Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lụ cở Nga

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 35)

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lụ cở Nga

Trong suốt giai đoạn nửa sau thế kỷ XX đến nay, Việt Nam và nước Nga có mối quan hệ tốt đẹp và ngành Việt học ở Nga phát triển khá mạnh mẽ. Nói riêng tác phẩm Truyền kỳ mạn lục đã sớm được phiên dịch, được khảo sát, nghiên cứu, tiếp nhận từ nhiều góc độ khác nhau.

Nhà Việt Nam học tiêu biểu người Nga N.I. Niculin đã từng khái quát các phương diện nội dung của Truyền kỳ mạn lục: “Truyền kỳ mạn lục của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) đã cho thấy trình độ hoàn thiện rất cao của truyện ngắn Việt Nam viết bằng chữ Hán và đã trở thành một thể loại văn học phát triển, tuy vẫn còn giữ lại đoạn kết thúc mang tính chất khuyên răn đạo lý và những kết luận luân lý (…). Trong truyện của Nguyễn Dữ, các thần thường xuất hiện một cách tự nhiên giữa loài người và các nàng tiên cũng từng nếm mùi yêu đương ở dưới hạ giới” [58; 282].

Tác giả M. Tkachev trong công trình dịch thuật và giới thiệu Truyền kỳ mạn lục sang tiếng Nga (1974), qua 28 năm mới được công bố ở Việt Nam với nhan đề Bậc thầy của những chuyện kỳ diệu sáng tạo từ đất Hải Dương

(2002), sau khi phân tích và so sánh một số truyện tiêu biểu đã xác nhận thực tế lịch sử: “Điều không phải tranh cãi là có sự giống nhau rõ ràng giữa các truyện của Nguyễn Dữ. Song điều ấy không hoàn toàn dẫn đến sự vay mượn đơn giản về chủ đề và hình tượng (…). Ảnh hưởng của thi ca và văn xuôi Trung Quốc đối với văn học cổ Việt Nam rất rõ và sự tiếp xúc với kho tàng văn hóa Trung Quốc đã tác động đến hình thành nền văn hóa Việt Nam nói chung bao gồm cả văn chương Việt Nam”, đồng thời vẫn chú ý nhấn mạnh tính dân tộc của tác phẩm: “Chính người Việt thời trung đại cũng đã thấy rõ sự khác nhau giữa việc tiếp thu thông minh những hình tượng đẹp nhất của văn chương Trung Quốc và sự bắt chước sách vở của người khác một cách mù quáng, thiếu trí tuệ (nhân tiện, cần nói là ông Nguyễn Dữ đã hấp thu học vấn Nho giáo)” [34; 61].

K.I. Golyghina ở chương Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục (dịch giả Trương Văn Vỹ và Nguyễn Nam đã chú dẫn, nguyên nghĩa tiếng Nga là Hựu và truyện ngắn cổ Việt Nam) trong chuyên khảo Truyện ngắn Trung Quốc thời trung đại: Căn nguyên các chủ đề và diễn biến của chúng (thế kỷ VIII – XIV) khi so sánh Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với Tiễn đăng tân thoại

của Cù Hựu đã nhận xét: Nguyễn Dữ bao giờ cũng chuyển câu chuyện sang không gian địa lý Việt Nam với tên người Việt Nam, một số truyện của Nguyễn Dữ như Người nghĩa phụ ở Khoái Châu mang đề tài hoàn toàn độc lập. Chuyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

nghiệp oan của Đào Thị dấu ấn vay mượn rất ít, Chuyện đối tụng ở Long Cung, Từ Thức lấy vợ tiên là mượn truyền thuyết các tình tiết dân gian trong nước hoặc mô-típ chuyện dân gian phổ biến ở nhiều nước, các bài thơ trong truyện thường cải biên chút ít và các bài thơ tương ứng trong các tác phẩm của Cù Hựu hoặc mượn thẳng thơ của các nhà thơ thời Đường mà Cù Hựu đã vay mượn. Nhà nghiên cứu K.I. Golyghina đặc biệt chú trọng khảo sát các phương diện thể loại, cấu trúc tác phẩm, mối quan hệ giữa phần văn xuôi và thơ ca, từ khúc, hệ thống từ vựng và đi đến kết luận: “Việc hình thành thể loại đoản thiên tiểu thuyết Việt Nam diễn ra trên nền ngôn ngữ văn chương của chung cả khu vực Viễn Đông. Nó theo hướng giải quyết câu chuyện khỏi những liên hệ truyền thống mang tính biên niên và lối tư duy của những hình thức mang tính văn chương đã ổn định, vi phạm quy tắc thể loại đã được chấp nhận trong truyện truyền kì của Trung Quốc (…). Nguyễn Dữ đã xây dựng truyện không trực tiếp theo khuôn kiểu kể chuyện trong văn chương khu vực Viễn Đông. Đó là quy luật, đặc thù đối với cả Triều Tiên cũng như với Việt Nam” [27; 31].

Trong một hội thảo quốc tế tại Việt Nam năm 2006, nhà phương Đông học B. Riftin có bài viết “Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Cà tỳ tử của Asai Rey (Nhật Bản) đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học dân gian trong văn học viết để cắt nghĩa hiện tượng sáng tạo của Nguyễn Dữ: “Sau khi phân tích cùng motif người xuống thủy phủ của nhà văn ba nước nói trên [Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên - Hàn Quốc], có thể kết luận như sau: Kim Thời Tập ở Triều Tiên và Asai Rey ở Nhật Bản đều cải tác truyền kỳ của Cù Hựu, tác phẩm của họ có thể gọi là phiên bản về tình tiết (national adaptation). Nguyễn Dữ ở Việt Nam thì không thế. Ông tham khảo truyền kỳ của Trung Quốc rồi viết thành tác phẩm mới, có tính sáng tạo [2; 52]. Có thể thấy B. Riftin đã đưa đến những hướng tiếp cận mới có ý nghĩa tổng hợp, tổng thành, liên ngành về nghiên cứu so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

cũng như nhận diện Truyền kỳ mạn lục từ điểm nhìn văn hóa, quan hệ văn hóa dân gian và tiếp nhận văn hóa vùng trong việc lý giải năng lực sáng tạo của Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục.

Có thể khẳng định các nhà nghiên cứu người Nga đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục lên một tầm cao mới, đặt trong mối quan hệ khu vực và trở thành đối tượng của những phương pháp nghiên cứu chuyên sâu, hiện đại. Hơn nữa, việc các công trình này được dịch sang tiếng Việt không chỉ giúp giới nghiên cứu hình dung đầy đủ hơn vị thế và các phương cách tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục mà còn trở thành những bài tập mẫu cho các công trình nghiên cứu văn xuôi truyền thống dân tộc.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)