Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục từ vai trò chủ thể tiếp nhận

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 102)

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.3.Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục từ vai trò chủ thể tiếp nhận

Chủ thể tiếp nhận là người đọc tác phẩm, là đối tượng tiếp nhận tác phẩm, một văn bản tác phẩm có tồn tại lâu bền với thời gian hay không, có vị trí như thế nào trong tiến trình văn học đều nhờ vào sự đánh giá, lưu truyền của chủ thể tiếp nhận.

Trong cuốn Lý luận văn học, Phương Lựu có ghi: “Người đọc bình thường bao gồm tất cả công chúng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần và địa vị xã hội, thị hiếu thẩm mĩ, khuynh hướng tư tưởng. …. Trong điều kiện của sinh hoạt văn hóa hiện đại, bên cạnh ti vi, điện ảnh…. “thời gian đọc” của công chúng nói chung bị rút ngắn hơn. “Tâm thế đọc” cũng do không khí xã hội, truyền thống nghệ thuật hoặc khuynh hướng thời thượng nào đó quy định. …Công chúng đông đảo tiếp nhận văn học thường xuất phát từ thực tiễn đời sống và nhu cầu tự nhiên của tình cảm. Đặc điểm của nó là sự đa dạng muôn màu như sự đa dạng muôn màu của cá tính. Nhưng sự tiếp nhận của công chúng cũng có sự thống nhất. Các sáng tác chân thực, tài nghệ, lột tả được nỗi niềm và ước ao của công chúng đều được đón nhận nhiệt tình [33; 236].

Như chúng ta đã biết chủ thể tiếp nhận từ cơ sở lịch sử - văn hóa khác nhau thì chủ thể tiếp nhận cũng có cái nhìn khác nhau ở từng giai đoạn khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

nhau, ở đây chủ thể tiếp nhận có thể là nhà văn, nhà phê bình và là một loại người đọc đặc biệt. Loại người này cũng bị xã hội quy định như mọi người đọc khác, nhưng sự tiếp nhận của họ lại có sự khác biệt ở tính chất nghề nghiệp và độ chuyên sâu. Tác giả vừa là người sáng tạo, vừa là người đọc thực tế. Với nhu cầu sáng tạo ra những tác phẩm mới độc đáo về nghệ thuật, sự tiếp nhận văn học của nhà văn thường gắn liền với sự tìm tòi những khía cạnh tư duy nghệ thuật mới, sự phân tích có tính chất nghề nghiệp, độ chuyên sâu. Họ tiêu biểu cho sự tự ý thức nội tại của quá trình sáng tạo văn học. Tiếp nhận văn học của nhà văn nhiều khi khó tránh khỏi yếu tố chủ quan phiến diện như thường bão hòa cảm xúc, và có nhiều phát hiện sắc sảo lý thú.

Tiếp nhận văn học của nhà nghiên cứu, phê bình cũng mang tính chất chuyên nghiệp, nhưng ở tư cách khác. Nhà nghiên cứu, phê bình đại diện cho các nhu cầu xã hội, thẩm mĩ của người đọc để tiếp nhận tác phẩm. Đó là ý thức về văn học trên cấp độ ý nghĩa xã hội, xuất phát từ lập trường xã hội nhất định, từ nhu cầu phát triển những trào lưu văn học nhất định.

Nhà nghiên cứu Phương Lựu đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của môi trường và chủ thể tiếp nhận văn học ở giai đoạn Đổi mới:

“Sự phân biệt như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Chủ yếu là tiếp nhận của nhà văn và nhà phê bình có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển năng lực tiếp nhậncủa người đọc nói chung.

Nói đến vai trò tiếp nhận đối với đời sống lịch sử của sáng tạo văn học không thể bỏ qua các vấn đề của tiếp nhận. Hoạt động tiếp nhận có nhiều cấp độ như đã nói ở trên. Nhưng vai trò sáng tạo của người nhận còn ở chỗ mở rộng các giới hạn. Đọc tác phẩm là đưa tác phẩm vào văn cảnh mới, quan hệ mới, phát hiện ý nghĩa mới…” [33; 236].

