, cũng biến thành ma lang thang. Các hồn ma quấy phá nhân gian đã bị đạo sĩ yểm bùa, tiễu trừ. Phải chăng đây không phải là cảm hứng chính của Cù Hựu?

Cả ba truyện ở Truyền kỳ mạn lục (Tây viên kỳ ngộ ký, Mộc miên thụ truyện, Xương Giang yêu quái lục) đều có nội dung thuộc nhóm 2. Các truyện đều kết thúc bằng sự trừng phạt. Đặt trong so sánh với nhiều chủ đề khác, có thể thấy rõ đây là chủ đề Nguyễn Dữ quan tâm với thái độ phê phán.

Khảo sát nhân vật thì ở Tiễn đăng tân thoại chỉ riêng Kiều sinh (Mẫu đơn đăng ký), là trai goá vợ gặp hồn ma Lệ Khanh là người chết vô thừa nhận.

Trong bốn truyện còn lại, các nhân vật nam dù là Nho sinh (Đằng Mục, Triệu nguyên) hay người giàu có (Hưng Ca, Triệu sinh) đều ít nhiều có ràng buộc tiền định với các hồn ma trong quan hệ hôn nhân (là chồng, chồng chưa cưới, ý trung nhân). Người và ma gặp lại nhau là để tiếp tục hoặc chính thức chung hưởng hạnh phúc lứa đôi cho thoả ước nguyện.

Nhân vật trong ba truyện của Truyền kỳ mạn lục lại có nét khác. Tất cả các hồn ma đều được xếp loại ma quái. Đào nương, Nhu nương là yêu hoa, ma cây thành tinh; Nhị Khanh, Thị Nghi là hồn người chết lang thang, đều không có ràng buộc với nam nhân trong truyện. Ba chàng trai thuộc ba hạng người cụ thể trong xã hội: Nho sinh, thương nhân, quan lại, là những đối tượng được quan tâm phản ánh trong nhiều truyện của Truyền kỳ mạn lục. Cả ba đều là kẻ ham nữ sắc bị yêu ma quyến rũ đắm chìm trong nhục dục.

Bước đầu, có thể nhận thấy sự lựa chọn nhân vật, xây dựng những mối quan hệ giữa các nhân vật là điểm hội tụ nội dung tác phẩm, là phương tiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người, về xã hội của mỗi tác giả. Đây cũng là chỗ có nhiều điểm khác nhau trong cảm hứng nghệ thuật giữa Cù Hựu và Nguyễn Dữ.

Trở lại với những truyện thuộc nhóm 1 trong Tiễn đăng tân thoại. Ban đầu các chàng trai đều bị sắc đẹp của các cô gái quyến rũ. Nhưng rồi, dù nhanh hay chậm họ đều biết mỹ nhân là hồn ma nhưng không ai kinh sợ, mà vẫn tự nguyện gắn bó. Thực ra, trong cuộc đời không có ma hay có ma còn là chuyện nghi hoặc nhưng người trần gian ai cũng sợ ma. Người biết mình đang quan hệ với ma mà vẫn không từ bỏ là chuyện không có thật, chuyện phi lý, chuyện chỉ có trong tưởng tượng. Nhưng trong Tiễn đăng tân thoại, chuyện về hai nhân vật, một người, một hồn ma là cả câu chuyện yêu đương, chuyện vợ chồng. Cả hai đến với nhau bằng tình yêu thực sự, gắn với sự giao cảm của hai tâm hồn. Lúc đầu họ chỉ gặp nhau vào ban đêm. Một thời gian, tình yêu tuổi trẻ, quan hệ ân ái đã truyền sức sống, đem dương khí cho người đã chết. Hồn ma có cuộc sống trên thế gian, sớm tối gắn bó chung hưởng hạnh phúc với người, cũng “vui thú như khi còn sống”. Ở đây, ranh giới thực ảo trở nên mờ nhoè. Sự hiện hình của hồn ma là để tiếp tục tình duyên, kiếp sống dang dở. Hồn ma Hưng Nương vì mối trần duyên chưa dứt, nhập vào thân xác em gái là Khánh Nương, trở lại sống với chồng chưa cưới một năm. Hồn ma Phương Hoa, hồn ma cô gái áo xanh hiện thành người sống với người yêu ba năm… Cho dù thời gian ở nơi dương thế không giống nhau, cũng không quá nhiều ngày tháng, nhưng đó là thời gian của một cuộc hôn nhân, thời gian của số mệnh con người. Khi duyên số hết, tình vợ chồng hết, họ lại phải ly biệt. Nhưng nhân vật người – chàng trai trong truyện, đã thật sự thoả mãn với hạnh phúc, đã quên mọi khát vọng, mọi vấn đề khác trong cuộc đời. Vì vậy, sau phút chia ly, các chàng trai đều tự nguyện sống chung thuỷ, ước hẹn tái ngộ. Triệu sinh (Ái Khanh truyện) tìm đến nhà người họ Tống xin được coi như chỗ họ hàng để được gặp mặt, thăm hỏi người vợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61