“… Hoạt động tìm nghĩa trong tiếp nhận văn học phù hợp với khát vọng của con người lịch sử muốn nhận thức các mối liên hệ, các quy luật, các cấu trúc, ý nghĩa và cái có ý nghĩa. Khát vọng đó là một bộ phận của hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

thực tiễn chiếm lĩnh thực tại. Điều kiện để phân biệt ý nghĩa khách quan và ý nghĩa chủ quan tùy tiện của người đọc là phải xác định đúng mối liên hệ khách quan giữa các tác phẩm và đời sống thực tại, vốn là cội nguồn của ý nghĩa. Đời sống lịch sử của các tác phẩm cho thấy, không phải ý muốn chủ quan của người đọc mang lại nghĩa mới cho tác phẩm, mà là tiến trình đời sống khách quan. Nhưng mặt khác phải có tính năng động sáng tạo của người đọc mới phát hiện ra ý nghĩa mới. Ở đây người đọc phải có bản lĩnh cao để có thể cắt nghĩa tác phẩm một cách mới mẻ theo những bình diện mới, góc độ mới khắc phục những động hình đã mòn.

Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rõ việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ đọc của công chúng có một ý nghĩa bức thiết để biến tài sản văn học trở thành sở hữu của mỗi người. Trong xã hội của chúng ta hôm nay công việc đó rõ ràng có một ý nghĩa quan trọng và bức thiết” [33; 238].

Trong tiếp nhận, “đồng sáng tạo” của người đọc được hiểu là hoạt động cùng sản xuất sản phẩm tinh thần với tác giả, hoàn thành chu trình sản xuất mà tác giả đã khởi đầu, và chủ yếu là nói đến sự đồng thể nghiệm, đồng cảm, cùng biểu diễn để làm sống dậy cái điều mà nhà văn muốn nói [34; 229].

Nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, cảm nhận về cuộc đời cho người đọc, ngay khi viết cho mình thì mình cũng là một người đọc. Do đó chỉ khi người đọc tiếp nhận thì quá trình sáng tạo kia mới hoàn thành. Vai trò chủ thể tiếp nhận vô cùng lớn lao. Sự tiếp nhận là một giai đoạn tồn tại của hình tượng nghệ thuật, là một khâu không thể thiếu được của sáng tạo nghệ thuật.

Trong khi tiếp nhận một tác phẩm đòi hỏi người đọc (chủ thể tiếp nhận) trước hết phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng trong toàn vẹn các chi tiết liên hệ. Cấp độ thứ hai, người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng và tình cảm tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

giả. Cấp độ thứ ba, đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm và đồng cảm, cuối cùng nâng cấp, lý giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật. Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự bộc lộ toàn bộ nhân cách của con người – tri giác, cảm giác, tưởng tượng, liên tưởng, suy luận – đòi hỏi sự bộc lộ cá tính, thị hiếu và lập trường xã hội, sự tán thành và phản đối…

Người đọc là yếu tố nội tại của quá trình sáng tác văn học. Tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được người đọc tiếp nhận và chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của nó, nhờ đó người đọc được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng, tình cảm, năng lực cảm thụ và tư duy. Chỉ khi được người đọc tiếp nhận, quá trình sáng tạo của nhà văn mới hoàn tất.

1.4. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục từ sự thay đổi của các phƣơng pháp

nghiên cứu

Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có sự chuyển biến văn hóa, từ đó dẫn đến sự vận động, thay đổi, bổ sung phương pháp nghiên cứu khác nhau. Mỗi phương pháp lại tiếp cận một vấn đề chúng ta sẽ phát hiện những cái mới, nhìn thấy sự biến đổi bên trong tác phẩm qua các thời kì khác nhau mà vẫn mới, vẫn mang giá trị đặc biệt. Nói một cách văn chương thì đó như là “bình cũ rượu mới”.

Trước đây, phương pháp phân tích, bình giảng theo nội dung chủ đề, tính cách nhân vật, tư tưởng đấu tranh giai cấp được sử dụng nhiều để lý giải tác phẩm Truyền kỳ mạc lục. Từ thời kỳ Đổi mới đến nay, việc vận dụng các phương pháp so sánh và lý thuyết tiếp nhận đã góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy nghiên cứu và đưa đến những đóng góp mới mẻ trong việc tiếp cận

Truyền kỳ mạn lục. Bên cạnh đóng góp của các nhà nghiên cứu Việt Nam cần đặc biệt nhấn mạnh công sức của các nhà nghiên cứu người nước ngoài trong việc vận dụng các phương pháp so sánh và tiếp nhận vào khai thác các phương diện nội dung và nghệ thuật Truyền kỳ mạn lục như M. Tkachev, K. I.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

Golyghina, N. I. Niculin, B. Riftin (Nga), Jean Hyae Kyeong, Kim Seona (Hàn Quốc), Kawamoto Kurivé (Nhật Bản), Trần Ích Nguyên (Đài Loan)… Theo khảo sát của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn thì, nhờ việc vận dụng những phương pháp mới, nhiều vấn đề học thuật đã được đặt ra, mở rộng và nâng cao, ngày càng toàn diện, hệ thống và chuyên sâu hơn. Từ việc chỉ khảo sát, giới thiệu biệt tập Truyền kỳ mạn lục đã tiến tới nghiên cứu so sánh tập truyện “thiên cổ kỳ bút” này với tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) nhằm cho thấy những ảnh hưởng và vay mượn, tiếp nhận và sáng tạo, tiếp nối và phát triển giữa Nguyễn Dữ với Cù Hựu. Một đối sánh khác là đặt

Truyền kỳ mạn lục bên cạnh Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Hàn Quốc) vốn là hai tác phẩm cùng chịu ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại để xem xét các chiều hướng tiếp thu, khả năng khúc xạ hệ thống cốt truyện, nhân vật và hình thức thể hiện cũng như đặc điểm mỗi nền văn hoá bản địa đã qui định, chi phối như thế nào đến chính quá trình tiếp thu đó. Thêm nữa là sự so sánh cả hai tác phẩm trên (phần nào liên hệ với tác phẩm mô phỏng và cải biên Otogi Bohko “Tấm bùa cho trẻ con” của Nhật Bản) trong hệ qui chiếu và mối giao lưu văn hoá với Tiễn đăng tân thoại, từ đó đi sâu phân tích, lý giải hiện tượng du nhập và ảnh hưởng của tác phẩm Trung Quốc tới Hàn Quốc và Việt Nam. Có thể nói việc lựa chọn điểm nhìn văn hoá đã giúp các nhà Việt học chỉ rõ mối liên hệ giữa bối cảnh ra đời tác phẩm và tác giả, mẫu số tư tưởng Nho giáo và điều kiện đặc thù dân tộc, chiều sâu truyền thống văn hoá và khả năng tiếp nhận cái mới. Đó cũng chính là cơ sở để các tác giả khảo sát tác phẩm theo lịch sử sáng tác, quá trình truyền bản, đề tài tình yêu, truyện luận đề; phân chia thành loại diễm tình (gồm các chùm truyện viết về ly - hợp của nam nữ ở thế giới hiện thực, truyện viết về sự ly hợp của nam nữ ở thế giới phi hiện thực, truyện viết về sự ly hợp của nhân vật nam nữ hồn ma) và loại kỳ quái (gồm kiểu truyện được viết trong bối cảnh không gian của thế giới thực tại và truyện viết về sự giao du hay diệt trừ giữa các nhân vật ở thế giới khác), từ đó tiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

hành lập bảng phân loại sắp xếp cốt truyện các truyện kỳ quái của ba tác phẩm theo mô tip giao du và diệt trừ trong từng bối cảnh không gian cụ thể (thế giới long cung, địa giới, thế giới thần tiên, thiên giới).