đã đầu thai kiếp khác. Đằng Mục (Đằng Mục tuý du Tụ Cảnh viên ký) “suốt đời không lấy ai, vào núi Nhạn Đãng hái thuốc rồi không về nữa”. Triệu Nguyên (Lục y nhân truyện) không lấy vợ nữa mà tới chùa Linh Ẩn xin xuất gia làm sư đến trọn đời.

Như thế, các nhân vật nam trong mỗi tác phẩm ở Tiễn đăng tân thoại

trước khi đến với cuộc kỳ ngộ là người có nỗi đau khổ hoặc dở dang tình yêu, hạnh phúc nên khát vọng ái ân còn chưa thoả. Gặp lại người có duyên tiền định với mình, tất cả đều thoả nguyện. Tình yêu của họ không phụ thuộc tiền bạc, địa vị xã hội. Hạnh phúc của họ vượt trên bất hạnh của số phận, của cái chết; vượt qua tai hoạ bởi thế lực thống trị bạo tàn. Các truyện viết về các mối tình người và hồn ma đã đưa người cõi âm xâm nhập thế giới thực tại, đã hiện thực hoá thế giới kỳ ảo. Chính vì thế, lại khiến cho cái hiện thực trở thành chuyện không thể có. Tình yêu và hạnh phúc ân ái giữa người và hồn ma vừa là chuyện tưởng tượng nhằm thoả mãn khát vọng hạnh phúc (dù thật mong manh!), hoặc giải toả nỗi uất ức của cuộc đời bất đắc chí nhưng lại vừa là sự phủ định chính giải pháp này.

Trong mỗi câu chuyện về “sự hoà hợp bí ẩn” hoang đường ấy, dường như con người đã đạt đến sự tự do tâm linh trong việc đi tìm hạnh phúc. Nhưng ngay cả lối thoát này cũng dẫn đến ngõ cụt, bởi không có hạnh phúc trọn vẹn, mãi mãi. Đó chỉ là mộng tưởng - dù tác phẩm không viết về giấc mơ. Khi hồn ma không thể tiếp tục ở chốn dương gian, người đọc bừng tỉnh, cắt đứt dòng tưởng tượng gắn với quan niệm “văn hoá thần bí” của người Trung Hoa. Nhưng dù muốn hay không, các chàng trai trong truyện đã không thể trở về với đời sống thực tại của mình mà lại gửi tình sơn thuỷ, chùa chiền... Kết thúc câu chuyện là kết quả của sự đan xen nhiều giải pháp, nhiều tư tưởng và tôn giáo nhằm bù đắp sức mạnh tinh thần trong việc phủ định cuộc sống thực tại.

Ba truyện trong Truyền kỳ mạn lục cũng viết về tình yêu của các chàng trai với các hồn ma, cũng là chuyện tưởng tượng nhưng tình tiết diễn ra hợp với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

logic tâm lý con người. Tình yêu nam nữ là chuyện bình thường của người đời. Nhưng tình yêu của nam nhân với hồn ma là chuyện không bình thường, chuyện quái đản. Không biết là ma bởi bị mê hoặc; còn đã biết thì không thể không sợ “sởn gai dựng tóc”, không trốn chạy và đã bị ma làm thì khó tránh được tai hoạ. Cả ba truyện của Nguyễn Dữ có thể khái quát theo mô hình sau:

Đó cũng là mô hình của truyện thuộc nhóm 2 trong Tiễn đăng tân thoại. Nhưng ở những truyện của Nguyễn Dữ, các chàng trai đều là nhưng người tuổi trẻ, đang ở trong cơ hội thành đạt. Cuộc đời mỗi người chưa rơi vào sự mâu thuẫn giữa hiện thực và ước nguyện, cũng không gặp những bế tắc cần tìm phương cách giải toả. Hà Nhân (Tây viên kỳ ngộ ký) là học trò lên kinh sư tìm thầy học để chuẩn bị ứng thí. Trình Trung Ngộ (Mộc miên thụ truyện) là “một chàng trai đẹp, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng Nam buôn bán”. Viên quan họ Hoàng (Xương Giang yêu quái lục) người Bắc Giang, xuống kinh đô nhận chức. Gặp mỹ nhân, sự đam mê nữ sắc biến thành sức lôi cuốn mạnh mẽ, khó cưỡng lại.

Hà Nhân bèn rủ hai cô gái về nhà trọ; Trình Trung Ngộ đưa cô gái xuống thuyền của mình; viên quan họ Hoàng đưa cô gái đi theo… Ở đây, đến với tình yêu trai gái, nhân vật nam không phải phấn đấu trên con đường đi tìm hạnh phúc; cũng không tự giác nhận thấy mình đã tìm được giá trị đích thực, nguyện đem đánh đổi tất cả để giữ lấy nó. Với họ, chỉ đơn giản là chạy theo sự cám dỗ, đắm đuối trong hành lạc mà quên đi, đánh mất đi mục đích của mình, thậm chí đánh mất cả mạng sống.

Cuộc kỳ ngộ giữa các chàng trai và hồn ma trong Truyền kỳ mạn lục phần lớn chỉ diễn ra vào ban đêm trong thời gian ngắn ngủi. Hàng đêm, Hà Nhân dan díu với hai hồn ma (Đào nương, Nhu nương) trong gần một năm. Đêm đêm Trình Trung Ngộ qua lại với hồn ma Nhị Khanh hơn một tháng. Riêng Xương Giang yêu quái lục viết: một đêm, Hoàng thấy người con gái ngồi bãi cát phía đông nam khóc ai oán, kể về cảnh ngộ. Thương cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

gái bơ vơ chịu nhiều đau khổ, anh ta giúp nàng thu nhặt hài cốt cha mẹ đưa về quê nàng. Tuy chưa ân ái để truyền sức sống cho người đã chết, nhưng vì Hoàng đã không quản công sức, tiền của làm ơn nhục cốt sinh tử, khiến cho “xương khô sinh thịt, người chết sống lại”. Thị Nghi thành vợ Hoàng, cuộc sống vợ chồng gắn bó. Như vậy, ở truyện này có trùng lặp một chi tiết của truyện nhóm 1 trong Tiễn đăng tân thoại. Nếu như các đôi “chồng người vợ ma” trong Tiễn đăng tân thoại, người chồng thoả nguyện với hạnh phúc và không bị nhiễm khí yêu ma thì truyện của Nguyễn Dữ viết, Hoàng mới sống chung được một tháng, mắc bệnh điên cuồng hoảng hốt.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 62 - 102)