Tiểu kết: Qua những điều trình bày trên có thể thấy rõ việc nghiên cứu

Truyền kỳ mạn lục theo những phương pháp mới sẽ cho phép thấy rõ hơn những phương diện thuộc về quan niệm sáng tác và bút pháp tác giả, những khía cạnh thuộc về chiều sâu tư duy nghệ thuật như vai trò cốt truyện và lời bình luận ngoại đề của tác giả, khung cốt truyện và sự biến cải các chi tiết, hình thức hỗn dung thể loại với việc đan xen tản văn và vận văn, hình thức không - thời gian nghệ thuật mang tính hiện thực và hư ảo... Về cơ bản, từ lý thuyết tiếp nhận, từ việc nắm vững cơ sở lịch sử - văn hóa cùng với chiều sâu kinh nghiệm của chủ thể tiếp nhận và khả năng nắm bắt những phương pháp nghiên cứu mới đã đưa đến sức sống mới cho tiến trình nghiên cứu. Những sự so sánh, đối chiếu đó đã đưa đến nhận thức sâu sắc hơn về đặc điểm Truyền kỳ mạn lục đặt trong loại hình truyện truyền kỳ phương Đông, về khả năng biến đổi tác phẩm nguồn theo ý đồ sáng tác của mỗi tác giả, về đặc điểm văn hoá và tín ngưỡng bản địa cũng như thực lực truyền thống văn học của mỗi dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

Chƣơng 2

CÁC NHÀ VIỆT HỌC Ở NƢỚC NGOÀI

TIẾP NHẬN TRUYỀN KỲ MẠN LỤC THỜI KÌ ĐỔI MỚI

2.1. Khái lƣợc về vấn đề tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục và đội ngũ các nhà nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Việc nghiên cứu tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ở giai đoạn Đổi mới khoảng 1986 đến nay, bên cạnh nhiều tác giả người Việt Nam còn có nhiều tác giả thuộc các quốc gia khác nhau như Nga (Marian Tkachev: Bậc thầy của những chuyện kỳ diệu sáng tạo từ đất Hải Dương...), Hàn Quốc (Jeon Hye Kyung: Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc – Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục…), Nhật Bản (Kawamoto Kurivé: Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ mạn lục…), Trung Quốc và lục địa Đài Loan (Trần Ích Nguyên:

Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục…). Chúng tôi được biết tác phẩm Truyền kỳ mạn lục còn được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh và được giới nghiên cứu văn học phương Tây chú ý đến nhưng do chưa có điều kiện khai thác nguồn tư liệu này nên chúng tôi tạm để lại. Nhìn chung, từ những quốc gia khác nhau và những điểm nhìn văn hóa khác nhau, họ đã đưa đến những cách tiếp nhận mới, hệ thống tư liệu mới, cách nhìn nhận và đánh giá mới mẻ về Truyền kỳ mạn lục cũng như đặt trong mối quan hệ với các tác phẩm cùng kiểu loại trong khu vực văn học Đông Á thời trung đại.

2.2. Tiếp nhận Truyền kỳ mạn lục ở Nga

Trong suốt giai đoạn nửa sau thế kỷ XX đến nay, Việt Nam và nước Nga có mối quan hệ tốt đẹp và ngành Việt học ở Nga phát triển khá mạnh mẽ. Nói riêng tác phẩm Truyền kỳ mạn lục đã sớm được phiên dịch, được khảo sát, nghiên cứu, tiếp nhận từ nhiều góc độ khác nhau.

Nhà Việt Nam học tiêu biểu người Nga N.I. Niculin đã từng khái quát các phương diện nội dung của Truyền kỳ mạn lục: “Truyền kỳ mạn lục của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) đã cho thấy trình độ hoàn thiện rất cao của truyện ngắn Việt Nam viết bằng chữ Hán và đã trở thành một thể loại văn học phát triển, tuy vẫn còn giữ lại đoạn kết thúc mang tính chất khuyên răn đạo lý và những kết luận luân lý (…). Trong truyện của Nguyễn Dữ, các thần thường xuất hiện một cách tự nhiên giữa loài người và các nàng tiên cũng từng nếm mùi yêu đương ở dưới hạ giới” [58; 282].

Tác giả M. Tkachev trong công trình dịch thuật và giới thiệu Truyền kỳ mạn lục sang tiếng Nga (1974), qua 28 năm mới được công bố ở Việt Nam với nhan đề Bậc thầy của những chuyện kỳ diệu sáng tạo từ đất Hải Dương

(2002), sau khi phân tích và so sánh một số truyện tiêu biểu đã xác nhận thực tế lịch sử: “Điều không phải tranh cãi là có sự giống nhau rõ ràng giữa các truyện của Nguyễn Dữ. Song điều ấy không hoàn toàn dẫn đến sự vay mượn đơn giản

Một phần của tài liệu Tiếp nhận Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 102)